Chỉ số ddci năm 2022 có bao nhiêu chỉ tiêu đánh giá về cấp huyện/thành phố thuộc tỉnh bắc giang?

[HBĐT] - Chiều 11/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành [DDCI] áp dụng thử nghiệm năm 2021. Dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp [DN] tỉnh và đại diện một số DN, nhà đầu tư [NĐT].


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

DDCI là hoạt động thiết yếu để phản ánh tiếng nói của cộng đồng DN, NĐT hoạt động trên địa bàn tỉnh; đánh giá chất lượng hoạt động quản lý, điều hành của 26 sở, ban, ngành và 10 huyện, thành phố. DDCI Hòa Bình được đơn vị tư vấn độc lập tiến hành khảo sát 1.000 DN, HTX và hộ kinh doanh; có 957 phiếu trả lời.

Kết quả cho thấy, điểm số và xếp hạng DDCI cấp huyện, thành phố ở nhóm "Tốt” có huyện Yên Thủy với 89 điểm; nhóm "Khá” 8 địa phương gồm: Đà Bắc, TP Hòa Bình, Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Cao Phong; huyện Lạc Thủy ở nhóm "Trung bình khá" với 67,83 điểm. DDCI cấp huyện phản ánh qua 9 chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng; Chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; Tính năng động; Chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ pháp luật; Chi phí không chính thức; Hỗ trợ SX-KD; Tiếp cận đất đai; Hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và ANTT.

Đối với các sở, ngành, Sở KH&ĐT đứng đầu xếp hạng DDCI với 79,39 điểm; thứ hai Sở TN&MT được 78,40 điểm; thứ ba Sở NN&PTNT được 77,75 điểm. Đánh giá của cộng đồng DN, hầu hết các sở, ban, ngành đã có các biện pháp, thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công ở mức "khá”. Điểm số trung bình chung các sở, ban, ngành đạt 75,54 điểm. Mặc dù vậy, không có sở, ban, ngành nào đạt được nhóm điểm tốt trong bảng xếp hạng DDCI 2021.

Theo đánh giá của Hiệp hội DN tỉnh, 2021 là năm đầu tiên triển khai áp dụng thử nghiệm Bộ chỉ số DDCI, đã được sự quan tâm, ủng hộ tích cực, đóng góp ý kiến của các ngành, địa phương. Đồng thời có sự tham gia nhiệt tình của các hộ kinh doanh, DN, HTX; mạnh dạn chia sẻ ý kiến, ủng hộ chủ trương đẩy mạnh công tác CCHC của tỉnh và chung tay cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh [CTMTĐTKD].

Trên cơ sở kết quả năm 2021, Hiệp hội DN tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số, trình UBND tỉnh để làm cơ sở thực hiện. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ CTMTĐTKD, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh trên cơ sở kết quả đánh giá PCI và DDCI hàng năm...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn cho rằng: Việc công bố kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021 mới là kết quả bước đầu. Trong thời gian tới, các sở, ngành, huyện, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để ra được bộ chỉ số chính xác nhất về chất lượng dịch vụ công lĩnh vực kinh tế do các sở, ban, ngành, các huyện cung cấp, được đánh giá bằng sự hài lòng của các DN, HTX.

Năm 2021, Chỉ số PCI của tỉnh rất thấp, tụt 18 bậc so với năm trước. Việc đánh giá Chỉ số PCI và DDCI có những nét tương đồng. Vì vậy mong muốn các DN thẳng thắn góp ý với các sở, ban, ngành, địa phương để cùng nhau đưa chất lượng dịch vụ công phục vụ DN của Hòa Bình trong thời gian tới tiến bộ hơn, làm sao để tỉnh có MTĐTKD tốt hơn...

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh yêu cầu: Trên cơ sở đánh giá của DN, các sở, ngành, huyện, thành phố cần nhìn nhận lại những nội dung còn hạn chế; đi sâu vào từng chỉ số thành phần, nhìn thấy mình đang ở đâu để khắc phục, sửa yếu kém trên tinh thần cầu thị. Trong đó nhất thiết phải thay đổi tư duy từ người đứng đầu, đến lãnh đạo cấp phòng và các chuyên viên. Yêu cầu Sở KH&ĐT khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Bộ chỉ số DDCI năm 2022 để chính thức triển khai thực hiện. Đây sẽ là tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của các ngành, huyện, thành phố. Mong muốn các DN có sự đánh giá chính xác, khách quan và sẽ có cơ chế giám sát thực hiện nội dung này.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Chỉ số PCI và DDCI có quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy cần được chú trọng thực hiện, mục đích cuối cùng là tỉnh và các huyện, thành phố phát triển.

Hoàng Nga

UBND tỉnh Bắc Giang vừa công bố kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thành phố [DDCI] năm 2020. Bên cạnh nhiều sở, ngành, huyện, TP có số điểm đạt cao vẫn còn một số đơn vị, địa phương điểm thấp, cần có giải pháp để cải thiện.

Nhiều chỉ số thành phần đạt cao

Bộ chỉ số DDCI năm 2020 của cấp huyện được xác định trên 9 chỉ số thành phần: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; khả năng tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh; chi phí không chính thức; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ DN; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; tính năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của chính quyền huyện, TP; vai trò người đứng đầu UBND huyện, TP.

Đối với các sở, ngành tỉnh có 8 chỉ số thành phần như trên, chỉ khác là không có chỉ số khả năng tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh. Để đánh giá được các chỉ số trên, tỉnh đã phát hơn 6 nghìn phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp [DN], hợp tác xã, hộ kinh doanh. Toàn tỉnh có 1.358 phiếu trả lời hợp lệ đánh giá về 10 huyện, TP và 15 sở, ban, ngành.

Với tổng 76,09 điểm, Sở Khoa học và Công nghệ [KH&CN] đã vươn lên dẫn đầu trong số 15 đơn vị được đánh giá thuộc khối cơ quan của UBND tỉnh. Để có số điểm như vậy, Sở KH&CN đã tập trung khắc phục những hạn chế, triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm cải thiện thứ hạng. Trong đó, Sở tập trung nhân lực hỗ trợ DN giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản thành phần hồ sơ và quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Cục Thuế tỉnh là đơn vị đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng với số điểm 73,09 điểm. Chỉ số chi phí không chính thức đạt số điểm cao nhất 8,32, chi phí thời gian 8,1, tiếp đến là chỉ số hỗ trợ DN, tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Đại diện lãnh đạo Cục Thuế tỉnh cho biết, để các DN nắm rõ chính sách thuế, trên cơ sở đó chấp hành nghiêm nghĩa vụ đối với Nhà nước, năm 2020, ngoài tổ chức tập huấn, Cục cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ, giải đáp vướng mắc khó khăn cho DN trong công tác kê khai, nộp thuế.

Không chỉ các sở, ngành, năm 2020 qua đánh giá huyện Yên Dũng với 67,93 điểm, đứng đầu trong số 10 huyện, TP, tiếp đó là TP Bắc Giang 65,16 điểm, thứ ba là huyện Việt Yên 64,07 điểm. Trong 9 chỉ số thành phần, chỉ số khả năng tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh lâu nay vẫn có số điểm đạt chưa cao nhưng cả 3 địa phương trên đều đạt cao.

Nổi bật là huyện Việt Yên, chỉ số này đạt 9,68 điểm. Cụ thể, huyện phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp [KCN] Quang Châu để thu hút nhà đầu tư tiềm năng. Đầu năm 2021, UBND tỉnh trao giấy chứng nhận cho 4 dự án FDI, trong đó có dự án của Công ty Foxconn Singapore với tổng vốn đầu tư khoảng 270 triệu USD.

Tập trung nâng điểm

Thực tế cho thấy, bên cạnh những sở, ngành, huyện và TP nỗ lực đổi mới, bứt phá trong thực hiện các chỉ số thành phần thì nhiều nơi còn thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành nên vẫn còn đơn vị, huyện đạt thấp; số điểm chênh lệch so với đơn vị dẫn đầu từ 25 đến hơn 37 điểm. Ở cấp huyện, Tân Yên có số điểm đạt thấp nhất 40,39 điểm, Sơn Động 41,87 điểm, Yên Thế 44,16 điểm. Đối với khối sở, ngành thì Sở Tài nguyên và Môi trường có số điểm thấp nhất 39,59 điểm, Sở Nông nghiệp và PTNT 44,03 điểm, Ban Quản lý Các KCN tỉnh 49,36 điểm…

Các huyện, sở, ban, ngành có tổng số điểm đạt thấp là do hầu hết các chỉ số thành phần dưới 5 điểm. Ví như Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ có 3/8 chỉ số đạt từ 5,09-5,69 điểm, thậm chí có chỉ số cạnh tranh bình đẳng chỉ đạt 2,61 điểm. Tương tự, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ có duy nhất 1 chỉ số hỗ trợ DN đạt trên 5 điểm, còn lại đều đạt rất thấp. Ở huyện Tân Yên có 7/9 chỉ số đạt dưới 5 điểm như: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí không chính thức; hỗ trợ DN, cạnh tranh bình đẳng…Nguyên nhân do một số cơ quan, địa phương chưa xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tập trung cao thực hiện, nâng điểm các chỉ số thành phần.

Được biết, việc công bố kết quả xếp hạng chỉ số DDCI là dịp để lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành, địa phương xác định được điểm nghẽn trong điều hành, thấy được trách nhiệm của mình, qua đó có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI].

Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng điểm chỉ số DDCI trong những năm tiếp theo, các địa phương, đơn vị cần phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế qua đó xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp nâng hạng. Đặc biệt, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo niềm tin đối với DN.

Cùng với các giải pháp trên, UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ nghiên cứu, xem xét đưa kết quả khảo sát, đánh giá DDCI hằng năm thành tiêu chí đánh giá người đứng đầu UBND các huyện, TP; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của DN, nhà đầu tư.

Ngay từ đầu năm nay, các sở, ban, ngành có tổng số điểm và chỉ số đạt thấp đã đề ra giải pháp cụ thể để nâng hạng. Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đơn vị đang tập trung rà soát, đánh giá nguyên nhân các chỉ số thành phần đạt thấp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2021.

Còn theo ông Nguyễn Viết Toàn, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, năm nay, UBND huyện thành lập tổ công tác hướng dẫn thủ tục liên quan đến DN, người dân, tránh tình trạng để người dân không hiểu rõ các thủ tục liên quan, phải trả lại hồ sơ nhiều lần.

Huyện siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nhất là người đứng đầu xã, thị trấn, các phòng, ban trong việc giải quyết hồ sơ liên quan đến DN, người dân; định kỳ 6 tháng giao cho Văn phòng UBND huyện phát phiếu khảo sát đánh giá một lần để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh trong cải cách thủ tục hành chính. Ngoài ra, lãnh đạo UBND huyện còn tổ chức chương trình “Cà phê doanh nhân” lắng nghe phản ánh vướng mắc, khó khăn của DN, từ đó có giải pháp tháo gỡ.

Theo Báo Bắc Giang

Video liên quan

Chủ Đề