Tại sao biển Hồng Hải lại mặn hơn biển Hắc Hải

Biển Chết từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới vì độ mặn "khủng" - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo trang World Atlas, nước biển là nước từ các biển hay đại dương với độ mặn khoảng 3,5% - nghĩa là mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối.

Độ mặn này không đồng nhất trên toàn cầu, phần lớn nằm trong khoảng 3,1-3,8%. Lý do của sự khác biệt này là do sự pha trộn với nước ngọt đổ ra từ các con sông hay gần các sông băng đang tan chảy vào biển.

Biển Chết cực mặn, nhưng có nơi khác mặn hơn

Biển Chết nằm trong đứt gãy biển Chết, là một phần của vết nứt dài Đại Thung Lũng dài 6.000km từ dãy Taurus [Thổ Nhĩ Kỳ] đến thung lũng Zambezi ở nam châu Phi. Biển này dài khoảng 75km, nơi rộng nhất và sâu nhất lần lượt là 18km và 400m, với bề mặt nằm ở 417,5m dưới mực nước biển.

Biển Chết thực chất là một hồ siêu mặn vì sự biệt lập với các đại dương khác. Qua thời gian, hồ nước này tích tụ muối từ các dòng sông đổ về và vượt qua độ mặn của nước đại dương. Quá trình này được Edmond Halley [1656-1742], nhà thiên văn địa vật lý nổi tiếng người Anh gọi là phong hóa lục địa.

Ở biển Chết, người ta ghi nhận độ mặn nước khoảng 33,7%, tức gấp gần 10 lần so với độ mặn tiêu chuẩn của nước biển.

Từ xa xưa, biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt với các nhà khoa học và du khách. Ngày nay, khu vực biển Chết đã trở thành một trung tâm nghiên cứu sức khỏe và điều trị lớn nhờ vào hàm lượng khoáng chất của nước, tỷ lệ bức xạ tia cực tím thấp trong ánh nắng Mặt Trời, tỷ lệ rất thấp các chất gây dị ứng khác trong không khí…

Do nổi danh về du lịch và nghiên cứu, nhiều người vẫn cho rằng biển Chết là nơi có độ mặn cao nhất thế giới, tuy nhiên khi xét trên "hạng mục" hồ siêu mặn, biển Chết thua nhiều ứng cử viên khác.

Nước hồ Don Juan Pond không đóng băng ngay cả khi xuống dưới âm 50 độ C - Ảnh: Cool Antarctica

Theo giáo sư U.T.Hammer [1924], tác giả quyển sách Hệ sinh thái các hồ nước mặn trên thế giới, "quán quân mặn" thuộc về hồ Don Juan Pond ở Nam Cực, với độ mặn 47,4%, lớn hơn 10% so với độ mặn của biển Chết.

Hồ Don Juan Pond được phát hiện năm 1961 ở thung lũng khô McMurdo, Nam Cực. Với độ mặn khủng khiếp, nước hồ không bị đóng băng ngay cả ở nhiệt độ dưới -50 độ C.

Giữa thứ hạng của hồ Don Juan Pond và biển Chết còn có đến 5 cái tên khác, lần lượt là hồ Gaet’ale Pond ở Ethiopia, độ mặn 43%; hồ Retba ở Senegal, độ mặn 40%; hồ Vanda ở Nam Cực, độ mặn 35%; hồ Garabogazkol ở Turkmenistan, độ mặn 35%, hồ Assal ở Djibouti, độ mặn 34,8%.

Như vậy, biển Chết không phải là vùng nước mặn nhất thế giới. Nếu nói về kỷ lục, biển Chết chỉ là hồ nước mặn sâu nhất thế giới, với độ sâu gần 400m mà thôi.

Biển đỏ đúng nghĩa là vùng biển mặn nhất thế giới - Ảnh: GETTY IMAGES

Nếu xét trên hạng mục biển "hở" - tức biển kết nối với đại dương, nước biển có độ mặn cao nhất là biển Đỏ [Hồng Hải] với 3,6% ở vùng biển phía bắc và 4,1% ở vùng biển phía nam.

Biển Đỏ có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á, thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden.

Biển Đỏ dài khoảng 1.900 km và chỗ rộng nhất đến hơn 300km, độ sâu tối đa là 2.500m. Nhiệt độ của nước bề mặt được duy trì tương đối ổn định ở mức 21-25°C.

Biển Đỏ được hình thành cách đây khoảng 30 triệu năm trước do chia tách của châu Phi khỏi bán đảo Ả Rập. Hiện nay biển Đỏ vẫn đang mở rộng ra và ở đây có các núi lửa ngầm nhỏ ở các phần sâu. Ngoài độ mặn, biển Đỏ còn nổi danh với những trận gió rất mạnh thổi từ đại dương vào khu vực lân cận.

Biển nhạt nhất ở đâu?

Vịnh Phần Lan là nơi ghi nhận độ mặn thấp nhất trên thế giới - Ảnh: WIKIMEDIA

Theo trang Science Daily, nước biển nhạt nhất được ghi nhận tại vùng nước phía đông vịnh Phần Lan, vốn là một phần của biển Baltic, nằm ở khu vực gần Cực Bắc.

Do nhiều dòng nước ngọt lớn đổ về, trong đó có sông Neva. Độ mặn trên vịnh Phần Lan dao động từ 0,02-0,58% ở bề mặt và 0,03-0,85% ở đáy biển.

Nhiệt độ sông cũng rất lạnh, trung bình xuống gần 0 độ C vào mùa đông. Đến mùa hè, mặt nước cũng chỉ lên đến 15-17 độ C.

Xét trên vị trí địa lý, vịnh Phần Lan là một trong những vùng biển quan trọng khu vực cực Bắc. Vùng biển nằm giữa Phần Lan ở phía bắc, Estonia ở phía nam và Nga ở phía Đông.

Nằm bên vịnh là những thành phố lớn của 3 quốc gia trên, bao gồm thủ đô Helsinki của Phần Lan, thủ đô Tallinn của Estonia và thành phố St.Petersburg của Nga.

TRỌNG NHÂN

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác [cá khô chẳng hạn]. Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất [tươi] còn có ý nghĩa chỉ chủng loại [không phải cá khô]. Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng [không phái ươn] nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa [để chữ bán, bỏ chữ có]. Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh [bán chứ không mua]. Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá [mời khách hãy đốn mua] hay ià mua cá [mang cá đến đổ hán]. Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được[bán, cá,tươi]. Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

Trên thế giới có những vùng biển nổi tiếng có cái tên rất lạ như biển Đen, biển Đỏ, biển Chết. Nghe nói đến rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết được lý do sâu xa tại sao chúng lại được gọi như vậy. Đôi khi chính vì có tên lạ, gây tò mò mà những vùng biển này trở nên nổi tiếng hơn.

Biển Đen

Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa vùng Đông Nam của châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. Nó có diện tích khoảng 422.000 km2, với độ sâu nơi sâu nhất có thể là 2.210m.

Cái tên Biển Đen bắt nguồn từ đâu thật ra đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Lý do mang tính khoa học hơn cả là do màu nước biển ở đây. Dù vẫn là màu xanh lam nhưng Biển Đen có màu xanh đậm hơn bình thường. Màu sắc này là do có nhiều loài tảo màu tối sinh sống trên bề mặt nước vì nồng độ muối của biển khá thấp.

Nước biển nơi đây có màu xanh lam sẫm

Một tranh cãi khác cho rằng cái tên này do người Hy Lạp, Lưỡng Hà đặt từ thời xa xưa. Bấy giờ, họ thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng, ví dụ màu vàng tượng trưng cho Phương Đông, màu đỏ cho Phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Biển Đen nằm ở phía Bắc đất nước Hy Lạp nên được gọi như vậy.

Biển Đen cũng có thể thật sự mang ý nghĩa "đen tối". Vào thời xưa, có nhiều con tàu đã bị chìm ở đây vì thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm. Vì vậy mà người dân gọi là Biển Đen như một lời cảnh báo.

Biển Chết

Biển Chết hay còn gọi là Tử Hải thực chất không phải là biển. Về tính chất, nó vốn là hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa Bờ Tây, Israel, Jordan, cụ thể là trên thung lũng Jordan. Hồ có diện tích 810km2 với độ sâu tối đa là 330m.

Cái tên kỳ dị và khiến người ta sợ hãi của Biển Chết thực sự bắt nguồn từ sự nguy hiểm của nó. Vì độ mặn trong nước quá cao, không có loài cá hay các thủy sinh vật lớn sống được ở đây. Những sinh vật tồn tại được ở Biển Chết là vi khuẩn và nấm mốc rất nhỏ. Những loài cá, sinh vật từ sông Jordan bơi vào biển này đều sẽ chịu chung số phận là chết rất nhanh.

Dẫu vậy, không phải 100% sinh vật sông bơi đến Biển Chết đều không thể sống sót. Vào tầm mùa đông, khi trời mưa nhiều, lượng muối ở hồ sẽ giảm xuống khoảng 30%. Lúc này, các loài tảo có thể sinh sống ở đây.

Có phong cảnh rất đẹp nhưng Biển Chết lại thực sự chết chóc

Lượng muối khổng lồ là nguyên nhân khiến nơi đây trở nên đặc biệt

Biển Đỏ

Không nổi tiếng bằng Biển Đen hay Biển Chết, Biển Đỏ hay Hồng Hải là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương, nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển Đỏ thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Biển Đỏ rộng khoảng 450.000km2 và nơi sâu nhất là 2.500m.

Cũng tương tự như người anh em Biển Đen, Biển Đỏ không hề có màu đỏ thực sự nhưng có chút sắc đỏ. Nguyên nhân nước biển lẫn màu đỏ là do lượng tảo lớn có màu đỏ tên Trichodesmium erythraeum sống ngay trên bề mặt. Nhưng hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn nhất định trong năm. Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ này đến từ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó.

Biển đỏ đôi khi có sắc hồng vì một loài tảo biển

Nguồn: India Times, Live Science

//kenh24.vn/tai-sao-lai-co-nhung-cai-ten-ky-la-nhu-bien-chet-bien-den-bien-do-tuong-kien-thuc-can-ban-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-20220601205316485.chn

Video liên quan

Chủ Đề