Tại sao chiên bánh tai yến không phồng

Có thể bạn chưa biết, bánh tai yến là một loại bánh dân dã với nguyên liệu chính là bột gạo. Rìa bánh giòn rụm còn bên trong thì dẻo dẻo, mềm mềm, hơn nữa khi ăn sẽ có vị ngọt, kèm theo chút béo, rất được yêu thích. Vậy nên còn chờ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bánh tai yến bằng nồi chiên không dầu ngay tại nhà cực dễ sau đây.

Làm bánh tai yến không hề khó, cho nên với lượng nguyên liệu dưới đây có thể làm ra khoảng 15 – 16 bánh tai yến hấp dẫn. Để có thể bắt tay vào thực hiện món bánh yếu lạ miệng này bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sau đây:

  • Bột gạo 270gr
  • Bột năng 30 gr
  • Bột nếp 30 gr
  • Trứng 1 quả
  • Nước cốt dừa 230 gr
  • Đường trắng 150g
  • Bột vani 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 250ml
  • Muối 1 muỗng cà phê

Tham khảo: Chia sẻ cách làm bánh da lợn bằng nồi cơm điện ngon dễ nhất

Cách làm bánh tai yến không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, đặc biệt là khi nhà bạn đã có nồi chiên không dầu. Còn việc tiếp theo chỉ là thực hiện theo hướng dẫn làm bánh tai yến đơn giản ngay sau đây.

XEM THÊM:  Ăn gì ở Đà Nẵng? Review Top 8 món ngon Đà Nẵng nổi tiếng

Bước 1: Đánh trứng

Đầu tiên là đập 1 quả trứng cho vào tô sau đó dùng cây đánh trứng đánh tan đều lòng đỏ và lòng trắng chứ không đánh bông, tiến hành cho 160ml nước lọc vào khuấy đều.

Bước 2: Trộn hỗn hợp bột

Tiếp đó cho tô lớn 270gr bột gạo, 30gr bột nếp, 30gr bột năng cùng với 1 muỗng cà phê bột vani. Cho phần trứng gà đã chuẩn bị trước đó lọc qua rây vào hỗn hợp bột, dùng phới dẹt trộn đều để cho hỗn hợp bột hòa quyện.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Cho nồi nhỏ lên bếp rồi cho vào nồi 150gr đường, 1 muỗng cà phê muối cùng với 230gr nước cốt dừa. Khuấy tan cũng như đun hỗn hợp đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi nhẹ rồi tắt bếp.

Bước 4: Trộn và ủ bột

Ở bước này cho từ từ phần nước cốt dừa vừa nấu vào phần bột bánh, tiếp đó trộn nhẹ rồi dùng tay nhào cho bột hoà quyện từ từ để không bị vón cục.

Sau khi nhồi khoảng 3 phút thì thấy hỗn hợp bột đã mịn, còn mềm ẩm, dính tay thì bắt đầu cho tất cả phần nước cốt dừa còn lại vào bột. Tiến hành khuấy đều để tạo thành 1 hỗn hợp sánh loãng, hơi sệt lại rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc tô bột lại và ủ bột từ 4 – 6 tiếng.

Bước 5: Nướng bánh

  • Lời khuyên là bạn nên cho bột vào từng khuôn nhỏ hoặc nặn thành từng miếng nhỏ, tròn có độ kết dính trên một khay nhỏ làm từ giấy bạc để tránh bị chảy hay biến dạng.
  • Làm nóng nồi chiên không dầu trước đó ở mức nhiệt độ 170 độ C trong 5 phút, sau đó cho bánh vào nướng 10 phút. Bạn nên nhớ là công suất của mỗi nồi chiên là khác nhau, cho nên hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

XEM THÊM:  Top 8 Đặc sản Đồng Nai ngon, được thực khách yêu thích nhất

Bước 5: Hoàn thành

Khi thấy viền bánh tai yến đã có màu vàng thì lật sang mặt bên kia. Hãy tiếp tục chiên bánh đến nào thấy bánh chín vàng đều hai mặt, tai bánh cao cùng viền bánh phồng phồng lên thì có thể nhấc ra khỏi nồi chiên.

  • Tham khảo: Cách làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu ngon cực

Khi hoàn thành thì bánh tai yến thơm ngon, giòn bên ngoài và mềm dẻo bên trong. Bánh nên ăn ngay lúc vừa làm xong thì ngon không phải bàn, có được độ giòn rụm bất ngờ.

Bánh khi ăn có độ ngọt vừa phải cùng với vị thơm béo của nước cốt dừa vô cùng bắt miệng. Bánh sẽ đỡ ngán nếu bạn chấm thêm với một ít tương ớt cay cay cho trọn vị. Đặc biệt bánh tai yến cũng sẽ thích hợp để ăn vào những khi tiết trời hơi se lạnh, thưởng thức hương vị đậm đà và thưởng thức ly trà thì thật là tuyệt vời.

Khi đã nắm được cách làm bánh tai yến, việc bạn cần quan tâm tiếp theo là cách bảo quản thành phẩm được lâu mà vẫn giữ trọn hương vị.

Sau khi làm xong bạn cần phải chờ bánh thật nguội hẳn rồi mới tiến hành đem đi bảo quản. Đừng để món bánh tai yến nóng vì nếu mọi người để nóng rồi cho vào tủ lạnh không chỉ khiến không bảo quản được lâu mà bánh còn bị nhớt nữa.

Ngoài ra bạn có thể trút bánh vào hũ/ bình có nắp sạch đậy kín lại nếu ăn trong thời gian nhanh chóng. Với bánh tai yến khi bảo quản khô ráo có thể lưu trữ bánh ở nhiệt độ phòng, nơi không ẩm ướt được. Miễn sao mỗi lần lấy bánh ra đều đậy kín nắp lại thì bánh vẫn sẽ giữ được độ giòn tương đối.

XEM THÊM:  Chia sẻ 3 cách chưng yến vừa ngon lại mang hiệu quả tốt nhất

Tuy nhiên việc bảo quản bánh tai yến trong tủ lạnh vẫn là tốt nhất bởi nhiệt độ trong ngăn này có thể bảo quản bánh đến vài tuần. Giúp bánh không bị “ra mồ hôi”, mọc nấm, mốc, giữ được độ ngon như lúc mới làm.

  • Tham khảo: Bật mí cách làm bắp rang bơ bằng nồi chiên không dầu cực dễ

Vậy là chúng tôi đã vừa chia sẻ tới bạn cách làm bánh tai yến thơm ngon tại nhà với nồi chiên không dầu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cũng như giúp bạn có thêm một món bánh độc đáo vào sổ tay nội trợ của mình. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để nhận được nhiều topic ẩm thực thú vị khác nữa nhé!

Có thể giờ đây bánh tai yến không còn được trẻ con thôn quê hay thành phố thích nữa vì những món mới hấp dẫn được sự thu hút nhiều hơn. Những thứ bánh dân dã xưa kia trở nên lạc điệu vì vậy chả còn nhà ai làm ăn hay thấy bán nữa. Nhớ khi xưa, mỗi lần tôi về quê là được ngoại làm cho ăn đủ loại bánh, hết bánh này đến bánh khác.

Bà ngoại tôi có nghề làm bánh tai yến. Nghe mẹ tôi nói khi các dì tôi còn nhỏ thì mỗi ngày ngoại đều làm bánh bán tại nhà, còn chiên thêm hai mâm bánh cho dì Bảy, dì Tám bưng đi bán dạo.

Nguồn ảnh: internet

Bánh tai yến màu trắng ngà, hình tròn, có núm chính giữa nhô cao lên, cái vành cong ra ngoài được chiên giòn vàng sậm, rìa bánh có răng cưa. Nói chung là nhìn nó giống như cái nón đội đầu rộng vành của phụ nữ, mặt dưới giống cái bông cúc lớn.

Thời gian tôi được nghỉ hè, về sống ở nhà ngoại thì ngoại tôi đã già, không còn làm bánh bán nữa. Ngoại truyền nghề lại cho mẹ tôi, sau năm 1975 mẹ tôi cũng chiên bánh tai yến bán ở chợ xóm gần nhà. Sau này mẹ chuyển lên thành phố, đổi qua làm nghề khác trước khi có tôi nên tôi không biết đến món này. Chỉ những lúc về quê, ở với ngoại thì mới được ngoại làm cho ăn mà thôi.

Các loại bánh khác thông thường người ta dùng cái chảo sâu lòng bự chảng để chiên một lần được nhiều cái bánh, riêng bánh tai yến phải dùng cái chảo nhôm nhỏ xíu có phần đáy thụng sâu xuống chớ không chiên bằng chảo đáy phẳng được. Chảo nhỏ xíu được làm bằng nhôm máy bay là tuyệt vời nhứt, nhôm dày, chắc, độ co giãn tốt, đáy chảo muốn sâu hay cạn, thụng xuống tới cỡ nào người dùng có thể lấy cái chày đâm tiêu dộng thêm cho đến khi vừa ý mà không sợ bị lủng chảo.

Dùng chảo nhỏ vì chiên bánh tai yến mỗi lần chỉ chiên được một cái bánh thôi. Lòng chảo sâu thì khi đổ bột chiên phần giữa của cái bánh sẽ thụng xuống nhiều hơn, sau chiên chín mặt dưới thì lật cái bánh lên sẽ thấy phần núm chính giữa cái bánh nhô cao như cái nón đội đầu, vành bánh cuốn tròn lên như vành nón Mexico, như vậy bánh mới đẹp, người ta kêu là chiên khéo. Bánh chiên xong hình tròn nằm chèm bẹp như cái dĩa thì vẫn ăn được nhưng đem bán sẽ bị chê bánh xấu, khó bán.

Nguồn ảnh: internet

Dụng cụ chiên bánh tai yến cái gì cũng nhỏ, cái chảo nhỏ, cái lò đất nhỏ, cái dá múc bột cán dài nhỏ, cái chén chung lường bột nhỏ xíu, giống như đồ chơi con nít, thành ra tôi thích lắm, mỗi lần ngoại tôi bày đồ ra chiên bánh là tôi rề vô ngồi kế bên chảo bánh thò mặt vô để coi. Ngoại sợ tôi bị phỏng mỡ, phỏng lửa, đuổi tôi đi chỗ khác được một lúc thì tôi xích xích từ từ lại gần cho tới khi thò mặt vô được gần cái chảo mới thôi.

Cái chén chung bằng sành để lường bột chiên bánh là loại chén ở miền Nam dùng đựng hột vịt lộn ăn. Thấy chung nhỏ như vậy chớ mỗi khi ngoại múc chung bột rót vô chảo mỡ, lập tức bột tràn ra phồng lên, chiên xong bánh có đường kính khoảng 7 phân, cũng đâu có nhỏ.

Bánh tai yến làm bằng bột gạo là chính, có pha thêm một phần bột nếp, một phần bột củ năng. Bột gạo nhiều thì bánh mới giòn, thêm chút bột nếp để bánh có chút dẻo và thêm chút bột năng là để bánh dai và hơi trong trong, nhìn đẹp mắt. Thập niên 80, vì thiếu đủ thứ, bánh tai yến chỉ làm bằng bột gạo và đường thùng mà thôi, và chiên bánh bằng mỡ heo, nên bánh cứng, ít xốp, không dai và màu nâu sậm, nhìn không đẹp.

Nguồn ảnh: internet

Pha bột đúng công thức là phải có đủ ba thứ bột trộn đều trong cái thau nhỏ. Nước cốt dừa, vani, đường cát cho vô cái nồi bắc lên bếp khuấy tan [không nấu sôi]. Ðánh tan một cái trứng gà công nghiệp, khuấy đều trong nước lọc. Trước hết rót từ từ nước trứng vô bột, vừa rót vừa nhồi kỹ thật đều. Sau đó rót nước cốt dừa đường vô nhồi tiếp thật đều trong mười phút, thấy đặc quá thì cho thêm nước, mà thấy lỏng quá thì rắc thêm bột gạo. Sao cho thấy bột vừa đủ nhão như bột chiên chuối, chiên tôm là được. Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín thau bột lại để ủ khoảng ba giờ đồng hồ cho bột nở, khi chiên bánh mới xốp.

Chiên bằng dầu thực vật thì “chay mặn đều dùng được”. Hồi xưa người theo đạo Phật ăn chay kiêng trứng gà. Sau này thì ăn chay trường vẫn ăn được trứng gà công nghiệp, người ta lý giải rằng trứng gà công nghiệp không phối giống, không tạo thành phôi gà con, tức bên trong trứng gà công nghiệp không có sự sống nên ăn chay dùng để bồi bổ sức khỏe, không cần phải kiêng. Vani có bán phổ biến trong các chợ, tại các gian hàng hương liệu và màu thực phẩm.

Do phải dùng cái lò nhỏ vừa với cái chảo để chiên, muốn cho lửa lúc nào cũng cháy đượm, cháy đều thì phải chuẩn bị củi chiên bánh bằng cách chẻ nhỏ hơn củi nấu cơm, phơi khô trước đó hai, ba ngày. Nếu dùng cái lò lớn hơn chảo, lửa cháy áp vô chảo thì mỡ trong chảo sẽ bị phựt cháy luôn. Tôi không biết có thể dùng bếp gas để chiên bánh tai yến được hay không vì rõ ràng phần thụng xuống của chảo chiên rất sâu, không thể đặt vững trên bếp gas.

Nguồn ảnh: internet

Ngoại tôi nhúm lửa, chờ củi cháy đượm thì đặt chảo lên lò, xong múc mỡ cho vô chảo chừng một nửa chảo. Trong khi chờ mỡ sôi, ngoại bưng cái mâm trên thau bột xuống đặt qua bàn, lấy cái dá lớn dạo vài vòng cho đều bột rồi múc vài dá vô cái tô lớn, xong bưng mâm trở qua đậy lên thau bột. Lúc này, mỡ trong chảo đã sôi lăn tăn. Ngoại dùng cái dá nhỏ xíu múc bột rót vô gần đầy chung, vét bột dính xung quanh chung xuống rồi nhanh tay rót nhẹ bột vô chảo mỡ. Bột lập tức chảy tràn ra thành hình tròn, sôi bong bóng lên lục bục.

Ngoại chờ khoảng 2 phút, lấy đôi đũa gắp cái bánh lên coi mặt dưới bột đã chuyển thành màu hơi trong trong, vành bánh có màu vàng sậm thì trở mặt trên xuống cho bánh chín đều. Lúc này, phần bột hướng về phía đáy chảo hình thành cái núm tròn nổi nhô cao hẳn lên mặt bánh. Trong khi chờ bánh chín, ngoại lại múc sẵn một chung bột khác để đó. Ðến khi mặt dưới bánh đổi màu vàng sậm thì gắp ra cái tô khác có lót vỉ sắt cho mỡ nhỏ xuống tô, và lập tức đổ chung bột khác vô chảo. Bánh nhỏ hết mỡ mới gắp ra mâm đặt trên bàn.

Ðổ bột vô chảo là một kỹ thuật, đổ nhanh quá, mạnh quá làm mỡ và bột văng tứ tung, mà đổ chậm quá thì bột bị tách rời giữa phần đổ trước và phần đổ sau và nó sẽ không phối hợp với nhau để nở bùng lên như cái bông cúc. Tôi hỏi ngoại tôi sao kêu bánh này là tai yến? Ngoại nói vì nó giống lỗ tai chim yến. Tôi không tin, nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy chim yến cận cảnh nên không cãi được, đành ngồi im. Bánh chiên xong thì phần giữa dai, phần vành giòn tan, phía trong xốp rễ tre như bánh bò, ăn nóng vừa béo, vừa ngọt ngọt, ăn nóng thật là ngon.

Sau này Ngoại mất rồi, tôi cũng ít về quê hơn nên không còn được thấy bánh tai yến hay các loại bánh ngày xưa nữa. Ở Sài Gòn, lâu lâu tôi có thấy một xe bánh tai yến bán dạo gần hồ Con Rùa, mỗi lần muốn ăn phải chạy đi vất vả quá nên thôi. Dần dần món bánh tai yến đi vào quên lãng, muốn tìm kiếm mua ăn cũng khó. Tôi luôn ao ước rằng làm sao những món bánh dân dã này không bị mai một, thất truyền. Ở thời của tôi, còn biết được những món này qua bà, mẹ, các dì, tôi cũng không biết những thời tuổi trẻ thế hệ sau tôi sẽ biết đến những món này không nữa nè.

Video liên quan

Chủ Đề