Em hiểu thế nào về câu nói trẻ lên ba cả nhà học nói

Tre non dễ uốn nghĩa là gì ?

Trẻ lên ba cả nhà học nói nghĩa là gì ?

Các câu hỏi tương tự

nhóm từ nào dưới đây là những từ đồng nghĩa với đồng nghĩa với từ tổ quốc: 

A.nước nhà,quê nội,non sông,quốc gia,giang sơn

B.nước nhà,quê nội,quốc gia,giang sơn,nơi sinh

C.nước nhà,non sông,giang sơn,quốc gia,giang sơn

D.nước nhà,non sông,giang sơn,nơi sinh

Theo thạc sĩ xã hội học Trần Đình Dũng, quá trình định hình nhân cách của một đứa trẻ luôn luôn đi theo giai đoạn 3 năm. Tuy nhiên, thông thường mọi người hay chú ý đến các mốc 6 năm, 12 năm, 18 năm… mà quên đi giai đoạn 3 năm đầu đời, giai đoạn nền tảng để hình thành nhân cách.

Cũng như khi nhìn một tòa nhà, người ta thường quan tâm đến kiến trúc tổng thể, phòng ốc, thiết kế nội thất, ít khi nào nhìn vào nền móng bên dưới. Cũng thế, 3 năm đầu đời là nền móng mà không ai nhìn thấy, tuy nhiên nó cũng giống như móng của một ngôi nhà có vững thì công trình ấy mới bền chắc với thời gian.

Thông thường trong 3 năm đầu đời của trẻ, cha mẹ thường để ý nhiều đến những chuyển biến về mặt thể chất cho con, dành cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sự chăm sóc tối ưu. Song theo thạc sĩ Đình Dũng, điều quan trọng nhất mà nhiều phụ huynh lại quên đó chính là việc xây dựng nhân cách cho con, dạy cho con những giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử với những người xung quanh.

Phụ huynh hãy xây dựng cho con sự tự tin bằng việc dẫn bé theo mỗi khi đi ra ngoài để bé được tiếp xúc với người lạ, môi trường lạ, âm thanh lạ. Ảnh: Thụy Ân.

Thế giới hữu hình và thế giới vô hình

Thế giới hữu hình là những gì hiển hiện, có thể nhìn thấy, chạm đến, những điều có thể cân đong đo đếm được. Trong 3 năm đầu đời của trẻ, nhiều bậc cha mẹ thường dành quá nhiều ưu tư và lo lắng về thế giới hữu hình của con mà quên đi điều cần lưu ý nhất, đó là thế giới vô hình, là tính cách, nhân cách của bé, là tinh thần, tâm hồn, thái độ, nội tâm…

Quảng cáo

Trong một buổi trò về kỹ năng làm cha mẹ, khi được hỏi “Các bạn muốn con mình sau này sẽ trở nên như thế nào?”, hầu hết ông bố, bà mẹ trẻ đều nghĩ ngay đến những điều hữu hình "Tôi muốn con mình thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, doanh nhân"… Tất cả đều đúng, đều tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn đúng với thời gian.

"Có bao giờ chúng ta nghĩ giống như nhà văn Sơn Nam: 'Tôi muốn con mình trở thành người tử tế, con mình lớn lên trở thành một người chính trực, trung thực, cho bản thân con, cho gia đình nhỏ, không gian nhỏ của con và cho xã hội'?. Quan trọng hơn cả là nền móng, giá trị gia đình, là niềm tin, nghị lực, nội lực bên trong mỗi con người. Nó giúp chúng ta đứng vững, không khom lưng, không khuỵu gối, đó mới chính xác là điều chúng ta nên dạy cho con mình", thạc sĩ Đinh Dũng gợi mở.

Trẻ lên ba, cả nhà tập nói

Khi trẻ đang tập nói và khi bé nói sai, ông Dũng khuyên, phụ huynh cần phải sửa ngay lập tức từng chữ một. Nếu không sửa kịp thời, ngay lập tức bé đã tiếp nhận vốn từ sai. Và khi người lớn cho bé vốn từ sai thì mai này lớn lên khả năng bé nói ngọng rất cao. Nghiên cứu khoa học cho thấy, em bé nào nói sai chữ, sai âm thì khi lớn lên khả năng thẩm âm giảm đến 50%, khi trẻ học nhạc hay ngoại ngữ sẽ bị thua thiệt hơn nhiều so với những em bé được bố mẹ sửa cho ngay khi còn nhỏ.

Làm thế nào để “dạy con từ thuở lên ba”?

Quảng cáo

Theo thạc sĩ Đinh Dũng, bất kỳ bố mẹ nào cũng yêu con, và nên thể hiện tình cảm với con mình. "Hãy yêu thương con theo cách mà chúng ta muốn được yêu thương. Không phải ai cũng biết cách bày tỏ tình cảm với con, nhưng hãy bắt đầu bằng hai cách vuốt ve và nói chuyện với bé".

Người mẹ có thể học hỏi từ bài học nuôi con theo phương pháp kangaroo, ôm con vào lòng, vuốt ve làn da bé, nắm tay bé, xoa lưng bé, xoa đầu, mân mê từng lọn tóc của bé… Qua đó trẻ sẽ cảm nhận được tình thương, cảm nhận được làn da của người thân thông qua xúc giác, hơi ấm tỏa ra từ thân nhiệt của cha mẹ, mùi hương cơ thể của mẹ, có khi bé sẽ ghi nhớ đến suốt đời. Nghiên cứu khoa học cho thấy trong 3 năm đầu tiên, việc va chạm thân thể và nói chuyện với con quan trọng gấp nhiều lần so với dinh dưỡng.

3 năm đầu tiên là giai đoạn định hình tất cả tính cách: yêu thương, giận hờn, ganh ghét, đặc biệt đây cũng chính là giai đoạn hình thành nên nhân cách của một con người.

Điều tiên quyết trong việc định hình và hoàn thiện nhân cách chính là thông qua sự tự tin. Do đó khi ở nhà, cha mẹ hãy chăm sóc con thông qua những cử chỉ vuốt ve, va chạm, nói chuyện với bé. Khi ra ngoài xã hội, hãy xây dựng cho trẻ sự tự tin bằng việc dẫn bé theo mỗi khi đi ra ngoài để bé được tiếp xúc với người lạ, môi trường lạ, âm thanh lạ. Từ đó bé sẽ có thêm thông tin, hình ảnh, hình khối, màu sắc, âm thanh, tự nhiên bên trong sẽ xuất hiện sự tự tin. Chắc chắn khi ấy trẻ sẽ có thêm những trải nghiệm cuộc sống rất thú vị.

Trong 3 năm đầu đời, trẻ học qua thông tin rất ít, chủ yếu qua hình ảnh và phản ánh chính xác những điều người lớn dạy cho mình. Khi nhìn thấy mọi người lễ phép với ông bà nội ngoại, bé nhìn thấy sẽ tự động lễ phép với ông bà, bố mẹ. Vì vậy muốn dạy con biết lễ phép, bố mẹ cần thay đổi cách hành xử của mình cho phù hợp để làm gương.

Tự tin là giá trị của chính bản thân bé, còn lễ phép là giá trị của cộng đồng, kính trên nhường dưới. Để dạy cho bé tính lễ phép, chỉ cần cho bé nhớ 4 chữ: Cảm ơn – Xin lỗi – Đi thưa – Về chào. Khi con cư xử trong môi trường gia đình, môi trường xung quanh, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ mà trẻ thực hành một cách nhẹ nhàng, duyên dáng, thật lòng, thì hãy yên tâm rằng khi bé bước ra ngoài cuộc sống sẽ không quá tự cao, cũng không quá rụt rè nhút nhát.

Sự trung thực là điều cuối cùng phụ huynh cần dạy cho bé trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Tuy nhiên, hầu hết bậc cha mẹ trẻ hay quên điều này.  Khi dạy trẻ, hãy tâm niệm rằng: “Nếu con giỏi sẽ có người giỏi hơn con, nếu con giàu sẽ có người giàu hơn con, nhưng nếu con trung thực thì sẽ không có ai trung thực hơn con, vì bản chất của sự trung thực là trung thực”.

Để dạy cho trẻ trung thực, bước đầu tiên, đơn giản nhất, chỉ cần dạy cho bé gọi tên đúng sự việc. Trung thực là câu chuyện cha mẹ có thể đúc kết từ cuộc sống, từ cách cư xử hàng ngày để nói chuyện với con và dạy cho con.

Khi trẻ đã có sự tự tin, lễ phép và sự trung thực, sau này trưởng thành bé sẽ biết không gây tổn hại cho bản thân, không gây tổn hại cho người khác. "Đừng để ý quá nhiều về thế giới hữu hình. Hãy chú trọng nhiều đến thế giới vô hình, bao gồm ý thức, nhân cách, quá trình định hình nhân cách quan trọng nhất là tự tin, lễ phép, trung thực. Từ đó trẻ có một năng lực để chơi, đón nhận thông tin mới, khoảng không gian càng lớn. Với ba giá trị này thì bé sẽ đứng vững khi bước ra thế giới bên ngoài", ông Dũng khuyên.

Bên cạnh đó, phụ huynh đừng quên dạy cho con nói điều mình làm và làm điều mình nói. "Trong quá trình trưởng thành, cha mẹ cần dạy cho con cách đón nhận những quan điểm trái chiều, xây dựng nhân cách cho con. Nuôi con là việc không hề đơn giản, dạy con là một hành trình gian truân đến suốt đời", theo thạc sĩ Đinh Dũng…

Thụy Ân

Ngoài thời gian ở lớp được tiếp xúc với cô giáo và bạn bè, còn lại phần lớn thời gian của trẻ là ở gia đình. Vì vậy, việc có ý thức tạo một môi trường thuận lợi có thể giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển, sử dụng ngôn ngữ. Chú trọng và ý thức được điều này, gia đình cũng sẽ tạo lập được con đường vững chắc trong việc hình thành và bồi đắp nhân cách cho trẻ. Cha mẹ và người lớn phải là tấm gương về ngôn ngữ để hàng ngày trẻ soi vào. Trẻ học một cách vô thức từ cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ, sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ  của người lớn, và rất thích bắt chước, làm theo. Vì vậy, người lớn trong gia đình phải ý thức được điều này để định hướng, giúp đỡ trẻ. Bố mẹ cần nói những câu đơn giản, rõ ràng để cho trẻ noi theo. Giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ dịu dàng, tình cảm, yêu thương thì trẻ cũng sẽ có được ngôn ngữ như vậy. Hàng ngày, khi người lớn nói chuyện với nhau cần đúng mực, dùng câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, bố mẹ lễ phép với ông bà, tôn trọng và yêu thương nhau. Còn nếu người lớn nói năng cục cằn, hay văng tục, nói bậy, thiếu tôn trọng nhau thì không thể trông mong trẻ nói năng lễ phép, ngoan ngoãn được. Điều tối kị mà các nhà ngôn ngữ khuyến cáo là không được cãi nhau trước mặt trẻ. Bạn nên tăng cường sử dụng các câu hỏi lựa chọ để trẻ trả lời. Ví dụ: “Con thích ăn trái táo hay quả cam?; con thích mặc chiếc váy màu đỏ hay màu xanh?”. Đồng thời, cũng cần mở rộng những câu nói ngắn, câu cụt của trẻ thành các câu dài hơn, chú ý sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, các từ láy giàu giá trị biểu cảm trong tiếng Việt để  làm phong phú ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ, khi đi chơi công viên, trẻ có thể ngạc nhiên trước hồ nước rộng và nói “ hồ nước to quá”, bạn có thể nói  “đúng rồi con ạ, hồ nước rộng mênh mông”; nhìn thấy con mèo có đôi mắt màu xanh, rất lạ, trẻ có thể nói “ mắt mèo xanh quá”, bạn khẳng định lại cho bé “ đúng lắm, mèo con có đôi mắt xanh, sáng  long lanh”; hoặc thêm vào “ dáng đi của nó thật uyển chuyển, mềm mại”…Ở nhà, ra phố, đi chợ, đi chơi…luôn luôn có những hình ảnh, sự kiện mới, người lớn cần nhân lúc đó, giới thiệu từ mới cho trẻ. Cứ như vậy, vốn từ ngữ của trẻ sẽ phát triển, trẻ sẽ thích thú sử dụng vốn ngôn từ phong phú của mình một cách uyển chuyển, linh hoạt. Khi trẻ nói ngọng, dùng từ sai ta cần uốn nắn, nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, kịp thời và kiên nhẫn. Không được mắng hay chế giễu trẻ làm các em mất tự tin, ngại giao tiếp, sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến tâm lí và tình cảm của trẻ, không đơn thuần là về ngôn ngữ . Khi trẻ nói bậy, nói tục cần làm cho trẻ thấy đó là ngôn ngữ không đúng để trẻ tránh, không kết luận rằng trẻ như vậy là  láo, hư đốn. Hằng ngày cha mẹ nhất thiết phải dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Chúng ta có thể tận dụng thời gian lúc tắm cho trẻ hay trên đường đón trẻ về nhà, hỏi thăm về công việc, nội dung mà trẻ đã học, làm trong ngày; hỏi trẻ về những người bạn, về tình cảm, cảm xúc của trẻ trong ngày hôm đó… Trẻ sẽ tất hào hứng “ôn lại” những hoạt động của mình trong suốt cả ngày, bạn đồng thời củng cố được mối liên hệ chặt chẽ và lòng tin cậy đối với trẻ. Các góc của gia đình có thể để những giá sách nhỏ đó là phòng khách, phòng ăn. Trên tường trong phòng của bé bạn có thể treo những bức tranh theo chủ đề: hoa quả, thế gới động vật, thực vật, đại dương… kèm theo chữ viết rồi hướng dẫn trẻ tìm hiểu, gọi tên. Khoảng một tháng một lần, bạn nên gỡ các bức  tranh đã quen đi và thay bằng bức mới [khoảng hai bức cho một lần] Bên cạnh đó, việc tạo ra những góc học tập và tiến hành những hoạt động có chủ đích hướng tới việc học trong gia đình cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể xây dựng cho bé một “khu vườn văn học”  với một góc học tập riêng, có tủ hoặc giá sách. Việc lựa chọn sách là rất quan trọng. Các cuốn sách nên có đó là những tập thơ dành cho thiếu nhi, ca dao, đồng dao; truyện tranh, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết… Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các tác phẩm nổi tiếng giàu giá trị văn học như Truyện Kiều, thơ văn của Hồ Chủ Tịch…, một số tác phẩm văn học kinh điển nước ngoài: thơ Tagor, Êxênin; truyện ngắn của Pau- tốp-xki, Ais-ma-tốp; tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, Anh, Pháp… Đây là những kho tàng tri thức quí báu, những viên ngọc sáng của nhân loại. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để mua được những cuốn sách có chất lượng, phù hợp với trẻ.

Hàng ngày, dành thời gian đọc cho trẻ nghe; có thể vào những lúc bạn rảnh rỗi hoặc trước khi đi ngủ. Chúng ta có thể phân chia ra những phương pháp đọc khác nhau: đọc có chủ đích và đọc vô thức. Đọc có chủ đích là hoạt động đọc hướng tới những mục đích nhất định. Đối với những bài thơ, ca dao, đồng dao bạn đọc thật diễn cảm, thể hiện được nhịp điệu và cảm xúc để trẻ cảm nhận được. Sau đó, có thể dạy cho trẻ học thuộc lòng , giảng giải cho trẻ nghe ý nghĩa cơ bản của tác phẩm. Ví dụ khi đọc đoạn ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen 
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

             Bạn đọc đúng nhịp 2/2 “Trong đầm/ gì đẹp…”  và ngắt nhịp ở cuối mỗi câu 6/8 để bé yêu cảm nhận được âm điệu du dương, tha thiết của nhịp thơ lục bát. Sau đó,  bạn khuyến khích bé đọc cùng, nhắc những đoạn quên… để bé thuộc đoạn thơ. Rồi cùng trao đổi : “Con biết đoạn thơ nói gì không nào? À, đoạn thơ tả vẻ đẹp của hoa sen? Hoa sen đẹp thế nào nhỉ? Lá màu xanh, bông sen màu trắng, nhị hoa màu vàng…Thế con có biết nhị hoa là cái gì không…? Cứ như vậy, bạn cùng bé khám phá vẻ đẹp vô cùng phong phú của mỗi bài thơ/đoạn thơ. Đối với truyện cổ tích, truyền thuyết, câu đố cũng vậy. Đọc, tìm hiểu, kể lại, nhập vai, trả lời… là những hoạt động trẻ rất thích thú. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả năng nghe và nắm bắt ngôn ngữ nhanh chóng của trẻ.
Cách đọc vô thức nên thực hiện với các tác phẩm văn học lớn của nhân loại.  Bạn hoàn toàn có thể cho trẻ tiếp xúc bằng cách đọc từng đoạn, từng phần.  Ở đây chúng ta không hướng tới những mục đích cụ thể như cách đọc có chủ đích, mà đọc như một trò chơi. Đừng lo trẻ nhàm chán, ngược lại, trẻ sẽ rất say mê và hứng thú trước những thế giới ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, giàu giá trị biểu cảm và gợi tả của các tác phẩm này.  Tôi đã từng đọc bộ Tam Quốc/ đọc Truyện Kiều, thơ Exênin… cho cháu 5 tuổi nghe. Dường như chúng bị cuốn hút vào một thế giới kì diệu huyền bí nào đó, rất say sưa. Mỗi khi nghĩ rằng chúng chẳng hiểu được, mình đọc bằng mắt, lập tức cháu yêu cầu tôi đọc to lên. Theo lí thuyết của nhà phân tâm học nổi tiếng S.Feud [người Đức] và K. Jung [người Thụy Sĩ] thì mỗi đứa bé không chỉ được thừa hưởng bộ gen di truyền về mặt sinh học của tổ tiên, mà còn kế thừa  sự  phát triển về mặt tinh thần hàng mấy chục vạn năm của nhân loại. Freud cũng cho rằng phần chính tâm lí con người được ẩn chứa trong cõi vô thức. Vì vậy, đọc vô thức có tác dụng rất lớn, để khơi gợi những tình cảm phong phú trong thế giới tinh thần của trẻ, có thể trẻ chưa thể hiểu hết được ý nghĩa sâu xa nhưng tình yêu văn thơ, ngôn ngữ và tâm hồn … trẻ sẽ được bồi bổ hằng ngày. Đối với trẻ có biểu hiện tự kỉ hoặc rối nhiễu về tâm lí cần phải quan tâm đặc biệt hơn. Phát triển ngôn ngữ là cách ngắn nhất để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, giao tiếp và chia sẻ để gắn kết với mọi người. Bằng ngôn ngữ, bạn sẽ thể hiện được tình cảm, sự quan tâm, yêu mến với trẻ. Phải dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với trẻ, đừng nản lòng nếu trẻ chưa hào hứng nói chuyện. Kiên trì trò chuyện, chơi cùng trẻ, đọc những vần thơ giàu tình cảm dịu dàng, truyện  tranh… dần dần trẻ sẽ chú ý và sẽ nói chuyện với bạn. Khi trẻ sử dụng được ngôn ngữ, tức là trẻ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn yếu đuối, tự kỉ để đến với thế giới rực rỡ, tươi vui của mọi người.

Tri thức và văn hóa của loài người đến với trẻ bằng ngôn ngữ. Vì vậy, việc chú ý tạo một môi trường thuận lợi để trẻ phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng. Nó đặt những nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Bằng tình yêu thương và sự quan tâm của bạn dành cho bé, bé yêu của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ và có một cuộc sống phong phú, tươi đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề