Tại sao phân biệt thanh hoá


gmail.com] trao đổi về vấn đề phân biệt, kì thị vùng miền.

Bạn đang xem: Vì sao lại ghét người thanh hóa


Tôi không ủng hộ việc phân biệt vùng miền bởi nó gây chia rẽ, mất đoàn kết. Nhưng nếu nói là ác cảm, thì cũng có nguyên nhân của nó, như các cụ đã dạy “không có lửa thì làm sao có khói”. Đâu phải tự nhiên vô cớ mà người ta ghét dân tỉnh này, tỉnh nọ làm chi cho mệt.Thú thực, tôi cũng thường e dè, không có nhiều thiện cảm, thậm chí có những ấn tượng xấu với một số người Thanh Hóa. Các bạn đừng vội nói tôi là a dua, ghét theo phong trào, thấy người ta ghét dân Thanh Hóa thì cũng ghét theo. Bởi mới đầu tôi cũng không ác cảm gì với họ, nhưng sau đó chính bản thân tôi đã từng tiếp xúc, va chạm và chứng kiến những câu chuyện không hay về nhiều người Thanh Hóa thì mới dám tự rút ra kết luận cho riêng mình như thế.

Xem thêm: Mặc Cảm Tự Ti Tiếng Anh Là Gì ? Mặc Cảm Tự Ti Tiếng Anh Là Gì


Một thông báo tìm người ở trọ cùng, trong đó có một điều kiện là "không phải quê Thanh Hóa".Trong ngõ nhà tôi có một gia đình gốc Thanh Hóa. Khoảng một năm nay, khu dân cư chỗ tôi thực hiện thắp đèn buổi tối khắp các ngõ để cho sáng sủa, thuận tiện cho người dân đi lại và đảm bảo an ninh. Gia đình người Thanh Hóa kia ở ngay gần nơi mắc một bóng đèn nên dĩ nhiên nhiệm vụ bật đèn mỗi tối được giao cho họ. Ngoài chi phí lắp đặt ban đầu được chính quyền hỗ trợ, các hộ trong khu dân cư sẽ đóng tiền định kỳ để trả tiền điện cho hộ phụ trách bật đèn. Bóng đèn tiết kiệm điện, bật từ tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau nên chả tốn bao nhiêu tiền điện. Tiền điện đã nhận đủ nhưng gia đình này luôn luôn bật đèn muộn nhất và tắt đi sớm nhất. Khi các bóng đèn dọc con ngõ đã bật sáng trưng thì bóng đèn nhà này phụ trách vẫn chưa chịu bật khiến mọi người qua lại phải kêu ầm lên. Buổi sáng khi trời chưa nhìn rõ mặt người thì nhà này đã dậy sớm tắt điện đi làm mấy ông bà đi tập thể dục phản đối suốt ngày. Ai ý kiến cứ ý kiến, nhà này cứ thực hiện phương châm tranh thủ bật muộn, tắt sớm được chút nào hay chút đó. Thậm chí có nhiều đêm, khi không còn ai đi lại ngoài đường, nhà này lại lén tắt bóng đèn đi khiến khoảng ngõ chỗ đó tối thui.Không chỉ riêng việc bật đèn, gia đình người Thanh Hóa này còn nổi tiếng cả khu là luôn trây ì, tìm cách trốn đóng tiền vệ sinh, tiền thu rác dù chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi năm; và chẳng bao giờ biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Tổ trưởng dân phố, hàng xóm góp ý đủ kiểu họ vẫn cứ trơ ra không thay đổi. Mọi người chỉ còn biết ngán ngẩm nói với nhau.Tưởng mấy ông bà già cổ lỗ sĩ nên vẫn giữ nguyên bản chất nhưng một số người Thanh Hóa trẻ tuổi tôi tiếp xúc cũng không mất đi được những tiếng xấu lưu truyền về người dân vùng mình. Chuyện là ở công ty tôi có hai cậu thanh niên người Thanh Hóa. Hai cậu này khi có việc gì cần nhờ vả thì ngọt sớt, nhưng chẳng ai nhờ lại được họ việc gì cả, lại còn chuyên đi nịnh sếp và nói xấu đồng nghiệp như đàn bà nữa.Mỗi lần anh em trong công ty đi liên hoan, hai cậu này luôn tìm cách từ chối tham gia hoặc luôn có lý do chuồn trước khi cuộc vui sắp tàn để khỏi phải đóng tiền. Một lần, hai lần rồi nhiều lần như thế, mọi người cũng chán không muốn rủ nữa. Nhưng mà đấy là những lần đi ăn đóng tiền, còn những dịp liên hoan mà sếp mời hay có khoản thưởng gì đó, hai cậu này chẳng bao giờ vắng mặt và luôn ăn uống nhiệt tình từ đầu đến cuối, chẳng thấy về sớm nữa. Đúng là…Một điều nữa khiến mấy cậu Thanh Hóa này bị mọi người trong công ty tôi ghét, chẳng ai muốn chơi cùng là cái tính tinh tướng, lúc nào cũng nghĩ là mình tài giỏi hơn người, vỗ ngực nhận mình là “hào kiệt xứ Thanh” để không coi ai ra gì. Vì vậy chẳng ai muốn chơi với hai cậu này nên họ đành… tự chơi với nhau.Tưởng là đồng hương, tương đồng tính cách lại chơi thân với nhau nhưng hai cậu này cũng không ít lần đấu đá, “đâm lưng” nhau. Bình thường thì chả sao, nhưng mỗi khi có dự án hay cần thể hiện để ghi điểm với sếp là hai cậu này tìm đủ mọi cách triệt hạ nhau. Một lần, một cậu giả vờ vô tình làm đổ cốc cà phê lên bản thiết kế của cậu kia, thế là suýt đánh nhau to. Rồi cứ hễ cậu này được sếp khen là cậu kia đi khắp nơi nói xấu. Vốn biết tính cách mấy cậu này nên mọi người chẳng rỗi hơi quan tâm, bởi ai cũng biết “kiểu gì nó chẳng từng nói xấu mình”.Nhân chuyện này, tôi nhớ có một lần đọc được ý kiến của một ông giáo sư người Thanh Hóa trả lời trên báo chí, đại ý là: Năm anh Thanh Hóa đi với nhau, bình thường thì vui vẻ không sao, nhưng hễ có một anh tỏ ra nổi trội, tài giỏi hơn là chắc chắn bốn anh kia sẽ quây vào dìm xuống. Đó là một nét tính cách cực xấu nhưng đặc trưng của người xứ Thanh.Chỉ có hai cậu Thanh Hóa kia thôi mà đã bao lần làm công ty tôi ầm ĩ hết cả lên. Vậy nên chắc hẳn nhiều doanh nghiệp ở miền Nam tẩy chay từ đầu, không nhận lao động Thanh Hóa là có lý do chính đáng của họ. Mấy ông suốt ngày lôi kéo đánh nhau, rượu chè cờ bạc, làm thì lười lại hay quậy phá mà nhận vào thì có mà phá tan doanh nghiệp người ta.Mà tôi thấy cũng lạ. Rõ ràng nhiều nét tính cách xấu của người Thanh Hóa đã rõ rành rành ra đấy, ngay cả nhiều người dân ở đây cũng phải thừa nhận, rồi doanh nghiệp người ta phải hãi hùng cấm cửa, thế mà cứ có ai động chạm đến mình là chưa biết đúng sai họ đã nhảy dựng lên phản ứng. Có người còn thách thức là “đã mang tiếng xấu thì hành động xấu luôn cho bõ” khiến hình ảnh dân Thanh Hóa càng trở nên xấu xí trong mắt người khác. Như bạn tên Tuấn người Thanh Hóa trong bài viết trước, tôi thấy bạn này vốn định thanh minh, kể lể về việc mình bị ghét "một cách vô lí" chỉ vì là người Thanh Hóa, nhưng đọc những gì bạn này chia sẻ và comment của mọi người ở dưới thì thấy không mấy người đồng cảm, trái lại, đa số đều lên án và cho rằng bạn Tuấn này đã tự thể hiện một hình ảnh chẳng đẹp chút nào.Tôi nghĩ là không phải vô cớ mà người ta không ưa, người ta ghét, thậm chí là tẩy chay, nhiều bạn Thanh Hóa nên tự nhìn lại mình để thay đổi những tính xấu thì mới mong người ta bớt ác cảm.

Chiều 18/8, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đã tổ chức tọa đàm “Xây dựng phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền: Trường hợp tính cách người Thanh Hóa”, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là báo cáo viên.

    Đặt vấn đề về nghịch lý tính cách người Thanh Hóa: Vì sao xưa xứ Thanh là đất anh hùng, nơi sinh ra nhiều đời vua chúa, nhưng nay người lao động Thanh Hóa không được đón tiếp ở nhiều nơi?, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Bí ẩn của nghịch lý là ở chỗ vị trí trung gian đặc biệt của vùng đất này”.

    Theo GS Trần Ngọc Thêm, Thanh Hóa giữ vị trí trung gian giữa thủ phủ của đất nước là miền Bắc với phần còn lại là miền Trung và miền Nam. Một mặt, trong những hoàn cảnh khó khăn, người Thanh Hóa trong lịch sử đã tích hợp được những phẩm chất giá trị của hai miền. Đó là sự bản lĩnh, quyết đoán của người miền Trung, tính linh hoạt, biến báo và khôn ngoan của người miền Bắc.

    “Sự phối hợp hai phẩm chất này trên một vùng đất lý tưởng cho việc khởi nghiệp đã trở thành thế mạnh sản sinh một số lượng vua chúa khổng lồ [48/97 vị vua tính từ thời Trưng Vương và 20/20 chúa], một số lượng nhà chính trị và quân sự khổng lồ” - GS Thêm nhấn mạnh.

    Đồng thời, GS Thêm cũng cho rằng chính vị trí trung gian đặc biệt này đã đem đến Thanh Hóa những hạn chế nghiêm trọng. Đó là sự tích hợp cái xấu, cái phi giá trị của hai miền. “Nguồn gốc người Thanh Hóa bên cạnh người bản địa, là những dòng di dân với nhiều lý do khác nhau [những người cùng đinh, ương bướng, những kẻ lưu đày] từ đồng bằng Bắc bộ, nhất là các tỉnh đông dân giáp ranh và nam Trung Quốc”- ông cho biết.

    Tuy nhiên, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Ý nghĩa của việc giải mã nghịch lý Thanh Hóa ở chỗ nhiều tật bệnh của người Thanh Hóa cũng là những tật bệnh của người Việt Nam nói chung. Những gì đã và đang xảy ra với người Thanh Hóa ở Việt Nam cũng đã và đang xảy ra với người Việt Nam ở trên thế giới. Thanh Hóa về cơ bản có thể xem là một Việt Nam thu nhỏ”.

    Và ông kết luận: “Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng phải điều chỉnh hệ giá trị của mình” và “mục tiêu của buổi tọa đàm không phải là xác định hệ thống tính cách người Thanh Hóa mà là bàn về phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền. Để xác định tính cách người Thanh Hóa cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn”.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Ảnh: Đức Lộc

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Đức Lộc

ĐỨC LỘC - ANH VŨ
 

lên mạng đọc được một tin có một bạn sinh viên trường đại học quốc gia lập hẳn một hội trên facebook: Hiệp hội những người ghét dân Thanh Hoá. Ở nước ngoài có nạn phân biệt chủng tộc, thì ở việt nam bây giờ có nạn phân biệt vùng miền. Nghe nói dạo này rất nhiều nhà máy ở Bình Dương, Thủ Đức mặc dù thiếu công nhân trầm trọng, nhưng nhất quyết không nhận những người đến từ Nghệ An và Thanh Hoá. Có những nhà hàng trong Tp HCM tuyển người còn ghi rõ " Không tuyển người Thanh Hóa " . Ngay tại  Vinh Nghệ An có rất nhiều khu trọ và có những khu không cho người Thanh Hóa thuê...Có lẽ Thanh Hoá là một tỉnh khá đông dân cư nên đi đâu cũng có người Thanh Hoá. Dân Thanh Hoá thông minh, nhanh nhạy nên đôi khi người ta cũng không thích lắm , sợ mai mốt hơn người ta chăng? Đây cũng là một dạng phân biệt vùng miền.      Cữ nghĩ lâu nay chỉ có những người ở thành phố lớn như Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh mới ghét và đỗ kỵ người Thanh Hoá thôi, ài dè bạn Hoàng ở mãi tận Tuyên Quang giờ cũng ghét. Khi được hỏi trên facebook là có ở cùng phòng với người Thanh Hóa hay sao mà ghét thì bạn Hoàng phủ nhận. Phòng bạn không hề có người Thanh Hoá nhưng bạn vẫn tỏ ra ghen ghét . Kỳ thiệt. Thanh Hóa là đất học, sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước, đi đến đâu cũng nghe người ta nói người Thanh Hóa chăm chỉ, chịu khó, gái Thanh Hóa đảm đang, trai Thanh Hóa anh hùng. Ở đây mình nghĩ cõ lẽ bạn này ghen ăn tức ở vì các bạn Thanh Hoá học giỏi, hoắc bạn ấy tức ngày xưa có câu: "chè Thái, gái Tuyên" bây giờ được sửa thành: "trai Thanh, chè Thái, Gái tuyên". Nhưng có lẽ cũng phải công nhận một sự thất rằng đi đâu cũng nhiều người ghét dân thanh hoá. Nó đã thành định kiến trong cuộc sống. Người Thanh hoá có làm gì đi chăng nữa cũng vô ích. Ghét sẵn rồi. Làm việc tốt thì không sao, làm việc xấu sẽ bị chửi ngay.       Tại sao lại ghét người Thanh Hóa ? Ở đâu cũng thế cả, có người này, người kia, kẻ tốt kẻ xấu.Cho dù, ở đâu đó có có một vài người Thanh Hoá xấu thiệt cũng không nên gán cho tất cả mọi người cái tiếng xấu chứ? Tôi nhớ ngày xưa ra Hà Nội đi thi, có vài người bạn hỏi mình học ở đâu. Sau khi mình trả lời học sinh của trường: Lam Sơn Thanh Hoá, thì ngay lập tức họ nhìn mình với ánh mắt khác. Chẳng biết họ nể mình, hay họ ghét mình nữa. Thanh Hoá- quê hương của những vị vua và đất trạng, nên đội trời đạp đất hiên ngang. Có người Hà Nội nhận xét như thế này: Người Thanh Hóa rất chăm chỉ, siêng năng. Ở trên giao việc gì thì người Thanh Hóa cũng làm rất tích cực và hoàn thành xuất sắc. Vì thế mà các vùng khác tỏ ra đố kỵ, ghen ghét. Từ đó người Thanh hóa bị ghét... Nếu lời ông ta nói là đúng, vậy ra chúng ta lại phải tự hào vì bị ghét ư?   

    Ngày mình tập trung trên đồi Ba Huyệnđể đi Nga có chơi với hai chàng người Hà Nội. Hại ông này lúc nào cũng ra điều người Hà Nội, chỉ được cái nổ, chứ ngồi quán, mình đã nghèo đã chớ, toàn phải móc túi trả tiền. Mình không hỏi nhưng đoán chắc hai ông này là người Hà Nội góp. Bây giờ mình sống ở miền Nam. Qua tiếp súc và sống với người trong này mình nhận thấy người Thanh Hóa nói riêng và người Bắc nói chung đều bị người miền Trung và miền Nam dè chừng bởi họ sống bon chen, tính toán, vì lợi ích cá nhân sẵn sàng chơi đểu bạn bè. Tôi cũng là người Thanh Hóa, theo tôi đúng là ở đâu cũng có người này người nọ nhưng Thanh Hóa công nhận là lắm tài nhưng cũng nhìều tật,sống rất thoải mái nhưng cũng đồng nghĩa với việc chỉ biết trước mà ko co biết sau nên người ta ghét. Làm ở các công tý thì hay tụ tập đánh nhau, hay ăn cắp vặt, hay đòi hỏi.       Thanh Hoá tài cao luôn luôn toả sáng như những vì sao. Về truyền thống xứ thanh người ta kể rằng, hồi Việt Nam còn bị Tàu đô hộ, bọn tàu sợ người Việt nổi dậy nên âm thầm cho các "quái khách giang hồ" sang nước ta tiêu giệt người tài.. từng người một để khỏi nổi lên, trong đó có nổi nhất là các đoàn Sơn đông mãi võ, chuyên đi các làng khiêu khích thách đấu treo tiền thưởng và nhục mạ người Việt, để những người anh hùng không nhịn được xông lên đấu, một là bị đánh chết, hai là thắng có tiền thì sẽ bị ám sát chết. Bọn tàu còn cử các thầy bói , thầy địa lý, và xem tướng số qua Việt Nam. chuyện kể rằng chúng đưa một trong những thầy địa lý giỏi nhất sang để yểm bùa. Tất cả các vùng đất có khí vượng, đất anh hào đều bị yếm để không có ngừời nổi dậy. Khi ông thầy này đi đến đất Thanh , thấy vùng này có hình tượng như một con rồng nhưng rất tiếc không hoàn hảo lại thiếu một mắt do vậy đã không yếm bùa xứ Thanh . Nhưng lão không ngở vì như vậy mà xứ thanh trở nên vị trí độc tôn, nơi sản sinh ra hầu hết các triều đại Việt Nam , cụ thể như hoàng Triều nhà Lê, Chúa Trịnh, chúa Nguyển, Triều nguyễn.. cũng luôn coi thanh Hóa là đất tổ, xứ Thanh là đất sản sinh nhân tài và vua chúa. Còn chuyện - Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" Ý nói người dân Thanh Hóa tuy nghèo nhưng vẫn kiên cường tham gia phục vụ kháng chiến. Đói kém mất mùa, ăn củ sắn, củ mài, ăn rau má phá đường taù chống Pháp là truyền thống đánh giặc hào hùng của người dân Thanh Hoá. Thanh hoá còn nổi tiếng với với hình ảnh những cái bang: " tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành". Thức ra thì ở Thanh Hoá có một làng thờ ông tổ là một người ăn mày. Nghe đâu ông này là đệ tử của Hồng Thất Công.Trước khi chết ông này đã truyền lại những bí kiếp cho dân trong làng. Ông nay rất thiêng và luôn phụ hộ cho dân làng làm ăn phát đạt trên những nèo đường hành khất. Đó là tín ngưỡng, là truyền thống tôn sư trọng đạo phải được trân trọng. Chả lẽ thanh hóa nhiều ăn xin ăn mày quá,toàn ra ngoài Hà Nội kiếm cơm nên dân Hà Nội không thích. Mà cũng chẳng phải nữa. Dân Thái Bình đi ăn xin cũng nhiều mà sao không bị ghét. Dân Nghệ An, nổi tiếng là ky bo nhưng vẫn còn hơn trăm lần dân Thanh Hoá. Khi có con em đi ra xã hội người ta thường khuyên như thế náy: chơi thì chơi nhưng mà đừng thân với Thanh Hóa, trăm thằng xứ nghệ ko tệ bằng một thằng xứ thanh  

     Nói gì thì nói và vì các cụ đã dạy không có lửa thì làm sao có khói. Tôi mạo muội đưa ra những ý kiến đánh giá về người Thanh Hoá như thế này: Người Thanh Hoá không đoàn kết. Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, mạnh ai người ấy tiến, sống thực dùng, đỗ kỵ . Sống vì bản thân, đôi khi không từ thủ đoạn, săn sàng phản bội bạn bè.      Tôi là người có mốt nửa là thuộc về Thanh Hoá, còn một nửa thuộc về Nghệ An.Tôi không có ác cảm với dân vùng nào hết nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tế của cá nhân tôi thì tôi thấy để mà chơi vô tư sòng phẳng với một người thanh hoá là rất khó[ tất nhiên là tôi không kể tới những người bạn Thanh Hoá rất thân của tôi ] Đơn giản là vì họ không có phong cách phù hợp với số đông mọi người khác, luôn nổi bật theo mọt cách không ai muốn! . Và trong số đó rất nhiều người Thanh Hoá đã tự làm cho mọi người ghét thêm người Thanh Hoá. Những năm đầu tiên khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì người Việt mình cũng chuyên sang buôn bán để kiếm sống. Trong thời buổi tranh sang tranh tối đó thì những băng nhóm tội phạm đầu tiên ra đời. Nhưng băng nhóm đó chủ yếu là người Thanh Hoá. Chúng làm ăn bột phát, manh mún, không có tổ chức và chủ yếu là cướp những vụ nhỏ của những người thân quên. Cũng vì vậy nên không tồn tại lâu, nên sau này mới bị những băng của Hải Phòng, hay Nghệ An lấn át. Mình có mấy đưa em làm ăn ở Kalomna. Mấy tay anh chi Thanh Hoá thất cơ dạt về đó. Mấy đứa em mình thương tình giúp đỡ, nuôi cho ăn ở mấy tháng trong nhà. Tưởng chúng giang hồ biết sống có trước có sau, ai dè có mốt ngày chúng dí dao vào cổ mấy đứu, cuỗn hết tiền rồi chuồn. Người Thanh Hoá cũng rất ham cờ bac. Mà đánh bạc thì hay quỵt tiền, chơi bẩn, tiền thì ít mà lúc nào cũng muốn dỡ nhà người ta về làm toa lét nhà mình. Đã thành câu cửa miệng. Cho du bạn ở đâu mà gian lân và chơi sấu khi đánh bạc thì ban sẽ bị chửi ngay: đúng là cờ bạc Thanh Hoá.         

     Người Thanh hoá cũng rất dễ thay đổi bản tính của mình. Mình có rất nhiều người bạn nhà rất nghèo, trong trường học rất giỏi, nhưng ra tới Hà Nội thì bắt đầu thay đồi, lực học và đạo đức cũng dân dần kém đi. Có thằng bạn nhà nghèo, học lớp chuyên, ở trọ ở dưới gầm cầu thang mấy năm học cấp ba. Nó hiền lành, nhát gái, ham học là tấm gương để mình noi theo. Ai dè mấy tháng sau gặp nó ở Hà Nội, thấy nó thay đổi hẳn, nó tâm sự với mình: gái đại học rẻ lắm mày ơi. Có hai cân gạo một cô. Bà chị mình yêu một anh, vì anh ta học giỏi. Thi ba trường đậu thủ khoa hết hai trường. Thế mà ra đó học mãi không tốt nghiệp ra trường. Ở phố mình có hai anh em nhà nó. Trong phố ai cũng khen ngoan, học giỏi, thi đại học đậu liền. Ra Hà Nội học được hơn một năm thi bị đuổi và tống cổ vô tù vì ra đó không chịu học mà đi bán thuốc phiện. Lại còn chuyện có ba anh em nhà kia. Đứa nào học cũng giỏi. Thi đại học đứa nào cũng đậu. Hôm nọ về gặp thằng em rốt, nó nói với mình: đợt này em mà bị đuổi học coi như là nhà em đi cả cụm. Thì ra hai thằng anh đã bị đuổi học từ lâu rồi. Theo mình thấy thì khi đi ra học sinh Thanh Hóa thường chia làm hai nhóm, mà nhóm nào cũng khó chơi. Nhóm lo việc học thì họ rất là siêng nhưng đồng thời cũng rất là khó chịu, tính toán quá kỹ, khó tính, còn những người không lo học hành thì tụ tập thành nhóm chơi bời trác tán, đánh lộn thường xuyên. Nói chúng học trò Thanh hoá rất nhiều người giỏi, và nhiều người rất giỏi. Trường chuyên Lam Sơn tỷ lế đậu đại học năm nào cũng cao. Năm nào cũng có học sinh đóng góp một vài giải thưởng quốc tế. Nhưng rồi không biết bao nhiêu bạn giỏi , nên người có ích và có bao nhiêu bạn rất giỏi làm nên sự nghiệp lớn có tâm có tầm để trở về đóng góp cho quê nhà. Số trờ về đâu nhiêu. Dường như đất Thanh chỉ sinh ra những người tài giỏi chứ không cưu mang nuôi nổi họ. Ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Có người đưa ra quan điểm: Theo mình thì ko phải vùng nào đáng chê trách mà là do thu nhập dẫn tới dân trí và kết quả là cách ứng xử bị ghét . Mình không bao giờ đồng tình với quan điểm đó. Mình muốn nói: dân Thanh Hoá không nghèo. Dân trí người Thanh không thấp. Dù ở đâu, dù trong hoàn cành nào người Thanh Hoá cũng đủ bản lĩnh để chững mình giá trị của mình. Nhưng chỉ thấy tội cho người Thanh Hoá, họ không được coi trọng ở mọi nơi, và họ cũng không được coi trọng ngay trên chính quê hương của mình.  

       Người Thanh Hoá thường tự khen mình tài giỏi nên đôi khi xem thường tất cả. Người Nghệ An hay Hà Tĩnh cũng hay bị nói, bị chê trách, nhưng họ chịu đựng giỏi hơn, còn dân Thanh Hoá thì lập tức phản kháng, oang oang cái mồm bảo tôi tự hào, tôi tài giỏi bằng cách chà đạp lên vùng đất của người khác. Khi đó với họ Thủ Đô Hà Nội cũng không là gì cả, cùng lắm cũng chỉ bằng Nông Cống mà thôi. Hầu hết người Thanh Hoá có xu hướng vĩ đại hóa địa phương mình,mình không hiểu nổi quan điểm này.  

        Cuối cùng mình muốn nói với các bạn rằng ở cái Việt Nam này, tỉnh nào chả như tỉnh nào, là con người cả mà, ai cũng yêu quê hương, cũng tự hào về quê hương . Gọi Thanh Hoá là đất học cũng chả liên quan gì đến việc bị ghét cả, mà đố kị lại càng không. Vì chắc gì dân thanh hóa đã hơn nơi khác. Chỉ đơn giản thế này thôi. Mình có rất nhiều người bạn Thanh hoá, thật lòng mà nói không phải ai cũng xấu tính mà có những người chơi rất hay nữa. Nhưng cũng rất nhiều lại rất "bẩn" tính. mong rằng các bạn thanh hóa hãy nhìn lại phong cách sống của mình chứ đừng bảo rằng là đất học, học giỏi thì hơn tất cả. Còn ghét hay không thì không có lửa làm sao có khói được.Cách đối phó với người ghét dân Thanh Hóa không phải chửi nhau hay lặng lẽ chứng minh làm gì cho mệt. Chúng ta hãy tự hào mình là người Thanh Hóa nhưng đừng quên tôn trọng quê hương người khác. Đừng cho rằng ý kiến của mình là chủ quan vì với mình quan trọng nhất là tính cách, cách sống và cống hiến của từng cá nhân để đánh giá chứ không theo nguồn gốc. Ở đâu chẳng nói Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu, Thái Bình thì nhà máy cháo, Nghệ An cá gỗ... Chẳng có gì phải ngại cả vì ở đâu chẳng có cái gì đấy riêng...............

Video liên quan

Chủ Đề