Tại sao khối ngoại bán ròng vnm

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các cổ phiếu trên HoSE đã giảm từ 21% [cuối năm 2019] còn 18% [hiện nay].

Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM [HoSE], trong 6 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã bán ròng 29.876 tỷ đồng, tương đương với hơn 1,3 tỷ USD bị rút ròng ra khỏi HoSE. Con số này là gần gấp đôi mức bán ròng của khối ngoại trong cả năm 2020 [15.214 tỷ đồng]. Nếu tính từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới gần 46.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Đáng chú ý, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với gần 13.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu này vẫn liên tiếp lập đỉnh nhờ đà tăng của giá thép cùng kết quả kinh doanh khả quan từ mảng nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu “vua” cũng ghi nhận một số mã bị khối ngoại bán ròng mạnh là VNM [6.200 tỷ đồng], CTG [6.000 tỷ đồng], VPB [4.500 tỷ đồng], MBB [2.400 tỷ đồng] và BID [1.359 tỷ đồng] bất chấp sự thăng hoa của những cổ phiếu này suốt từ đầu năm đến nay.

Trong báo cáo chiến lược về dòng tiền nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được công bố, ông Matthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng đã chỉ ra tình trạng khối ngoại bán ròng những cổ phiếu tốt. Theo đó, có một vài trường hợp, việc bán ròng của khối ngoại có thể xem như là hoạt động tái phân bổ danh mục đầu tư khi các vị thế đã đạt đến những giới hạn tối đa trong danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, một tỷ trọng đáng kể cũng có thể xem là hoạt động chốt lời đơn giản.

Tin mừng là Việt Nam không phải là thị trường duy nhất bị khối ngoại bán tháo. Khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu trên toàn khu vực châu Á từ đầu năm. Mặc dù nhìn ở khía cạnh đơn lẻ dòng tiền nước ngoài rút ra khỏi Việt Nam có vẻ khá lớn, nhưng so với dòng tiền ròng bị rút ra khỏi hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực thì lượng bán ròng tại Việt Nam là không đáng kể.

Các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á [ngoại trừ Trung Quốc] dường như đã bị các nhà đầu tư bán tháo trong nửa đầu năm 2021 do có nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát trên toàn cầu, hay việc tái bùng phát đại dịch Covid-19 tại châu Á cũng như lo ngại về giá hàng hóa trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.

Cụ thể, tổng trị giá cổ phiếu bán ròng của Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam trong tháng 5 là 12 tỷ USD; trong đó Việt Nam chỉ chiếm 4%.

Theo ông Matthew, tình trạng bán ròng sẽ không kéo dài, bởi các quỹ tương hỗ tập trung vào thị trường Việt Nam [thay vì đầu tư theo danh mục chuẩn của các thị trường cận biên trên toàn cầu] sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội nhờ vào câu chuyện vĩ mô tích cực tại Việt Nam, cộng thêm tiềm năng thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.

Đà tăng giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa chững lại dù khối ngoại liên tục bán tháo, nhờ các nhà đầu tư trong nước đang là nhân tố chính chi phối thị trường. Ông Mattew Smith kỳ vọng mức thanh khoản sẽ tăng lên nhiều hơn trong nửa cuối năm 2021, nhưng độ biến động cũng sẽ lớn hơn khi thị trường tăng cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư nên thận trọng và tập trung vào các cổ phiếu chất lượng.

Sau phiên bán ròng hơn 200 tỷ đồng trước đó, hôm nay [23/8] khối ngoại tiếp tục bán ròng thêm hơn 100 tỷ đồng với điểm nhấn là gom mạnh VNM.

Theo thống kê, khối ngoại có phiên bán ròng trên cả ba sàn với tổng giá trị 113,30 tỷ đồng. Trong đó họ bán ròng 75,02 tỷ đồng trên HOSE, trên HNX bán ròng 5,47 tỷ đồng và trên UPCoM bán ròng 32,82 tỷ đồng.

Trên HOSE, VNM được khối ngoại dành sự ưu ái khi mua ròng 162 tỷ đồng. Các mã được mua ròng khác còn có DXG [+28,0 tỷ đồng], MSN [+27,5 tỷ đồng], GMD [+18,8 tỷ đồng], PVD [+16,1 tỷ đồng]...

Trong khi đó ở chiều bán khối ngoại xả đều tay các mã VHM và CTG với lần lượt là 45,2 tỷ đồng và 42,9 tỷ đồng. VIC [-32,6 tỷ đồng], KBC [-31,4 tỷ đồng].

Trên HNX, SHS là mã có lượng bán ròng mạnh nhất với 4,1 tỷ đồng tuy nhiên thị giá mã này vẫn tăng 5,15% trong phiên, trong khi đó TVD có lượng mua ròng nhiều nhất với 1,1 tỷ đồng.

Trên UPCoM, BSR tiếp tục là mã bị bán ròng nhiều nhất với 38,6 tỷ đồng lấn át hoàn toàn bên mua khi QNS có lượng mua ròng nhiều nhất với 9,5 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HOSE, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 30,6 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 960,88 tỷ đồng, giảm 18% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên hôm qua [18/8].

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra hơn 39,05 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 1.063,55 tỷ đồng, tăng 25% về khối lượng và chỉ hơn 1% về giá trị so với phiên hôm qua.

Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 8,45 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 102,66 tỷ đồng. Trong khi phiên trước mua mua ròng hơn 6,58 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 120,56 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VNM với giá trị đạt 118,2, tương đương khối lượng 1,59 triệu đơn vị. Trong phiên hôm qua, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cũng là VNM với giá trị 115,9 tỷ đồng.

Tiếp theo là PVD và NVL khi được mua ròng 40,4 tỷ đồng và hơn 39 tỷ đồng. Các mã GAS, GEX, GMD, SSI, VIC, MSN được mua ròng từ hơn 13,3 tỷ đồng đến 21,7 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu KBC với giá trị hơn 130,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng hơn 3,58 triệu đơn vị. Hôm qua, KBC cũng bị bán mạnh với giá trị bán ròng hơn 71 tỷ đồng.

Tiếp theo là DXG với giá trị bán ròng hơn 52,2 tỷ đồng, VHM bị bán ròng 46,2 tỷ đồng. Các mã BID, DCM, CII, HAH, NLG, CTG, bị bán ròng từ hơn 13,3 tỷ đồng đến hơn 25 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào chỉ 84.600 đơn vị, giá trị 1,78 tỷ đồng. Phiên trước, khối này mua vào 1,02 triệu đơn vị, với tổng giá trị đạt 24,08 tỷ đồng,

Mặt khác, khối này bán ra hơn 231.000 đơn vị, giá trị 5,83 tỷ đồng, giảm 26% về khối lượng và 41% về giá trị so với phiên hôm qua.

Như vậy, khối ngoại đã bán ròng hơn 146.000 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 4,04 tỷ đồng. Trong khi phiên trước mua ròng 706.400 đơn vị với tổng giá trị mua ròng đạt 14,18 tỷ đồng,

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất HUT, nhưng chỉ đạt giá trị thấp với 0,22 tỷ đồng và PVS với 0,2 tỷ đồng.

Trái lại, họ bán ròng TNG mạnh nhất với hơn 3,15 tỷ đồng, THD bị bán 0,4 tỷ đồng, IDC bị bán 0,3 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào hơn 268.000 đơn vị, giá trị 11,32 tỷ đồng, gần gấp đôi về khối lượng và gấp rưỡi về giá trị so với phiên hôm qua.

Ngược lại, khối này bán ra chỉ hơn 79.000 đơn vị, giá trị 2,69 tỷ đồng. Trong khi phiên trước bán ra 1,15 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 30,17 tỷ đồng,

Như vậy, phiên này khối ngoại đã mua ròng hơn 189.000 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 8,63 tỷ đồng. Phiên hôm qua, khối ngoại bán ròng hơn 1 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 22,72 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất cổ phiếu LTG với giá trị hơn 4,1 tỷ đồng, tương ứng 120.600 đơn vị. Tiếp theo là hai cổ phiếu ACV và QNS, khi đều được mua ròng hơn 1,6 tỷ đồng.

Trái lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VTP, nhưng giá trị chỉ hơn 0,67 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 19/8, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 8,41 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 98,07 tỷ đồng. Trong khi phiên hôm qua mua ròng 6,29 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng hơn 112 tỷ đồng.

Lạc Nhạn

Hôm nay [19/8], khối ngoại quay lại trạng thái bán ròng. Tuy nhiên, với việc gom mua VNM, lực xả của nhóm này đã giảm đi đáng kể, chỉ khoảng 98 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,48 điểm [-0,35%] xuống 1.269,18 điểm. HNX-Index giảm 3,25 điểm [-1,08%] xuống 297,94 điểm. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm [-0,09%] xuống 92,77 điểm.

Trên HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 30,6 triệu đơn vị, giá trị 960,9 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 39 triệu đơn vị, giá trị 1.063,5 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,4 triệu đơn vị, tương đương bán ròng 102,6 tỷ đồng.

Ở chiều mua, VNM dẫn đầu danh sách với giá trị ròng đạt 118,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã được mua ròng trên 20 tỷ đồng chỉ còn PVD, NVL và MSN.

Ở chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh nhất các mã bất động sản gồm KBC với 130,5 tỷ đồng; DXG với 52,2 tỷ đồng; VHM với 46,2 tỷ đồng và NLG với 22,9 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 4 tỷ đồng. Trong đó, họ bán ròng mạnh nhất TNG với 3,1 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất ở cả chiều mua và bán có giá trị trên 410 triệu đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 8,6 tỷ đồng. Theo đó, họ đã chấm dứt 7 phiên bán ròng liên tiếp. Lực mua nhiều xuất hiện ở LTG với 4,1 tỷ đồng; ACV với 1,7 tỷ đồng; QNS với 1,6 tỷ đồng…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 8,4 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 98,1 tỷ đồng. Trong khi phiên hôm qua mua ròng 6,3 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng hơn 112 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề