Tại sao cứ cảm thấy khát nước

Nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy khát nước có thể vì bị mất nước, không uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước dù đã uống khá nhiều nước trong ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, hãy tham khảo thông tin từ bài viết sau.

1. Khô Miệng

Triệu chứng khô miệng hay chứng Xeostomia thường bị nhầm lẫn với việc khát nước. Nguyên nhân là do sự suy giảm của tuyến nước bọt. Ngoài ra, khô miệng cũng xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên uống nước từng ngụm nhỏ hoặc thi thoảng nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Triệu chứng khô miệng thường bị nhầm lẫn với việc khát nước

2. Đái Tháo Đường

Giám đốc y tế của UPMC Urgent Care Bắc Hungtingdon ở Pennsylvania - Tiến sĩ Heather Rosen giải thích rằng khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ gây áp lực đến thận, dẫn tới sản xuất nước tiểu nhiều hơn để giảm lượng glucose dư thừa.

Đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bạn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt kèm theo việc sụt cân, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để biết mình có bị tiểu đường hay không.

Nếu bạn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt kèm theo việc sụt cân,  nên đến bệnh viện kiểm tra ngay

3. Đái Tháo Nhạt

Đái tháo nhạt có triệu chứng tương tự mất nước, bệnh này xảy ra do mất sự cân bằng Hormone ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước. Vì đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước tạo những cơn khát thường xuyên.

4. Huyết áp thấp

Khi tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Lúc này cơ thể sẽ có những cơn khát để bạn bổ sung nước vào máu nhằm làm tăng huyết áp.

Khi cơ thể sẽ có những cơn khát liên tục có khả năng bạn đang bị chứng tăng huyết áp

5. Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu gây ra, cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu đồng thời giảm lượng chất lỏng nên cơn khát nước được kích hoạt để bù đắp lại.

Từ các thông tin trên có thể thấy, nếu cơn khát của bạn kéo dài thường xuyên thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Đồng thời, nhớ uống đủ 2 lít nước sạch mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Và đừng quên lựa chọn thiết bị lọc nước tại nước uống trực tiếp tại vòi Torayvino MK204MX với tính năng loại bỏ 99,99% vi khuẩn, tồn dư Clo trong quá trình xử lý nước và các tạp chất khác; mang đến nguồn nước sạch và an toàn cho bạn và cả nhà.

Cùng Torayvino uống đủ 2L nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe gia đình

admin / 0 Bình luận / 26/ 01/ 2021

Cảm giác khát thỉnh thoảng xảy ra phổ biến ở tất cả chúng ta, tuy nhiên đối với một số người, cảm giác khát lại là tình trạng mãn tính. Theo nghiên cứu của Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ [NIH], 21,3 phần trăm nam giới và 27,3 phần trăm nữ giới mắc chứng khô miệng mãn tính. Nếu bạn nằm trong số này, bạn nên quan tâm về tác động của chứng khô miệng và khô cổ họng. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng này.

Khô Miệng Là Tình Trạng Rất Nghiêm Trọng

Khô miệng không chỉ là cảm giác khát nước và khó chịu. Nếu bạn bị khô miệng mãn tính, việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Tình trạng này xảy ra là bởi nước bọt, ngoài chức năng duy trì độ ẩm cho miệng của bạn; còn có một vai trò vô cùng quan trọng là rửa trôi các hạt thức ăn thừa khỏi răng. Không có đủ nước bọt, nguy cơ sâu răng của bạn sẽ tăng lên, theo Viện Nghiên Cứu Nha Khoa Và Sọ Mặt Quốc Gia Hoa Kỳ. Nước bọt cũng bảo vệ răng của bạn khỏi các axit trong thực phẩm và đồ uống, và nếu không có lớp bảo vệ này, men răng của bạn cũng có nguy cơ bị ăn mòn.

Các Biện Pháp Điều Trị Tại Nhà Đối Với Chứng Khô Miệng Và Khô Cổ Họng

Có rất nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để kích thích tuyến nước bọt và khiến cho miệng và cổ họng của bạn dễ chịu hơn. Uống đủ nước trong ngày và giữ độ ẩm tại nơi ở của bạn có thể giúp cho miệng của bạn có đủ độ ẩm cần thiết. Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường cũng có thể giúp kích thích tuyến nước bọt của bạn. Điều quan trọng là bạn cần chọn các loại kẹo không đường, nếu không bạn có thể bị sâu răng.

Nha sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi loại thực phẩm mà bạn đang ăn. Thực phẩm giòn như khoai tây chiên hoặc bỏng ngô có thể làm khô miệng của bạn, trong khi thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây có thể giữ độ ẩm cần thiết cho miệng của bạn.

Các Loại Dược Phẩm Có Ích

Các biện pháp điều trị tại nhà không phải lúc nào cũng đủ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chứng khô miệng, nha sĩ của bạn có thể giúp bạn điều trị tận gốc vấn đề. Các nha sĩ có thể giới thiệu cho bạn các sản phẩm như nước bọt nhân tạo, giúp làm ẩm miệng của bạn. Nước bọt nhân tạo thường là một loại thuốc xịt hoặc gel mà bạn sử dụng trong miệng bất cứ khi nào cảm thấy khô miệng. Nha sĩ của bạn cũng có thể kê toa cho bạn giúp kích thích tuyến nước bọt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem đánh răng được thiết kế để không làm miệng mất nước nhiều như kem đánh răng thông thường, hãy thử Kem Đánh Răng Dành Cho Người Khô Miệng PreviDent® 5000 Dry Mouth [1.1% Sodium Fluoride] [Chỉ Được Sử Dụng Khi Có Chỉ Định Của Bác Sĩ], được biết đến với công dụng ít gây kích ứng hơn và ít gây khô miệng hơn. Sử dụng loại kem đánh răng này sẽ giúp miệng có bạn có đủ độ ẩm cần thiết và giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái. Loại kem đánh răng này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, vì vậy hãy hỏi ý kiến nha sĩ của bạn về nó.

Có Nhiều Nguyên Nhân Khác Gây Ra Khô Miệng

Có nhiều vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng khô miệng, vì vậy nếu nha sĩ chẩn đoán bạn bị khô miệng, sau khi gặp nha sĩ, bạn cần đi khám tổng quát. Theo Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ [NIH], chứng khô miệng có liên quan đến các vấn đề như trầm cảm, lo lắng, thiếu dinh dưỡng và rối loạn tự miễn. Rối loạn tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus và hội chứng Sjogren.

Khô miệng mãn tính cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc giảm đau hoặc hen suyễn. Nếu thuốc là nguyên nhân gây khô miệng, bạn cần điều chỉnh đơn thuốc hoặc cần phải được kê đơn thuốc khác.

Khô miệng và khô cổ họng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nếu bạn luôn cảm thấy khát và không có dấu hiệu dừng lại, bạn cần phải gặp nha sĩ của mình. Các nha sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giữ an toàn cho răng của bạn trước ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước bọt.

Tìm hiểu thêm về nước bọt nhân tạo trong bộ tài liệu Chăm sóc sức khỏe răng miệng của Colgate.

Nguyên nhân chính khiến chúng ta cảm thấy khát là vì bị mất nước, uống không đủ nước. Nhu cầu về nước của mỗi người là khác nhau. 

Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng chúng ta nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày [1 ly khoảng 240ml, tương đương 1,6 - 2 lít/ngày, lượng nước này bao gồm cả sữa, trà, cà phê, nước hoa quả...].

Nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước dù đã uống khá nhiều nước trong ngày thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. 

Khô miệng

Triệu chứng xeorstomia hay khô miệng thường bị nhầm lẫn với việc khát nước, thiếu nước nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự suy giảm của tuyến nước bọt. Ngoài ra, khô miệng cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc theo toa, thuốc dị ứng, thuốc chóng mặt.

Nếu tuyến nước bọt không tiết đủ khiến miệng bị khô và dẫn tới các biểu hiện khác như hơi thở hôi, khó nhai... 

Để khắc phục tạm thời tình trạng này, bạn có thể thường xuyên uống từng ngụm nước nhỏ hoặc thỉnh thoảng nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Về lâu dài, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.

Đái tháo đường

Giám đốc y tế của UPMC Urgent Care Bắc Hungtingdon ở Pennsylvania - Tiến sĩ Heather Rosen giải thích rằng khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ gây áp lực đến thận, dẫn tới sản xuất nước tiểu nhiều hơn để giảm lượng glucose dư thừa.

Đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bạn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt kèm theo việc sút cân, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để biết mình có bị tiểu đường hay không.

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự như mất nước. Bệnh này xảy ra do mất sự cân bằng hormone ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước. Vì đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước nên những cơn khát thường xuyên xuất hiện.

Huyết áp thấp

Khi tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Lúc này, cơ thể ra tín hiệu khát để bạn bổ sung nước vào máu nhằm làm tăng huyết áp

Ngoài khát nước, khi bị huyết áp thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung...

Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu gây ra. Cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu đồng thời giảm lượng chất lỏng nên cơn khát được kích hoạt để bù đắp lại.

Ngoài ra, biểu hiện của thiếu máu có thể là mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhức đầu, tim đập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt...

Tốt nhất, khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để các y bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề