Tại sao giá xe ô tô không giảm

Nhà sáng lập Hyundai, ông Chung Ju Yung từng nói: "Một đất nước có thể sản xuất chiếc xe hơi hoàn thiện, thì cũng có thể sản xuất được tất cả mọi thứ, kể cả máy bay một cách hoàn thiện". Đương nhiên, việc một đất nước làm ra chiếc xe hơi hoàn thiện, cũng đồng nghĩa với việc chiếc xe phải được nội địa hóa 100%.

Hiện tại, nếu tính về tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thực chất con số vẫn đang khiêm tốn. Với ô tô du lịch là khoảng 8-10%, với ô tô tải thì khoảng 40-45%, còn ô tô khách là 50-55%.

Theo lý thuyết, để tăng tỷ lệ nội địa hóa, mỗi mẫu xe phải đạt sản lượng tối thiểu là 50 nghìn xe/năm. Nếu nhìn vào lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam thời gian vừa qua, số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Đông Nam Á [AAF] cho thấy, Việt Nam đã tiêu thụ hơn 150 nghìn ô tô các loại trong 6 tháng đầu năm 2021, chưa kể phải phân bổ vào hơn 100 dòng xe khác nhau.

Mặc dù vậy, đây chỉ là con số thống kê của các hãng sản xuất thuộc Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam [VAMA], không bao gồm doanh số của một số các hãng như TC Motor, VinFast và một số công ty không phải là thành viên của VAMA.

Tính trong 8 tháng năm 2021, tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của các thành viên giảm 13% so với năm 2019 – thời điểm chưa có dịch COVID-19, thậm chí nhiều công ty ghi nhận mức giảm doanh số tới trên 60%.

Trong khi đó, theo Thông tư 05/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về "danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được" công bố ngày 17/8, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hiện đang tự sản xuất được 287 loại linh kiện. Vấn đề là, danh sách này không có hạng mục cấu thành động cơ, hộp số.

Để nhận định lợi nhuận ngành công nghiệp ô tô, cần xét đến "đồ thị cười" [smiling curve] mà toàn cầu đang áp dụng:

Có thể thấy, lắp ráp ô tô [gia công] đang mang lại lợi nhuận thấp nhất. Trong khi các mảng như phần mềm ô tô, bộ vi xử lý, hay thương mại, marketing lại mang lợi nhuận cao nhất. Những linh kiện quan trọng nhất của chiếc xe như các chi tiết cơ khí về động cơ, hộp số, hệ truyền động, hệ thống an toàn và điện tử khác thì vẫn chưa thể sản xuất trong nước.

Tính tỷ lệ nội địa hóa dựa theo giá trị, nếu sản xuất được những cấu kiện này, tỷ lệ nội địa hóa sẽ gia tăng nhanh chóng. Thực chất, đây đều là mục tiêu của các hãng từ nhiều năm, nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Trung bình, mỗi doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam có 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình. Trên thực tế, hơn 90% trong số đó là đang các doanh nghiệp FDI. Chưa kể, phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện để làm ra một chiếc ô tô. Nếu so ra thì con số 287 vẫn đang rất nhỏ. Bên cạnh đó, ngoài linh kiện hữu hình, còn có những giá trị vô hình như lương công nhân... khi xét về tỷ lệ nội địa hóa.

Theo như danh mục trên, chỉ TC Motor [lắp ráp xe Hyundai] và THACO [lắp ráp xe Mazda] có tỷ lệ nội địa hóa cao, của TC Motor là khoảng 20%. Trước đó, theo đánh giá của bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam VASI, hiếm có công ty ô tô nào như THACO. Họ vừa bán sản phẩm cuối cùng, vừa thu mua linh kiện từ công ty cung cấp, vừa bán linh kiện ra thị trường. Họ tham gia VASI với hai tư cách, vừa là người mua, vừa là người bán.

Theo bà Bình, năng lực bán của THACO cũng rất mạnh. Họ có thể bán được cho công ty khác như Ford, Mitsubishi và cả các công ty cơ khí khác. Đó là điển hình của THACO Việt Nam, họ buộc phải tự làm nên giá thành rất khó để có thể cạnh tranh.

Còn ông Keisuke Tsuruzono, nguyên Tổng Giám đốc Honda Việt Nam cũng chia sẻ rằng Honda Việt Nam vẫn gặp phải khó khăn về công nghệ, điển hình là việc lắp ráp động cơ để tăng nội địa hóa.

Ông lý giải: "Giá thành sản xuất linh kiện tại Việt Nam cao hơn 2 tới 3 lần so với khu vực. Bởi vậy, ngay cả khi chi phí nhân công của Việt Nam được đánh giá ở mức cạnh tranh hơn, thì chiếc xe sản xuất nội địa vẫn có chi phí sản xuất cao hơn 10-20% so với Thái Lan, Indonesia".

Ngoài việc tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá xe ô tô tại Việt Nam còn đang bị chi phối bởi 4 loại thuế, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí trước bạ. Theo các doanh nghiệp xe hơi, mức thuế nhập khẩu linh kiện khiến họ gặp khó vì đội chi phí sản xuất lên cao. Hơn nữa, sản phẩm cùng loại ở trong nước không sản xuất hoặc khó đáp ứng theo chuỗi của doanh nghiệp ô tô.

Khi dịch COVID-19 xuất hiện, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước từ tháng 3 đến tháng 10/2020. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết năm 2021.

Bộ Tài chính thông tin, Nghị định 109/2020/NĐ-CP cùng với Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển.

Nhìn chung, các hãng xe vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường ô tô giàu tiềm năng và "nóng" nhất khu vực. Tỷ lệ người sử dụng xe hơi trên đầu người tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong các nước ASEAN. Theo thống kê năm 2019, chỉ có 23/1.000 người Việt sở hữu xe hơi. Như vậy, muốn giảm giá ô tô, cần gia tăng quy mô thị trường, bởi lợi thế quy mô sẽ khiến cho giá một số mẫu xe, dòng xe giảm nhanh.

Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô?

Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng [đoàn Phú Thọ] đặt vấn đề trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; tình trạng này có khiến Nhà nước thất thu thuế? Người dân chịu thiệt? Còn doanh nghiệp hưởng lợi?

Chờ đợi, nghe ngóng...…

Trả lời đại biểu Quốc hội, mới đây Bộ Công Thương cho biết: 9 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu ô tô đạt 40.295 chiếc, trị giá 922,7 triệu USD, giảm 43,7% về số lượng và giảm 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 25.724 chiếc, giảm 23,7%, ô tô trên 9 chỗ ngồi đạt 501 chiếc, tăng 1,2% và ô tô tải đạt 15.576 chiếc, giảm 57,2%.

Sau khi Nghị định 116 chính thức có hiệu lực, việc nhập khẩu ô tô bị chững lại trong các tháng đầu năm, sau đó tăng mạnh trở lại từ tháng 7/2018.

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân của việc nhập khẩu giảm trong những tháng đầu năm là do: Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép nhập khẩu ô tô do chậm hoàn thiện hồ sơ; Doanh nghiệp đã có giấy phép chủ động chưa đặt hàng để nghe ngóng về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu - VTA, trong khi thời gian chờ từ khi đặt hàng đến khi có hàng mất khoảng 3 - 4 tháng, chưa kể thời gian vận chuyển; Một số doanh nghiệp đã sản xuất trong nước nên không nhập khẩu [Thaco với dòng xe MAZDA và TCG với dòng xe HYUDAI].

Ô tô nhập khẩu tập trung mạnh vào xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống [chiếm đến 63,8%], vì đây là dòng xe vừa phục vụ tiêu dùng, vừa phục vụ kinh doanh thương mại, giá thành giảm do một số loại thuế giảm [thuế ATIGA và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe dung tích nhỏ].

“Nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN chưa có đột biến về tăng trưởng 9 tháng của năm 2018 nhập khẩu đạt 35.735 chiếc, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm đến 88,6% tổng lượng ô tô nhập khẩu cả nước; trong đó, nhập khẩu ô tô chủ yếu từ Thái Lan đạt 29.596 chiếc, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm đến 73,4% lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam; nhập khẩu ô tô từ Indonesia giảm 61,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 15,2% thị phần nhập khẩu ô tô cả nước” - Bộ Công Thương nêu rõ.

Thuế nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi từ khu vực ngoài ASEAN là 70%; Từ ASEAN là 0% từ 2018 [giảm từ mức 30%]. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống là 35% từ 2018 [giảm xuống từ mức 40%]; Còn loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 là 40% từ 2018 [giảm xuống từ mức 45%]; Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 là 60% từ 2018 [tăng từ mức 55%].

  • Tâm lý thích mua xe nhập ngoại hơn xe lắp ráp trong nước của một số bộ phận người dân, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp kinh doanh ô tô duy trì giá bán cao

Giá cao vì tâm lý sính ngoại

Giá nhập khẩu ô tô trên thị trường nội địa theo Bộ Công Thương, phụ thuộc hoàn toàn vào giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài, không có sự can thiệp của Chính phủ. Đơn giá nhập khẩu bình quân ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống 9 tháng của năm 2018 là 20.599 USD/chiếc tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đơn giá nhập khẩu bình quân ô tô từ khu vực ASEAN là 19.486 USD/chiếc tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đơn giá ô tô nhập khẩu bình quân từ Thái Lan là 20.048 USD/chiếc tăng 10,3% so với 9 tháng năm 2017.

Bên cạnh đó, giá bán hàng hóa nói chung và giá bán xe ô tô trên thị trường Việt Nam nói riêng hoàn toàn theo cơ chế thị trường, không có bất kỳ sự can thiệp nào của Nhà nước. Giá bán ô tô nhập khẩu không giảm hoặc giảm không đáng kể khi thuế giảm do một số nguyên nhân. Trong đó, thuế nhập khẩu chỉ giảm về 0% từ khu vực ASEAN [Thái Lan,

Indonesia], nên xe nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN [Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ] không được giảm thuế, do đó xe nhập khẩu từ các nước này không có tác nhân để giảm giá bán trong nước.

Thị trường luôn trong tình trạng thiếu hàng; nhiều nơi thậm chí phải đặt hàng trước 2 - 3 tháng mới được nhận xe. Nhu cầu đối với các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN vẫn ở mức cao, tâm lý thích mua xe nhập ngoại hơn xe lắp ráp trong nước của một số bộ phận dân cư, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp kinh doanh ô tô duy trì giá bán cao. 

Đối với xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN, giá nhập khẩu tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2017. “Nguồn cung hạn chế từ đầu năm đến nay. Từ tháng 7/2018, lượng xe nhập khẩu đã dần phục hồi, thậm chí lượng xe nhập khẩu trong tháng 8, tháng 9 rất cao so với mức trung bình nhập khẩu theo tháng năm 2017 [8.000] xe/tháng] nhưng tổng lượng cung ra thị trường vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu [tổng lượng xe con nhập khẩu vẫn giảm 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái]; Thị trường luôn trong tình trạng thiếu hàng [nhiều nơi thậm chí phải đặt hàng trước 2 - 3 tháng mới được nhận xe]” - Bộ Công Thương nêu.

Cũng theo Bộ này, nhu cầu đối với các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN vẫn ở mức cao, tâm lý thích mua xe nhập ngoại hơn xe lắp ráp trong nước của một số bộ phận người dân, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp kinh doanh ô tô duy trì giá bán cao.

Dự báo tình trạng trên sẽ tiếp tục diễn biến đến hết năm 2018 và nửa đầu năm 2019, do vào dịp cuối năm nhu cầu mua sắm phục vụ Tết sẽ lên cao. Giá xe sẽ ổn định và giảm dần sau dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu mua sắm giảm xuống, nhập khẩu ổn định trở lại và nguồn cung từ các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước tăng.

Video liên quan

Chủ Đề