Con hổ trong 12 con giáp gọi là gì

Có 12 loài động vật cùng nhau tạo nên cung hoàng đạo Trung Quốc, hay còn gọi là 12 con giáp. Thứ tự của 12 con giáp trong văn hóa Trung Quốc là: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà trống, Chó và Lợn.

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo truyền thuyết, sư tử là một trong 12 con giáp của Trung Quốc và không có hổ. Tuy nhiên, do sư tử rất độc ác nên Ngọc Hoàng muốn loại bỏ vị trí của con vật này trong 12 con giáp. Mặc dù vậy, Ngọc Hoàng không thể làm như vậy vì sư tử là vua của muôn loài và nếu muốn loại bỏ sư tử thì cần một con vật mới để lãnh đạo tất cả các loài động vật. Lúc này, Ngọc Hoàng nhớ tới hổ.

Vào thời điểm đó, hổ vốn chỉ là một động vật tầm thường đối với loài người. Nó đã học những kỹ năng chiến đấu khác nhau như bắt, đập, cắn, lao, nhảy và trở thành một chiến binh mạnh mẽ trong rừng. Tất cả những con vật thách thức hổ đều bỏ mạng hoặc bị thương nặng. Kể từ đó, hổ trở thành vua trong rừng.

Sức mạnh và sự dũng cảm của hổ lan truyền rộng đến nỗi Ngọc Hoàng đã triệu tập hổ về Thiên đình. Khi lên tới Thiên đình, hổ đã đánh bại những người bảo vệ của Ngọc Hoàng và trở thành người bảo vệ mới.

Nhưng ngay sau đó, muông thú và chim chóc bắt đầu tấn công con người và gây tai họa cho nhân gian vì không có người cai quản. Sau đó, Ngọc hoàng cử hổ xuống trần gian để bảo vệ loài người. Hổ yêu cầu phải có phần thưởng mỗi khi lập chiến công và Ngọc Hoàng đã đồng ý với điều kiện này.

Sau khi xuống trần gian, hổ mới biết sư tử, gấu và ngựa là những con vật mạnh nhất lúc bấy giờ nên đã thách thức và đánh bại chúng bằng sức mạnh tuyệt vời. Những con thú dữ khác khi biết tin đã vội vã bỏ chạy và trốn trong một khu rừng hoang vu. Trần gian trở lại trạng thái bình yên và con người cảm ơn hổ vì đã đánh bại các con thú dữ.

Khi hổ trở về Thiên đình, vì ba lần giành chiến thắng nên Ngọc Hoàng khắc ba đường ngang trên trán của hổ.

Một thời gian sau, trần gian lại bị xáo trộn vì một con rùa độc ác gây lũ lụt. Hổ một lần nữa được cử xuống trần gian để trừng trị rùa. Sau chiến công lần này, Ngọc Hoàng đã khắc thêm một đường thẳng ở giữa ba đường ngang trên trán hổ, tạo thành từ “vua” [王] trong tiếng Trung Quốc. Từ đó, hổ trở thành vua của muôn loài. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ký tự này trên trán của những con hổ.

Sau đó, Ngọc Hoàng đã quyết định tước bỏ vị trí trong 12 con giáp Trung Quốc của sư tử và chọn hổ là con vật thay thế.

Hổ là một mãnh thú dữ tợn và thường được coi là nguy hiểm với con người, tuy nhiên, theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, hổ cũng là biểu tượng của sự may mắn./.

Trong hệ thống vật biểu theo Ngũ hành, con hổ trấn giữ phương Tây và được dân gian tôn là linh vật. Bộ vật biểu cho 5 phương là Thanh Long [Rồng xanh án ngữ phương Đông], Bạch Hổ [Hổ trắng coi trấn phương Tây], Chu Tước [Chim sẻ đỏ quy tụ phương Nam], Huyền Vũ [Rùa đen cai quản phương Bắc] và Phượng Hoàng. Theo ý nghĩa này, Hổ trắng tuy là loài động vật có thật nhưng lại được xem là vật biểu mang tính ước lệ.[1][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_chiêm_tinh,_nhân_tướng#cite_note-world.kbs.co.kr-1 [1]] và cũng là con vật năm trong nhóm tứ tượng hay tứ thánh thú gồm rồng, hổ, rùa, chim sẻ. Hổ còn là con vật linh thiêng nằm trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Quy, Hổ. Trong Phong Thuỷ thường dùng hai khái niệm là Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt.

Trong lịch Can chi thì hổ đứng hàng thứ ba của 12 con giáp, mang tên Dần. Về mặt chiết tự, chữ Dần trong chữ tượng hình Trung Hoa có hình dáng con mãnh hổ đang xông tới uy phong lẫm liệt, đôi mắt trừng trừng. Hổ còn nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Dần với những ý nghĩa triết lý - nhân văn sâu sắc. Tháng con hổ là tháng Giêng, đầu xuân, đầu năm mới, tháng mà 3 khí dương [của trời] cân bằng với 3 khí âm [của đất], do đó cũng là tháng mở đầu của con người [nhân sinh ư dần], vì con người là sự cân bằng giữa trời - đất và con người khoẻ mạnh là sự cân bằng âm - dương, nóng - lạnh từ nội tạng…[2] Trong 12 con giáp thuộc cung Hoàng đạo thì hổ là con vật đứng thứ hàng thứ ba sau Chuột [Tý], Trâu [Sửu]. Hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán học tử vi, gắn với Nam Á.[3][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_chiêm_tinh,_nhân_tướng#cite_note-giadinh.net.vn-3 [3]] Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng khí của trục Dần-Thân đầy sức chi định.[3] Trong nhân tướng học, hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.

Những cô gái khoác áo da hổ

Theo Thuyết văn, chữ Dần biểu thị cho mùa xuân đương đến, dương khí đang lên. Tháng Giêng đầu năm gọi là tháng Dần, là tháng mở đầu cho con người Nhân sinh ư Dần. Năm Dần cầm tinh con hổ, quan điểm người xưa thường coi đó là năm tốt, sanh được con trai thì càng quý bởi hổ tượng trưng cho thế và lực, cho sự oai phong lẫm liệt và sức mạnh phi thường và những người cầm tinh con hổ cũng được coi là có cá tính, mạnh mẽ, người tuổi hổ rất nhạy cảm, dễ xúc động, có nhiều năng lực, còn tình yêu đối với người tuổi hổ thật nồng nàn và mãnh liệt Theo quan niệm của tử vi phương Đông, người con trai sinh tuổi Hổ [Dần] thường có tư chất thủ lĩnh, tướng mạo oai phong, tính cách nóng nảy, quyết đoán, can trường, kiêu hãnh, đầy đam mê, nhân hậu.[4][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_chiêm_tinh,_nhân_tướng#cite_note-vanhoanghean.com.vn-4 [4]] Riêng đối với những người con gái sinh năm Dần thường được coi là cao số và hay lận đận trong đường tình duyên, gia đình và người ta hay xây dựng hình tượng những cô gái này là nóng tính, đanh đá, kiêu căng vì mang tuổi chúa sơn lâm thì phải cần người hầu hạ[5][6] đặc biệt con gái tuổi dần không hợp với người sinh tuổi Hợi vì quan niệm hổ sẽ vồ lợn trong lý thuyết tứ hành xung gồm dần-thân-tỵ-hợi.[4][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_chiêm_tinh,_nhân_tướng#cite_note-vanhoanghean.com.vn-4 [4]]

Một số Danh nhân tuổi Hổ có những nhân vật xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng có thể kể đến là:[4][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_chiêm_tinh,_nhân_tướng#cite_note-vanhoanghean.com.vn-4 [4]]

  • Nhà toán học Hi Lạp Euclide [Canh Dần, 330-257 tr. CN]
  • Vua Trần Thái Tông [Mậu Dần, 1218-1277]
  • Francois Reblais [Giáp Dần, 1494-1553]
  • Tướng quân Tokugawa Ieyasu [Nhâm Dần, 1542-1616]
  • Danh nhân Lý Thời Trân [Mậu Dần, 1578-1657]
  • Triết gia Hegel Goerg Wilhelm Friedric [Canh Dần, 1770-1831]
  • Nhà sử học Phan Huy Chú [Nhâm Dần, 1782-1840]
  • Nhà triết học Các Mác [Mậu Dần, 1818-1883]
  • Nhà văn Ivan Sergeevits Turgenev [Tuốc-Ghê-Nhép] [Mậu Dần, 1818-1883]
  • Tổng thống Tôn Trung Sơn [Bính Dần, 1866-1925]
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh [Canh Dần, 1890-1969]
  • Tướng De Gaulle [Canh Dần, 1890-1970]
  • Boris Pasternak
  • Agatha Christie, nữ nhà văn Anh
  • Dwight David Eisenhower, tổng thống Mỹ

Khi giành được giang san, nhà Nguyễn lựa chọn việc đặt kinh đô. Và nhà Nguyễn đã chọn Kinh thành Huế với địa thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ - Thanh long, Bạch hổ là hai trong bốn thánh thú hợp thành tứ tượng hay tứ thánh thú. Bạch Hổ còn được xem là linh vật thiêng liêng thuộc về hành Kim ở phía Tây, tương ứng với mùa thu. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân.[7] Năm 1805, Kinh thành Huế được khởi công xây dựng, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành về hướng Đông Nam [thuộc phương Nam] hai bên có cồn Hến và cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ chầu về trọng địa Kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều. Hữu Bạch hổ [cọp trắng ở phía phải] là chỉ cồn Dã Viên, nằm ở phía tây Kinh thành Huế. Ngoài ra, Cồn Dã Viên còn gắn với một dấu ấn khác: cầu Bạch Hổ. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ [lúc đó chưa được đặt tên] đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh thành.

Có 12 loài động vật cùng nhau tạo nên cung hoàng đạo Trung Quốc, hay còn gọi là 12 con giáp. Thứ tự của 12 con giáp trong văn hóa Trung Quốc là: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà trống, Chó và Lợn.

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo truyền thuyết, sư tử là một trong 12 con giáp của Trung Quốc và không có hổ. Tuy nhiên, do sư tử rất độc ác nên Ngọc Hoàng muốn loại bỏ vị trí của con vật này trong 12 con giáp. Mặc dù vậy, Ngọc Hoàng không thể làm như vậy vì sư tử là vua của muôn loài và nếu muốn loại bỏ sư tử thì cần một con vật mới để lãnh đạo tất cả các loài động vật. Lúc này, Ngọc Hoàng nhớ tới hổ.

Vào thời điểm đó, hổ vốn chỉ là một động vật tầm thường đối với loài người. Nó đã học những kỹ năng chiến đấu khác nhau như bắt, đập, cắn, lao, nhảy và trở thành một chiến binh mạnh mẽ trong rừng. Tất cả những con vật thách thức hổ đều bỏ mạng hoặc bị thương nặng. Kể từ đó, hổ trở thành vua trong rừng.

Sức mạnh và sự dũng cảm của hổ lan truyền rộng đến nỗi Ngọc Hoàng đã triệu tập hổ về Thiên đình. Khi lên tới Thiên đình, hổ đã đánh bại những người bảo vệ của Ngọc Hoàng và trở thành người bảo vệ mới.

Nhưng ngay sau đó, muông thú và chim chóc bắt đầu tấn công con người và gây tai họa cho nhân gian vì không có người cai quản. Sau đó, Ngọc hoàng cử hổ xuống trần gian để bảo vệ loài người. Hổ yêu cầu phải có phần thưởng mỗi khi lập chiến công và Ngọc Hoàng đã đồng ý với điều kiện này.

Sau khi xuống trần gian, hổ mới biết sư tử, gấu và ngựa là những con vật mạnh nhất lúc bấy giờ nên đã thách thức và đánh bại chúng bằng sức mạnh tuyệt vời. Những con thú dữ khác khi biết tin đã vội vã bỏ chạy và trốn trong một khu rừng hoang vu. Trần gian trở lại trạng thái bình yên và con người cảm ơn hổ vì đã đánh bại các con thú dữ.

Khi hổ trở về Thiên đình, vì ba lần giành chiến thắng nên Ngọc Hoàng khắc ba đường ngang trên trán của hổ.

Một thời gian sau, trần gian lại bị xáo trộn vì một con rùa độc ác gây lũ lụt. Hổ một lần nữa được cử xuống trần gian để trừng trị rùa. Sau chiến công lần này, Ngọc Hoàng đã khắc thêm một đường thẳng ở giữa ba đường ngang trên trán hổ, tạo thành từ “vua” [王] trong tiếng Trung Quốc. Từ đó, hổ trở thành vua của muôn loài. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ký tự này trên trán của những con hổ.

Sau đó, Ngọc Hoàng đã quyết định tước bỏ vị trí trong 12 con giáp Trung Quốc của sư tử và chọn hổ là con vật thay thế.

Hổ là một mãnh thú dữ tợn và thường được coi là nguy hiểm với con người, tuy nhiên, theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, hổ cũng là biểu tượng của sự may mắn./.

Video liên quan

Chủ Đề