Tại sao con người cảm thấy lạnh

25/12/2017 Tác giả: 5.080 lượt xem

Nóng lạnh là cảm giác bình thường của cơ thể nhưng nếu bạn cảm thấy bàn tay, bàn chân và cơ thể luôn lạnh run ngay khi thời tiết ở nhiệt độ cao thì đó không còn là dấu hiệu bình thường nữa mà cảnh báo tình trạng sức khỏe cần lưu tâm.

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Nếu cơ thể bạn luôn lạnh run ngay khi thời tiết ở nhiệt độ cao thì đó không còn là dấu hiệu bình thường nữa mà cảnh báo tình trạng sức khỏe cần lưu tâm.

  • 1. Rối loạn tuyến giáp
  • 2. Cơ thể quá gầy
  • 3. Thiếu sắt
  • 4. Tuần hoàn kém
  • 5. Mất nước
  • 6. Thiếu vitamin B12
  • 7. Mắc bệnh đái tháo đường

1. Rối loạn tuyến giáp

Luôn luôn cảm thấy lạnh là một trong những dấu hiệu sớm của chứng suy giáp, có nghĩa là tuyến giáp không tiết đủ hormon cần thiết để duy trì tốt chức năng. Nếu không đủ hormon này, sự trao đổi chất sẽ chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt khiến người bệnh luôn có cảm giác lạnh.

2. Cơ thể quá gầy

Trọng lượng cơ thể thấp có thể khiến bạn cảm thấy lạnh do 2 nguyên nhân:

  • Thứ nhất, khi bị thiếu cân bạn sẽ thiếu một lượng chất béo cần thiết trong cơ thể để bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ lạnh.
  • Thứ hai, do chỉ số khối cơ thể thấp nên bạn không có nhu cầu ăn hoặc ăn rất ít làm lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ, làm giảm sự trao đổi chất dẫn đến không tạo đủ nhiệt để làm ấm cơ thể.

3. Thiếu sắt

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Thiếu sắt là một trong những lý do phổ biến gây lạnh mạn tính.

Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể, mang nhiệt và các chất dinh dưỡng khác vào mọi tế bào trong hệ thống của bạn. Vì vậy thiếu sắt là một trong những lý do gây lạnh mạn tính.

4. Tuần hoàn kém

Nếu chỉ bàn tay và bàn chân của bạn luôn có cảm giác lạnh nhưng các phần còn lại của cơ thể bạn cảm thấy bình thường thì rất có thể do rối loạn tuần hoàn máu hoặc vấn đề về tim.
Margarita Rohr tại Trung tâm Y tế NYO Langone ở thành phố New York, Mỹ lý giải, lạnh tay chân dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc tắc nghẽn động mạch ngăn không cho máu chảy vào ngón tay và ngón chân của người bệnh.

5. Mất nước

Khoảng 60% cơ thể của con người là nước, nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu uống đủ nước, nước sẽ  giúp giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể bạn luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.

6. Thiếu vitamin B12

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Thiếu vitamin B12 cũng khiến cơ thể bạn luôn có cảm giác lạnh

Cơ thể cần vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu có chứa oxy trong hệ tuần hoàn. Nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hoặc làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến tình trạng lạnh mạn tính. Thiếu B12 cũng có thể là do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vì vậy, bạn nên ăn nhiều thịt nạc, cá và sữa…

7. Mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên dẫn đến sự ớn lạnh ở bàn tay, bàn chân. Cảm giác này lại được hệ thống thần kinh ngoại biên cảm nhận và thông báo cho não về nhiệt độ nên cơ thể cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh.
Nếu cần tư vấn bất cứ vấn đề gì về sức khỏe  bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể

Những cơn mưa đột ngột hay thời điểm chuyển mùa dễ khiến nhiều người bị cảm lạnh. Vậy đây là chứng bệnh gì và làm cách nào để điều trị khi mắc phải? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin cần biết về vấn đề này trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho mùa thu và mùa đông đang tới gần nhé.

12/06/2020 | Hướng dẫn mẹ cách trị cảm lạnh cho trẻ nhỏ và những điều cần lưu ý
16/05/2020 | Trẻ bị cảm lạnh: Cha mẹ cần xử trí ra sao?

1. Cảm lạnh là gì

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.

Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển. 

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Cảm khi lạnh là một bệnh lý phổ biến của đường hô hấp trên

Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

2. Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 - 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 - 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất.

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Nghẹt mũi, khó thở.

  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.

  • Ho.

  • Đau họng, viêm họng.

  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.

  • Hắt hơi.

  • Sốt nhẹ.

  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ khi nhiễm bệnh

Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó bạn còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để nhận được điều trị kịp thời nếu bệnh không thể tự khỏi.

3. Khi nào cần đến bệnh viện

Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như: 

  • Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.

  • Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.

  • Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.

  • Bị xoang nghiêm trọng.

Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi bị Sốt 38 độ C.

  • Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.

  • Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.

  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.

  • Chán ăn, mệt mỏi.

  • Đau tai, đau đầu.

  • Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

4. Phương pháp điều trị 

Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số các biện pháp điều trị đơn giản cũng hết sức hiệu quả và đã được áp dụng rất nhiều như vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ, uống nhiều nước ấm.

Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 - 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Uống nước nhiều ấm, tốt hơn là nước chanh mật ong hoặc nước gừng, giúp bạn làm tan đờm trong cổ họng, giảm ho và giảm cơn đau họng, đồng thời giữ ấm cho cơ thể.

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Uống trà gừng, trà chanh mật ong ấm giúp cải thiện tình trạng bệnh

5. Các biện pháp phòng tránh

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.

  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.

  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tại sao con người cảm thấy lạnh

Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào mang đến cho khách hàng những dịch vụ khám chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân, hãy nhấc máy liên hệ ngay tới hotline của MEDLATEC 1900.56.56.56 để được giải đáp và tư vấn.