Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm hay nhôm sunfat, là một loại muối sunfat kép của kali và nhôm. Phèn chua không mang tính độc, có vị chát chua và ít tan trong nước lạnh. Tuy nhiên nó tan rất nhiều trong nước nóng nên có thể tinh chế bằng cách kết tinh lại trong nước. 

Phèn chua là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hoặc hơi đục. Phèn chua tan trong nước nhưng không tan trong cồn. Khi đun nóng, các tinh thể hóa lỏng và khi tiếp tục đun nóng, chúng mất hết dạng tinh thể và chuyển sang dạng bột vô định hình. Phèn chua rất hữu ích cho một loạt các quy trình công nghiệp.

Có 3 loại phèn chua là: Phèn natri, phèn amoni và phèn kali. Phèn chua có thể ở dạng tinh thể rắn hoặc dạng bột.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

1. Lợi ích sức khỏe

- Phèn chua thường được sử dụng để giải độc, sát trùng ngoài da và làm se. Đây là lý do nó được sử dụng để ức chế mùi cơ thể khi được dùng như chất khử mùi tự nhiên.

- Đặc tính làm se và khử trùng của phèn chua cũng giúp giảm chảy máu ở vết xước và vết cắt nhỏ, chảy máu cam...

- Phèn chua ở dạng bột hoặc tinh thể, hoặc ở dạng bút chì cầm máu có thể được bôi lên vết cắt để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng.

- Phèn chua được sử dụng trong vắc xin như một chất bổ trợ để tăng cường phản ứng của cơ thể với các chất miễn dịch.

- Phèn bột thường được sử dụng như một phương pháp điều trị loét tại nhà.

Theo y học cổ truyền, phèn chua có tính hàn, không độc, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Do đó, nó có thể được sử dụng để chữa trị một số căn bệnh sau:

- Chữa hắc lào, chốc đầu: Tán nhỏ phèn chua thành bột, sau khi rửa sạch vùng da tổn thương thì rắc bột lên, dùng 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn.

- Chữa hôi nách, hôi chân: Tán nhỏ phèn chua thành bột, bôi vào nách và chân hoặc rắc vào giày, mỗi ngày một lần đến khi hết mùi hôi.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

- Chữa nước ăn chân: Ngâm một cục phèn nhỏ vào nước đến khi tan hẳn rồi ngâm chân một lúc, sau đó lau khô, mỗi ngày một lần.

- Chữa viêm âm đạo, khí hư: Đun phèn chua với nước lá trầu không, để nguội rồi rửa "vùng kín" mỗi ngày một lần.

2. Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

- Có tác dụng như một chiếc máy lọc nước vì phèn chua giúp cho các tạp chất rắn lắng xuống dưới đáy của vật chứa.

- Phèn chua được sử dụng làm thành phần axit của một số loại bột làm bánh thương mại.

- Bột phèn chua được tìm thấy trong một số gia vị, có thể được sử dụng trong các công thức muối chua và làm chất bảo quản để duy trì độ giòn của trái cây và rau quả.

- Phèn chua có thể được sử dụng để làm đông sữa cho các công thức nấu ăn cần đông đặc sữa.

- Phèn chua có thể khử mùi hôi của một số thực phẩm, giúp bảo quản trứng lâu hơn, tạo độ trắng và giòn cho một số loại thực phẩm.

3. Công dụng của phèn chua trong làm đẹp

- Trị nứt gót: Một số người thường gặp tình trạng nứt gót chân khi mùa hanh khô đến. Nếu gặp phải điều này, bạn có thể khắc phục nó dễ dàng với phèn chua. Chỉ cần đun nóng một cục phèn chua đến khi hóa lỏng và sủi bọt, khi để nguội sẽ thu được một lượng bột vụn. Tán nhỏ hỗn hợp này thật mịn rồi trộn với dầu dừa, sau đó bôi lên gót chân, mỗi ngày một lần để chấm dứt tình trạng nứt gót.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

- Giảm nếp nhăn: Phèn chua có tác dụng se nên có thể duy trì làn da căng bóng, đàn hồi và giảm nguy cơ hình thành các nếp nhăn. Bạn có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu thiên nhiên  như nha đam, nghệ, khoai tây... để nuôi dưỡng làn da và ngăn ngừa quá trình lão hóa.

- Điều trị mụn trứng cá: Phèn chua thường được khuyên dùng để điều trị mụn nhọt, đặc biệt là mụn trứng cá vì nó có thể ức chế vi khuẩn, làm khô mụn và giảm sưng viêm đáng kể. Trộn bột phèn chua với mặt nạ đất sét rồi đắp lên vùng da bị mụn, sau 20 phút thì rửa sạch, mụn trứng cá sẽ dần biến mất.

- Trị mụn đầu đen: Những nốt mụn đầu đen xấu xí trên mũi và cằm là nỗi ám ảnh của nhiều người. Để giảm bớt mụn đầu đen, bạn có thể trộn bột phèn chua với nước hoặc nước hoa hồng, đắp lên vùng da bị mụn, đợi đến khi khô rồi rửa sạch. Chú ý không nên chà xát mạnh vì nó sẽ làm tổn thương da của bạn.

- Se khít lỗ chân lông: Nhờ đặc tính se, phèn chua còn có tác dụng se khít lỗ chân lông. So với các chế phẩm chứa acid (AHA, BHA), phèn chua có độ an toàn cao, ít gây kích ứng nên có thể dùng cho những người nhạy cảm với các hoạt chất có tính acid.

Trong phèn chua có chứa nhiều nhôm nhưng cơ thể vốn không cần nhôm. Thực tế, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đã chứa nhiều nhôm hơn so với mức trung bình khoảng 5mg/kg.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Khi nhôm được hấp thụ vào đường ruột, một phần sẽ được tích lũy ở các mô rải rác trong cơ thể (nhiều nhất ở xương), một phần sẽ bài tiết ra ngoài qua nước tiểu và phân. Tỷ lệ tích lũy và đào thải tùy thuộc một phần nhôm được đưa vào cơ thể ở dạng nào.

Nếu có quá nhiều nhôm trong cơ thể, nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh, gây ra một số căn bệnh nguy hiểm, tiêu biểu như bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi).

Chính vì vậy, Tổ chức an toàn Châu Âu (EFSA), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã siết chặt lại việc sử dụng nhôm trong thực phẩm và đưa ra khuyến cáo với mức dung nạp hàng tuần (TWI) với nhôm là 1mg/ kg thể trọng, nghĩa là 60mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg. Do đó, dùng phèn chua không hẳn có hại nhưng phải cân đối tỷ lệ phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-phen-chua-phen-chua-co-cong-dung-gi-t...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-phen-chua-phen-chua-co-cong-dung-gi-trong-viec-lam-dep-d251822.html

Theo Khánh Hằng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Giữ màu cho quần áo

Phèn chua có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc giữ cho màu quần áo, cho vải nhất là những chất liệu dễ bị phai màu như vải jean, vải nhuộm. Khi mới mua quần áo về chỉ cần ngâm quần áo vào nước đã pha với phèn chua khoảng 1 tiếng rồi giặt lại đồ như bình thường, quần áo lâu cũ và không bị bai màu.

Làm sạch thực phẩm

Phèn chua có khả năng khử được mùi hôi của lòng lợn, lòng gà và làm sạch chất nhớt trên cá. Trong các nhà hàng, những đầu bếp thường sử dụng phèn chua đã nghiền chà xát trực tiếp lên thực phẩm rồi sau đó mới rửa kỹ lại bằng nước sạch.

Các bà nội trợ hoàn toàn có thể áp dụng cách này để làm sạch thực phẩm trước khi cho vào chế biến.

Làm cho các món ăn giòn hơn

Dùng phèn chua để ngâm rau củ quả sẽ giúp chúng giòn hơn. Khi muối cà hoặc làm mứt, mọi người nên sử dụng phèn chua để làm tăng độ giòn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một ít phèn chua vì nếu dùng quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giúp trứng tươi lâu

Ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% khoảng 15 phút sau đó vớt trứng ra, cách làm này sẽ tránh cho trứng bị ung, hỏng.

Chống gỉ sét cho xoong, nồi

Những đồ dùng trong nhà bếp bằng sắt, nhôm khi sử dụng được một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng bị gỉ sét. Vì vậy để hạn chế việc xoong nồi trong nhà bị gỉ sét, khi mới mua chúng về, mọi người hãy cho phèn chua và nước vào đun sôi khoảng 15 đến 20 phút, như vậy xoong, nồi sẽ lâu bị gỉ sét hơn.

Ngoài những công dụng trên, phèn chua còn có tác dụng trong việc khử vị the, đắng của cùi bưởi và dùng để làm bột nở khi làm bánh.

Skip to content

Ở những vùng xa còn thiếu thốn điều kiện sinh hoạt, những hộ gia đình đã áp dụng nhiều biện pháp để có được nguồn nước sinh hoạt sạch và đảm bảo sức khỏe. Phèn chua là một trong những phương pháp khử trùng giúp cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho gia đình.

Ngoài ra phèn chua còn một số những lợi ích khác trong đời sống mà không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của phèn chua và những lợi ích thú vị khác về nó nhé!

Bản chất của phèn chua

Phen chua hay còn gọi là phèn nhôm, là một loại muối mà tinh thể có nhiều kích thước; không màu hoặc có màu trắng ngà. Bản chất phèn chua có vị chát chua, dễ tan hơn trong nước nóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tinh chế. Dựa vào nguyên lý hóa học đó mà người ta thường áp dụng trong việc xử lý nguồn nước.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Công dụng của phèn chua

Trong sức khỏe

1.Khử mùi hôi miệng

Đặc tính nổi bật của phèn chua là sát trùng và khử mùi nên phèn chua có khả năng khử mùi hôi miệng hiểu quả nhất.

Để khử mùi hôi miệng, hằng ngày hãy súc miệng bằng nước hòa với phèn chua sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng kết hợp với phèn chua thường xuyên còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp trong nha khoa hoặc tai mũi họng.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

2. Hỗ trợ cầm máu

Theo các chuyên gia cho biết, phèn chua có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu – đặc biệt là những vết thương hở.

Nếu gặp phải tình trạng chảy máu kéo dài, bạn hãy tán bột phèn chua ra và rắc bột lên vết thương. Ngoài việc cầm máu phèn chúa còn có khả năng sát trùng ngăn chặn nhiễm trùng của vết cắt.

3. Trị bệnh nấm da

Đối với những người bị bệnh nấm da, mỗi ngày hãy hòa 2 – 3 muỗng canh bộ phèn chua vào nước ấm. Sau đó ngâm chân trong khoảng 20 phút sẽ giảm tình trạng lây lan của nấm da.

Phèn chua ngoài khả năng ức chế các vi khuẩn gây nấm, còn có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh ngoài da.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

4. Loại bỏ mùi cơ thể

Trong thành phần của phèn chua có chứa hợp chất nhôm – là khoáng chất có khả năng loại bỏ mùi cơ thể tốt. Những người có vấn đề về cơ địa, hay bị hôi chân, hôi nách,.. có thể sử dụng phèn chua để giảm thiểu tình trạng trên.

 Cách thực hiện:

Dằm nhuyễn 50g phèn chua và cho vào nồi nung dần 

 Đun cách thủy phèn chua và chờ cho rút hết nước, phèn chua lúc sau sẽ trở nên xốp, nở phồng gấp 2 – 3 lần. 

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, chà nhẹ và massage phèn chua lên những nơi bị hôi trong khoảng 8 – 10 phút. Áp dụng phương pháp trên 3 – 4 lần có thể chữa trị hôi nách, chân hữu hiệu.

Lưu ý việc sử dụng phèn chua thường xuyên có thể sẽ khiến da bị khô. Vậy nên dùng chia ra 2 ngày/lần để tránh gây kích ứng hoặc bong tróc da.

5. Giảm thiểu nếp nhăn trên da 

Có thể sử dụng phèn chua kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác như nha đam, nghệ, khoai tây để cải thiện làn da và giảm thiểu tình trạng lão hóa da.

Trong phèn chua có các hoạt chất giúp tạo độ đàn hồi cho da, giúp da luôn căng bóng và ngăn ngừa sự hình thành của các nếp nhăn.

6. Chữa trị mụn nhọt, mụn trứng cá

Nếu bạn đang trong tình trạng bị mụn nhọt hoặc mụn trứng cá nặng thì chỉ cần áp dụng phương pháp sau đây sẽ cải thiện tình trạng này.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa phèn chua
  • 200ml nước ấm 
  • Bông tẩy trang 

Cách thực hiện:

Hòa phèn chua vào 200ml nước ấm rồi khuấy đều đến khi phèn chua hòa tan hết trong nước.

Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với làn da để tẩy sạch tế bào chết cộng với bụi bẩn bám trên da
Dùng bông tẩy trang thấm vào nước phèn chua rồi thoa đều lên những vùng có mụn.

Massage mặt trong khoảng 5 phút để nước phèn chua có thể thấm đều vào các nốt mụn và phát huy triệt để. Sau đó rửa mặt sạch lại với nước.

Nên áp dụng phương pháp này 3 lần/tuần trong thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt. Lưu ý không nên dùng mỹ phẩm trong suốt quá trình điều trị mụn.

Với những làn da nhạy cảm với phèn chua, nên điều chỉnh lượng phèn chua sao cho phù hợp với làn da.

7. Điều trị viêm nhiễm ở âm đạo

Phèn chua cũng có khả năng ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các trường hợp viêm nhiễm âm đạo nhờ đặc tính làm se da và sát trùng.

Chỉ cần ngâm rửa vùng kín bằng nước ấm hòa phèn chua khi tắm rửa sẽ giúp giảm thiểu bệnh viêm nhiễm.

Tuy nhiên không nên lạm dụng nhiều vào nước phèn chua vì có thể sẽ làm khô âm đạo, tạo cảm giác khó chịu cho cơ thể.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

8. Chữa trị bệnh tiêu chảy

Phèn chua rất thích hợp để chữa trị bệnh tiêu chảy nhờ đặc tính hút ẩm. Pha một thìa đường phèn vào một ly nước ấm có thể giảm lượng nước tụ lại trong ruột kết, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng đi phân lỏng.

9. Se khít lỗ chân lông

Với đặc tính làm se cho da, sử dụng phèn chua để se khít lỗ chân lông được xem là phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.

Để thay thế cho các loại mỹ phẩm chứa acid (AHA, BHA), phèn chua là lựa chọn tối ưu cho những người mẫn cảm với các hoạt chất có tính acid. 

10. Làm trắng da toàn thân

Các khoáng chất chứa trong phèn chua sẽ giúp tẩy tế bào chết và làm da bạn sáng lên đáng kể.

Cách thực hiện: Lấy một ít phèn chua đem đi tán bột. Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, dùng bông tẩy trang chấm bột phèn chua rồi bôi đều lên da .

Giữ nguyên trong khoảng 10 – 15 phút sau rồi tắm sạch lại bằng nước mát.

Bạn có thể áp dụng phương pháp trên 2 – 3 lần/tuần để đạt được kết quả rõ rệt.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Trong chế biến thực phẩm

Chế biến mứt

Hiện nay phèn chua cũng được thường được áp dụng để chế biến một số món ăn truyền thống của người Việt. Nhất là trong chế biến mứt.

Ngoài ra phèn chua cũng được dùng để ngâm một số loại rau củ để tạo độ giòn và trắng. Dùng phèn chua để làm giảm vị the đắng của vỏ bưởi khi nấu chè cũng là một cách hữu ích.

Bảo quản trứng, làm cho trứng tươi lâu hơn

Ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong khoảng 15 phút. Trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn nhờ tác động của dung dịch phèn chua.

Khử mùi hôi của lòng lợn

Đầu tiên tán phèn chua thành bột rồi chà lên lòng lợn. Sau đó rửa sạch lại với nước sẽ giúp giảm hẳn mùi hôi của lòng lợn.

Làm bột nở trong bánh nướng

Phèn chua có đặc tính acid yếu trong chất nhôm kích thích baking soda phóng thích khí carbonic giúp bộ nở trong khi nướng. 

Dùng phen chua để lọc nước

Ngoài ra, phèn chua có khả năng làm trong nước ở giếng, bồn chứa rất hiệu quả. Đun sôi nước đã khử phèn là có thể uống và nấu ăn được.

Phèn chua cũng được ứng dụng trong các nhà máy nước dùng như chất keo tụ để làm trong nguồn nước.

Lượng phèn chua thích hợp để lọc khoảng 20 lít là 1g, sau khi hòa vào chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống hết rồi gạn phần nước trong ở trên. Một lượng hoạt chất nhôm sẽ xuất hiện do quá trình kết tủa của phèn chua trong nước những không đáng kể.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Tác hại của phèn chua?

Tuy phèn chua cung cấp chất nhôm nhưng trên nhưng thực sự cơ thể con người không cần đến hoạt chất này. Trên thực tế, đa số thức phẩm bạn ăn hàng ngày lại chứa thành phần nhôm nhiều hơn so với mức trung bình khoảng 5mg/kg.

Điều đáng lo ngại ở đây là nếu hấp thụ lượng nhôm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đặc biệt là gây ra chứng bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ.

  • Không nên sử dụng phèn chua trong khoảng thời gian dài.
  • Những người bị mắc chứng âm hư tuyệt đối không tiếp xúc với phèn chua.
  • Phèn chua có đặc tính hút ẩm và làm se nên có thể gây ra hiện tượng da khô và bong tróc. Vì thế khi sử dụng ngoài da, cần điều chỉnh lượng phèn chua phù hợp để tránh gặp phải tình trạng trên.

Phèn chua ăn được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phèn chua có thể làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên việc sử dụng phèn chua phải có công thức nhất định. Không nên lạm dụng phèn chua để tăng độ giòn, dai cho thức ăn trong nấu ăn.

Đặc biệt, đối với những người trên 60kg cũng không nên ăn nhiều phèn chua vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của muối và phèn chua?

Ở muối và phèn chua có một vài tác dụng có thể kể đến như: Vệ sinh răng miệng, khử mùi bám trên tay; giữ tươi và làm sạch thực phẩm,… Ngoài ra còn có thể tẩy tế bào chết cho da một cách hiệu quả.   

Trên đây là một số thông tin bổ ích của phèn chua mà Madefresh đã liệt kê cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn rõ hơn một phần nào về những lợi ích và những công dụng thú vị, từ đó có thể giúp bạn ứng dụng hiệu quả hơn trong đời sống sinh hoạt.

Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua