Sự hồi sinh là gì

1. Hồi sinh cái chết.

The gem can kill, and it can give life.

2. Chó săn hồi sinh?

Hound of resurrection?

3. Thành phố đang hồi sinh.

The city has come back to life.

4. Hồi sinh cô ta đi.

Bring her back!

5. Chị có sức mạnh hồi sinh.

You have the power of resurgence.

6. “Hài-cốt khô” được hồi sinh

“Dry Bones” Reactivated

7. Nó có thể cải tử hồi sinh.

It can bring the dead back to life

8. Hồi sinh viên anh chơi suốt à

I used to do it a lot when I was a student.

9. tôi đã hứa sẽ giúp hồi sinh Starling City.

A few months ago, I made a promise to help revitalize Starling City.

10. Một cuộc tìm kiếm, sự hồi sinh, nỗi bi kịch?

Is it like quest, rebirth, tragedy?

11. Có nhiều địa điểm hồi sinh ở mỗi vị trí.

There are multiple spawns in each position.

12. Chúng ta sẽ hồi sinh gã bạn trai của cậu.

We're gonna bring your boyfriend back to life.

13. Cho nên, quá trình hồi sinh diễn ra rất chậm.

So, recolonization is really very slow.

14. Tôi muốn họ cho xem lại cảnh cá hồi sinh sản

POLLUX:I wish they' d play those salmon spawning scenes

15. Nếu tôi có lỡ trận vong, đừng hồi sinh tôi lại.

If I do, if I fall... don't bring me back.

16. Và làm cho cỏ hồi sinh, như vậy đã làm trọn

And revives it, thus fulfilling

17. Tôi tin rằng mình có thể hồi sinh được vị Chúa.

I believed that I could resurrect a god.

18. Loài hoa tượng trưng cho sự hồi sinh và tái sinh.

The flower of resurrection and rebirth.

19. Ở nơi nào khác ở Gotham người chết được hồi sinh chứ?

Where else in Gotham do the dead get brought back to life?

20. Chắc phải nhờ Chúa mới hồi sinh được cái thị trường này.

It's gonna take an act of God to resuscitate this market.

21. Tiếp tục hồi sinh tim phổi và ấn chặt vào hết thương.

CPR and pressure.

22. Hôm này, ta kỷ niệm ngày hồi sinh của một vương quốc.

Let's celebrate Laputa's return with a demonstration of its power.

23. Chỉ có như vậy, cái cây mới có thể hồi sinh lại "

Only then will the fig tree flourish again. "

24. Quyền năng của ta sẽ hồi sinh khi mặt trăng máu xuất hiện.

My power returns with the rise of the blood moon.

25. Đáng lẽ phải lớn nhanh hơn, và tôi quyết định hồi sinh nó.

It's not thriving as it should, and I'm determined to revive it.

26. Khi một linh hồn muốn hồi sinh, cần phải tìm sự giúp đỡ.

" When a soul needs reviving, thou shalt reach for help. "

27. Nó nuôi dưỡng cái chết, giết nó, rồi lại hồi sinh lần nữa.

It'd raise the dead, kill them, and raise them again.

28. Anh được lựa chọn là con tàu hồi sinh của ác quỷ tối thượng.

You have been selected as the vessel for the ultimate evil.

29. Tháng Giêng đen được xem như sự hồi sinh của nước Cộng hòa Azerbaijan.

Black January is seen as the rebirth of the Azerbaijan Republic.

30. Siri, làm thế nào để thực hiện thủ thuật hồi sinh tim phổi cho chó?

Siri, how do you perform CPR on a dog?

31. 1 cái xác bị thiêu, sẽ không được hồi sinh cho đến ngày phán xét.

When a body is burnt, it cannot be resurrected until Judgement Day.

32. " Thì chúng tôi sẽ được hồi sinh và nỗi đau tột cùng sẽ trở lại. "

" Then we will be restored and the great pain will return. "

33. Ông tổ chức Hồi sinh xã hội Trung Quốc ở nhiều thành phố châu Âu.

He was able to organize the Revive China Society in many European cities.

34. Và tất cả những gì tôi phải làm là hồi sinh ông từ cõi chết.

And all I have to do is raise you from the dead.

35. Ông Elias đã hồi sinh nó để che giấu thông tin liên lạc của mình.

Mr. Elias appears to have revived it to conceal his communications.

36. Cựu nhân viên Nokia sẽ làm MeeGo hồi sinh bằng điện thoại thông minh mới

Ex-Nokia Executives to Revive MeeGo with New Smartphone

37. Hai sự kiện lớn đã thúc đẩy sự hồi sinh của văn học Na Uy.

Two major events precipitated a major resurgence in Norwegian literature.

38. Kết quả sau đó là sự hồi sinh chết chóc của loại sốt rét kháng thuốc.

The result was a deadly resurgence of drug-resistant malaria.

39. Hẳn là anh ta... đang cố gắng hồi sinh người phụ nữ có mái tóc dài.

He is probably... trying to revive that woman with the long hair.

40. Nhưng khi mùa mưa đến, nó chuyển mình hồi sinh, trổ bông rồi lại khoe sắc”.

However, when the rains come, it revives, puts forth flowers, and again shows its beauty.”

41. Tới đầu thế kỉ 8, Đế quốc Carolingien hồi sinh dạng kiến trúc nhà thờ lớn.

By the beginning of the 8th century, the Carolingian Empire revived the basilica form of architecture.

42. • Các hoạt động phục hồi sinh kế cho hơn 7.000 người bị ảnh hưởng bởi dự án;

• Livelihood restoration activities for over 7,000 people whose household are affected by the project;

43. Gần như ngay lập tức, Armenia bắt đầu hồi sinh văn hóa và kinh tế nhanh chóng.

Almost immediately, Armenia underwent a cultural and economic rebirth.

44. Trong tâm trí của họ, hai CPU đấu tranh để quyết định ai sẽ được hồi sinh.

During the revival process Within their mind, the two CPUs struggle to decide whom will be revived.

45. Tiêu đề sau đó không được ủng hộ, nhưng đã được hồi sinh vào những năm 1980.

The title later fell out of favor, but was revived in the 1980s.

46. Điều này đưa đến chủ đề ban đầu là không nên hồi sinh những người đã khuất.

This has led to state that an initial theme is that people should not be brought back to life.

47. Alphonse sử dụng Hòn đá Triết gia để hồi sinh anh trai và biến mất sau đó.

Alphonse uses the Philosopher's Stone to revive his brother but disappears in the process.

48. Một thiên niên kỷ sau đó, thần Endymion đã hồi sinh Scylla và tác hợp nàng với Glaucus.

After a thousand years, she is resurrected by Endymion and reunited with Glaucus.

49. Nhưng anh đã nói cả tá lần chúng ta cố gắng hồi sinh, Giáo sư... và thất bại.

As you said the first dozen times we attempted reanimation, Professor... and failed.

50. Nhà báo Đức Maximilian Harden đã viết: "Serbia đã hồi sinh từ nấm mộ tại chiến trường Kosovo.

German publicist Maximilian Harden wrote: "Serbia has risen from its grave on the field of Kosovo.

Những Cuộc Hồi Sinh

Thông Trí

--o0o--

Hồi sinh có nghĩa là sống trở lại. Như một cây trơ vơ trụi lá, bây giờ đâm chồi nẩy lá đó là hồi sinh. Như một hạt mầm khô cằn, bây giờ được gieo xuống đất cho nên hạt ấy có đủ điều kiện đất nước, không khí phân bón nên hạt kia mọc lên cành lá đó là hồi sinh. Tương tự con người cũng như vậy. Từ một con người bệnh hoạn sau thời gian điều trị thuốc men, bây giờ bình phục, cho nên khỏe mạnh trở lại gọi là hồi sinh. Hay chúng ta đang già nua cằn cỗi, nhưng được may mắn gặp thầy gặp thuốc nên trong chúng ta cảm thấy khỏe như hồi còn trẻ, yêu đời thì đó là hồi sinh, nhưng trường hợp nầy thì gọi là hồi xuân. Con người sau khi chết được sanh trở lại một thế cảnh giới nào đó thì gọi là hồi sinh...    

Hiện nay trong cộng đồng nhân loại có hai quan điểm luôn luôn chống đối nhau.

 1- Chấp Không:

Theo quan niệm nầy thì họ cho rằng con người, loài vật, cũng như mọi vật trên thế gian nầy, một lần chết, hay mất là mất hẳn, không còn gì tồn tại, nghĩa là:

- Con người, loài vật, mọi sự mọi vật đều trở về với cát bụi.

2- Chấp Có

Theo quan nầy thì họ cho rằng con người khi đã chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, để lên thiên đàng, thọ hưởng mãi mãi những sự khoái lạc, an vui, hay xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi.

Hai quan niệm chấp Có và Không đều không đúng với sự thật, bởi vì như chúng đã biết, trên cõi đời nầy, cho dù là một hạt cát, một mảy lông cũng không thể mất hẳn, huống là cái thân hay biết nơi con người. Nhưng bảo rằng linh hồn thường còn, ở mãi trên thiên đàng hay dưới địa ngục cũng không đúng. Sự nhận xét thông thường cũng đủ cho người ta nhận thấy rằng:

- Trong vũ trụ không có một cái gì có thể vĩnh viễn ở yên một chỗ, mà trái lại, luôn luôn biến đổi và xê dịch.

Theo quan điểm của đạo Phật thì mọi sự mọi vật không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn, mà là luôn luôn thay đổi ẩn hiện theo tiến trình sinh diệt. Tiến trình nầy thuật ngữ của Phật Giáo gọi là Hồi Sinh.

Hồi là xoay tròn. Sinh là sự có mặt. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một biểu tượng hồi sinh rất rõ ràng mà Ðức Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong sáu cõi đó là:

- Trời

- A Tu La

- Người

- Ðịa ngục

- Ngã quỷ

- Súc sanh

Khi có mặt ở cõi nầy, khi ở cõi khác, luôn luôn tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng như bánh xe lăn. Tuy nhiên chúng ta là con người đã và đang hiện hữu trên cõi đời, trải qua một cuộc hồi sinh từ một cõi xa xăm nào đó. Nghĩa là chúng ta đã sống từ một cuộc hồi sinh của cõi chết. Ðây cũng là lý do mà chúng ta mạnh dạng nói:

- Hồi Sinh là một thuyết có thể chứng nghiệm được, chứ không phải mơ tưởng hoang đường.

Ðối với người học Phật, chúng ta đã biết và đã công nhận luật nhân quả, thì chúng ta cũng không thể từ chối sự hồi sinh. Hay nói cách khác, chúng ta không thể nào từ chối sự hồi sinh, vì sự hồi sinh chẳng qua là những nhân quả liên tục, nhưng vì nó khi biến, khi hiện, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng, nhưng kỳ thực nó luôn luôn hằng hữu và biến đổi một cách kỳ diệu. Xin được đơn cử sự hồi sinh của một vài nguyên tố lớn trong vũ trụ như là:

1- Sự Hồi Sinh Của Ðất:

Như cái bình bông đang ở trước mặt chúng ta đây, trước kia nó là đất, người thợ gốm đem nó nhồi nắn làm thành cái bình, trải qua một thời gian, cái bình sẽ bị bể nát, tan thành cát bụi và trở về lại trạng thái đất cát. Ðất cát nầy lại làm thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ lại tàn rụi, sau một thời gian, để trở thành phân bón cho cây khác, hoặc làm thực phẩm cho động vật. Ðộng vật ăn cây cỏ nầy vào, hoặc bài tiết ngay ra ngoài để thành phân, thành đất, hoặc biến thành máu huyết, da thịt để một ngày kia thân thể động vật già yếu, sẽ tan rã thành đất cát lại. Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng, vì nhân duyên nầy hoặc nhân duyên khác, nhưng đất cát, nó cũng lại trở thành đất cát sau một thời gian của một vòng luân chuyển dài hay ngắn.

2- Sự Hồi Sinh Của Nước:

Nước bị sức nóng mặt trời bốc thành hơi, hơi bay lên không, gặp hơi lạnh biến thành mây. Mây nhiều tụ lại rơi xuống thành mưa, mưa chảy xuống ao hồ, hoặc gặp hơi lạnh quá, đọng lại thành băng thành giá. Băng giá gặp hơi nóng mặt trời tan ra thành nước lại. Từ vô thỉ đến nay, nước thay đổi trạng thái không biết bao nhiêu lần, xoay vần mãi mãi như vậy, nhưng nước vẫn là nước. Hiện tượng của nước thì biến đổi vô cùng, nhưng bản thể của nước thì không bao giờ mất. Nó chỉ lưu chuyển cho những việc xử dụng mới mà chúng ta gọi là hồi sinh mà thôi.

3- Sự Hồi Sinh Của Gió:

Gió là sự luân chuyển của không khí. Không khí bị sức nóng mặt trời bốc cháy, giãn ra, hoặc bốc lên cao làm thành những khoảng trống. Ðể bù vào những khoảng trống ấy, không khí ở các nơi khác di chuyển tới thay thế chỗ trống và gây thành luồng gió. Không khí xê dịch chậm thì gió nhỏ, không khí xê dịch nhanh thì gió lớn. Xê dịch nhanh hơn nữa thì thành bão. Như vậy chúng ta thấy gió có khi hiu hiu, có khi thoang thoảng, khi hây hây, khi ào ào, khi cuồng bạo, nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là không khí.

4- Sự Hồi Sinh Của Lửa:

Lửa là một sức nóng làm cháy được vật. Khi đủ nhân duyên thì sức nóng phát ra lửa. Chẳng hạn hai thanh củi trong trạng thái bình thường thì chúng ta không thấy sức nóng ở đâu cả, nhưng khi chà xát vào nhau một hồi, thì lửa liền bật lên. Ngọn lửa nầy có thể đốt hai thanh củi kia, và hai thanh củi nầy một phần hóa thành tro than, một phần biến thành thán khí. Những cây khác dùng rễ mình để thu hút thán khí, chất chứa lại sức nóng để một ngày kia, gặp đủ nhân duyên lại bừng cháy lên. Như thế, sức nóng bao giờ cũng có sẵn, nhưng khi thì nó ở trạng thái tiềm phục, khi thì ở trạng thái phát hiện. Mắt chúng ta chỉ thấy khi nó phát hiện, và chỉ khi ấy mới cho là nó có, còn khi nó ở trạng thái tiềm phục thì ta bảo là nó không có. Thật ra thì nó chỉ hồi sinh qua những trạng thái khác nhau, chứ không phải dứt đoạn hay mất hẳn.

Từ sự hồi sinh của những nguyên tố lớn trong vũ trụ chúng ta cũng có thể ứng dụng vào trong cơ thể và cuộc sống của chúng ta

1- Sự Hồi Sinh Của Thân người:

Thân người, hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do tứ đại, hay bảy đại mà có, đó là: đất, nước, gió, lửa, không đại, kiến đại và thức đại. Những chất cứng dẽo như da thịt gân xương là thuộc về Ðất. Những chất đượm ướt như máu, mỡ, mồ hôi, nước mắt, là thuộc về Nước. Hơi thở ra vào, trái tim nhảy, phổi hô hấp, tay chân cử động là thuộc về Gió. Hơi nóng trong người là thuộc về Lửa.

Như trên chúng ta đã thấy, tứ đại đều hồi sinh, thì thân người do bảy đại mà có, cho nên cũng phải hồi sinh theo. Khi thân nầy chết và đến lúc tan rã, thì chất cứng dẽo trả về cho Ðất; chất đượm ướt trả về cho nước; hơi nóng trả về cho Lửa; hơi thở và sự cử động trả về cho Gió. Rồi bốn chất nầy tùy theo duyên chung hợp lại, làm thành cây cỏ hay thân người khác. Người khác đến khi chết thì bốn chất đó lại cũng trở về bản thể cũ của chúng.

Khi thành thân người, lúc làm thân súc sanh, năm nay tụ hợp ở đây, sang năm đã dời đi nơi khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn, mà là xoay vần gọi là Hồi Sinh. Nghĩa là con người luôn luôn, trong từng phút giây đều ở trong hồi sinh, nhưng đó chẳng qua là mau hoặc chậm mà thôi. Chậm thì gọi là sanh diệt hoặc biến dị, còn mau thì gọi là Hồi Sinh. Một cách cụ thể về thân của con người, khi bình thường thì hơi thở ra vào để duy trì mạng sống thì đó là sự hồi sinh của gió, những yếu tố khác cũng tương tự như vậy. Nhưng nếu một hơi thở ra mà không trở vào thì thân xác của chúng chỉ trong vòng tích tắc cũng có thể hóa ra đất bụi bên đường.  

Như vừa rồi chúng ta thử ứng dụng sự hồi sinh vào thân bảy đại của chúng ta. Phần thể xác gồm bảy đại theo đạo Phật gọi là Sắc. Tuy nhiên đối với người học Phật, chúng ta còn phải hiểu thêm rằng, con người ngoài thân bảy đại là phần thể chất, chúng ta còn có phần tâm lý hay còn gọi là tinh thần. Phần tinh thần nầy, nói một cách tổng quát đó là gồm tất cả những thứ mà đạo Phật gọi là: Thọ, tưởng, hành, Thức.... Như vậy, một khi Sắc đã không tiêu diệt mà chỉ biến hóa hồi sinh, thì Tâm Thức, cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần tương tự như vậy.

Chúng ta biết rằng tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho chúng ta mỗi người một cái nghiệp riêng tư. Cái nghiệp ấy biến dịch, xoay vần mãi, khi đội lớp nầy khi mang hình dáng khác, khi ra cảnh giới nầy, khi vào cảnh giới khác, quanh lộn trôi lăn trong sáu đường mãi mãi cho đến ngày nào được giác ngộ mới thôi. Nhưng sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần của nghiệp trong ba cõi sáu đường ấy, không phải tình cờ, ngẫu nhiên, may rủi, vô lý, mà trái lại, nó theo một cái định luật chung, đó là luật Nhơn quả. Hy vọng rằng đến đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhơn quả và hồi sinh. Ðã có Nhơn quả, tức phải có hồi sinh và đã có hồi sinh thì phải tuân theo luật nhân quả.

Theo quan niệm của Phật Giáo là con người hay bất cứ một loại sinh vật nào đó, hay gọi chung là vạn loại chúng sanh đều bị chi phối bởi định luật Hồi Sinh và Nhân Quả trong sáu cảnh giới tùy theo hành động và sự tạo tác của chúng ta. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, chúng ta lúc sanh tiền tạo nhân gì, thì khi chết rồi, nghiệp lực dắt dẫn tinh thần đến chỗ nó thọ báo không sai. Nếu tạo nhân tốt, thì hồi sinh đến cảnh giới giàu sanh, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân tội ác, thì hồi sinh đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn tật, sự nghiệp khi thăng khi giáng, lúc thạnh lúc suy. Như có lần chúng tôi đã nói, có sáu cảnh giới mà một chúng sinh có thể bị hay được nhập vào, tùy theo nghiệp nhân mà do chính mình tạo ra như:

1- Ðịa ngục:

Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người, thì phải hồi sinh vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở.

2- Ngạ quỷ:

Tạo nhân tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ những vấn đề tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưa sâu, kế độc, để cướp đoạt của người, sau khi chết, hồi sinh làm ngạ quỷ.

3- Súc sanh:

Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dỡ, tốt xấu, chết rồi, hồi sinh làm súc sanh.

4- A Tu La:

Gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh, vừa cang trực, mà cũng vừa độc ác. mặc dù có làm những điều phước thiện, nhưng tánh tình hung hăng nóng nảy vẫn còn, lại thêm tà hiến, si mê, tin theo tà giáo. Tạo nhân như vậy, kết quả sẽ hồi sinh làm A Tu La, gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều.

5- Loài người:

Do tu nhân năm giới:

- Không sát hại,

- Không trộm cướp,

- Không tà dâm,

- Không dối trá,

- Không rượu trà say sưa,

Khi đã giữ gìn trọn vẹn năm giới thì đời sau trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật.

6- Cõi Trời:

Bỏ mười điều ác tu nhơn mười điều thiện thì sau khi chết, được sanh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời nầy cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sanh tử, Luân hồi.

Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sống chết để có thể hồi sinh tốt đẹp, và đến bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật, thì phải tu nhân giải thoát.

Quý vị vừa nghe nói nguyên nhân và hình tướng mà chúng ta phải gánh chịu hay thọ hưởng ở các cảnh giới, nếu những ai đã có duyên nghe và thực tập thì chắc chắn là không xa lạ. Tuy nhiên đối với những người chưa có phúc duyên, chưa nghe và chưa thực tập nên cũng rất là xa lạ khi nghe nhắc đến ba đường sáu nẻo. Chính vì vậy khi nói đến việc hồi sinh trong sáu cõi, có người hỏi:

- Nếu có hồi sinh, thì khi chết rồi, một người chỉ sanh lại một người thôi, tại sao trên thế giới nầy, khi mới khai thiên lập địa, chưa có người, mà cứ mỗi ngày nhân loại cứ thêm đông? Vậy do đâu mà có nhiều người thế?

Trong đoạn trước, chúng tôi đã nói:

Chúng sinh hồi sinh trong sáu cảnh giới là Thiên, Nhơn, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh, Ðịa ngục, và một chúng sanh ở cảnh giới này, có thể đầu thai qua cảnh giới khác, chuyển cho nhau. Người nầy khi ở cảnh giới nầy, khi thì ở cảnh giới khác. Những ngươi khác cũng vậy, chứ không phải chỉ có người mới đầu thai làm người mà thôi. Những loài thú, một khi đã hết nghiệp duyên, có những tâm trạng gần giống người, có thể đầu thai làm người được, cũng như những người, khi tạo nhiều nghiệp ác, có tâm trạng lang sói, sẽ trở thành lang sói.

Hơn nữa, có tính cách rãi rác, chúng ta thấy trong các kinh Phật có chép:

- Thế giới trong vũ trụ nầy nhiều như cát sông Hằng ...

Điều đó chứng tỏ rằng có rất nhiều thế giới chứ không phải chỉ có  một quả đất nầy là trung tâm điểm của vũ trụ, và con người! Các nhà bác học cũng công nhận mỗi ngôi sao là một thế giới, trong hằng hà sa số thế giới ấy, có không biết bao nhiêu là thế giới có hoàn cảnh giống như quả đất nhỏ bé nơi chúng ta đang ở đây! Thế giới đã nhiều như thế, thì nhân loại cũng không phải là ít! Do vậy mà chúng ta có thể tin được rằng:

- Chắc chắn có sự luân chuyển, sự lưu thông, sự trao đổi về phương diện tinh thần, về cái nghiệp giữa thế giới khác.

Cứ mỗi một thế giới sắp hư hoại, thì chúng sinh ở thế giới ấy sẽ di cư đến thế giới khác, gần đó. Trong kinh Ðịa Tạng có chép:

- Thử thế giới hoạt thời, hoàn ký tha phương ...

Nghĩa là:

- Thế giới nầy hoại, thì gởi qua thế giới khác, thế giới khác hoại, lại gởi đến thế giới khác nữa ...

Và trong Kinh khác Ðức Phật cũng thường nói:

- Thế giới nhiều như cát sông Hằng.

Thật thế, ban đêm chúng ta nhìn lên trời, thấy hằng hà sa số tinh tú. Mỗi tinh tú là một thế giới, và mỗi thế giới ấy đều không thoát ra ngoài định luật chung là:

- Thành, Trụ, Hoại, Không.

Mỗi phút giây nào cũng có sự sanh diệt của thế giới. Thế giới nầy tan đi, thì thế giới khác nhóm lên, như một làn sóng nầy mất đi thì một làn sóng khác nổi lên, làm nhân làm quả, tiếp nối cho nhau, hồi sinh không bao giờ dứt. Ðó là lý do mà chúng ta thấy trên thế giới Ta Bà nầy con người càng lúc càng đông ...

Có người hỏi:

- Người và thú vật hoàn toàn khác nhau, làm sao người có thể tái sanh thành thú vật và thú vật thành người được?

Nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng, người có linh hồn người, thú vật có linh hồn thú vật. Linh hồn người hay linh hồn thú vật đều bất biến, dù chết hay sống. Vì tưởng tượng như thế, cho nên người ta không thể công nhận rằng:

- Chết rồi, linh hồn người trở lại chui vào thân hình chó, mèo chẳng hạn, và hồn chó mèo lại có thể vào nằm trong lốt thân hình người ta.

Thật ra, nghiệp không phải là linh hồn, mà là một năng lực kết quả do hành động tốt xấu của mỗi chúng sinh tạo tác. Vì tính chất riêng biệt ấy, mà nghiệp lực nhập vào một hình thức nầy hay một hình thức khác. Thay vì nói người kia trở thành thú, hay trái lại, thú kia trở thành người. Một cách đúng đắn hơn chúng ta nên nói:

- Nghiệp lực phát hiện dưới hình thể người hay dưới hình thể thú.

Nói tóm lại, khi hiểu và thực tập theo đúng tinh thần chư Phật, chư tôn đức đã dạy, thì chúng ta thấy giáo lý hồi sinh đem lại cho chúng ta nhiều điều lợi ích:

- Nó phá đoạn kiến sai lầm, làm cho con người đâm ra chán nản, vì nghĩ rằng, dù mình có cố gắng ăn ở cho có đạo đức, làm các điều hay đẹp, rồi cuối cùng cũng chẳng đem theo được cái gì, chẳng được hưởng gì cả, một khi thân thể đã tiêu tan.

- Nó phá thường kiến sai lầm, làm cho con người tin rằng, loài người chết rồi, vẫn giữ địa vị của mình, dù có làm phúc hay tội cũng vậy. Do đó, người ta cũng không cần phải cố gắng trong lúc sanh tiền.

Với giáo lý hồi sinh làm cho chúng ta phấn khởi mà tin rằng:

- Chết rồi không phải là trạng thái mất hẳn, mà còn có thể hồi sinh. Do vậy, nếu chúng ta không biết vun trồng cội phúc, không cố gắng sống một đời sống có đạo đức thì đời sau, chúng ta hồi sinh sẽ sanh vào cảnh giới xấu xa đen tối.

Giáo lý hồi sinh làm cho chúng ta thêm lòng tự tín, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình chịu nghiệp quả ấy, chứ không ai cầm cân thưởng phạt, ban phước, giáng họa cho ai cả.

Nay chúng ta đã hiểu ý nghĩa và giá trị của giáo lý hồi sinh, chúng ta nên cố gắng cải tạo tư tưởng, lời nói là hành vi của chúng ta, để tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ. Một khi các nhân ác đã được rửa sạch, những quả lành đầy đủ, các nghiệp hữu lậu không còn, thì lúc bấy giờ chúng ta có thể thoát ra khỏi hồi sinh, sống chết và đạt đến cảnh giới tốt đẹp, không sanh không diệt của các vị A La Hán, Bồ Tát hay Phật.

Page 2

Không Còn Phiền Muộn

Nguyên Châu

--o0o--

Cụ Nguyễn Du có nói:

- Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba Thu dồn lại một ngày dài ghê

Quả thật những ai có tâm sự phiền muộn, thì cảm thấy cuộc đời không có ý nghĩa, do vậy mà ngày tháng như dài ra thêm theo sự mong mỏi của chúng ta. Phiền muộn là cái mà không ai tha thiết mong đợi, nhưng trong cuộc sống hằng ngày lại không có một ai dám bảo đảm chúng ta là người không có những bất an trước những nỗi lo âu phiền muộn, giông tố bảo bùng của kiếp làm người. Cho nên tinh thần cầu nguyện, mong muốn có một cuộc sống thảnh thơi, không còn phiền muộn là điều mọi người ai cũng đều mong ước. Do vậy mà người ta thường cầu nguyện bằng nhiều cách, tùy thuộc vào niềm tin và nhận thức của mỗi cá nhân.

Nếu những ai chưa thấm nhuần giáo pháp, thì họ thường đi khấn vái ở am này đền nọ. Đối với người thấm nhuần Phật pháp thì không cho lối cầu nguyện ấy là thích đáng, bởi vì người Phật tử nghĩ rằng:

- Duy chỉ đem tâm thành kính, thanh tịnh, trang nghiêm trì tụng kinh chú trước ngôi Tam Bảo, và vâng lời Phật dạy làm những việc ích mình lợi người, bố thí phóng sanh để cầu cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc, thì sự cầu nguyện ấy mới đúng với Chánh pháp.

Sự an bình hạnh phúc hay phiền muộn lo âu trong con mỗi người chúng ta được thể hiện ở trên hai lãnh vực là thân và tâm.

Nói Về Thân:

- Khi thân bị bệnh, bị đói khát, rét mướt, tai nạn, tật nguyền, đó là nói đến đời sống của những con người bình thường. Còn đối với những người vì lý do nào đó mà bị bắt bớ tù tội thì thân thể bị tra tấn đánh đập .. v.v... Tất cả những trạng thái đó là những bất an, phiền muộn của thân.

Nói Về Tâm:

- Khi tâm sầu muộn, bi ai, âu lo, sợ sệt, ân hận hay uất hận, giận hờn, do vì các phiền não của tham, sân, si chi phối đó là những mối bất an của tâm.

Nhìn chung thì chúng ta thấy những an bình, hạnh phúc, hay lo âu phiền muộn tuy là nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường xảy ra trong hai hạng người:

a- Những Con Người Nghiêm Túc

- Những con người nghiêm túc là những con người hiểu đạo lý nhân quả, nghiệp báo, cho nên cách hành xử của hạng người nầy luôn luôn có chánh niệm cho nên họ sống rất là thảnh thơi, không phiền muộn.

b- Những Con Người Phóng Túng:

Ở đời cũng có những hạng người sống hời hợt, chỉ biết tìm cầu sự an lành ở thể chất qua sự đáp ứng cho những đòi hỏi như:

- Ăn ngon, mặc đẹp,

- Lắm của nhiều tiền,

- Mong cho tai qua nạn khỏi,

- Công thành danh toại, chứ ít khi nghĩ đến sự an lành cho tâm hồn, nên họ thường thản nhiên để cho tham tâm khởi, si tâm, kiêu căng, ngã mạn sanh khởi.

Kết quả họ là phải chuốc lấy nhiều phiền muộn, ray rứt ân hận đè nặng lên tâm thức hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây không bao giờ nguôi.

Trong mối tương quan tương duyên giữa thân và tâm quyện vào nhau thì những nỗi lo âu phiền muộn hoặc sự an lành của thân và tâm khó mà có thể diễn tả một cách tường tận. Hơn nữa, vấn đề cảm nhận còn tùy vào nhận thức và khả năng tu tập của mỗi người. Tuy nhiên một cách giản lược, thì sự lo âu phiền muộn hoặc thảnh thơi an lành được tác động trên hai lãnh vực là: Bên ngoài và chính tự trong thân chúng ta.

a- Bên Ngoài:

Những cái bất an đau khổ từ bên ngoài đưa đến, đó là sự bất an của hoàn cảnh, như bị tai nạn, bị đánh đập, thiên tai bảo lụt, nạn dân ách nước. Muốn tránh, chúng ta phải có những hành động thích ứng để đem lại an lành, chẳng hạn như:

- Nếu những lo âu phiền muộn do đói rét, nghèo khổ mà sanh ra thì chúng ta phải tìm công ăn việc làm, phải cần mẫn, làm việc có phương pháp để đem lại cơm no áo ấm. Khi thân nhuốm bệnh, ta phải điều trị, uống thuốc, biết đi dưỡng và đề phòng.

b- Bên Trong:

Nếu những sự lo âu phiền muộn chính tự trong chúng ta như là những sầu, bi, khổ, ưu, não. Muốn tránh những bất an đó, chúng ta phải trì tụng kinh chú, thiền tọa, kinh hành tức là trau giồi tâm ta bằng cách tu tâm dưỡng tánh, thực hành theo giáo lý của đức Phật dạy như nếu:

- Đau khổ do vì tâm tham, thì chúng ta phải cố gắng tu pháp môn bố thí. Quán rõ thật tướng của vạn pháp là vô thường, khổ, vô ngã cho lòng tham lắng xuống.

- Phiền muộn do vì tâm sân làm chúng ta đau khổ, thì phải tu pháp quán từ bi, tu pháp nhẫn nhục, để đập tan ngọn lửa sân hận đang hừng hực đốt cháy từ trong tâm của ta.

- Nếu đau khổ phiền muộn do vì si mê tật đố, thì chúng ta phải tu pháp quán nhân duyên, để nhận thức rõ ràng tất cả sự vật đều do nhân duyên giả hợp, là trống rỗng, là hư dối, chứ không phải là chắc chắn như ta tưởng.

- Nếu đau khổ phiền muộn do vì tâm ganh tỵ, thì chúng ta phải phát khởi tâm hoan hỷ để chúng ta sẳn sàng tùy hỷ những cái hay và những sự thành tựu của người khác. 

Khi đã quán rõ được các pháp như vậy, thì tự nhiên tâm tham lam, tật đố sẽ lắng xuống để nhường chỗ cho một nhận thức rộng rãi hơn, sáng suốt hơn. Lúc đó chúng ta sẽ không bị cái tâm tình tham lam chấp thủ làm điên đảo. Như vậy khi mà chúng ta giải trừ được sự tác động, quậy rối của tham, sân, si trong tâm thì đó là cách cầu an làm cho tâm hồn nhẹ nhàng trong sáng, không còn phiền muộn.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy, Thầy Thần Quang đến cầu xin Tổ Bồ Đề Đạt Ma an tâm cho mình, cũng chính vì lẽ này.

Thần Quang là một cao tăng Trung Hoa, sau khi tham học nhiều nơi nhưng không thỏa mãn tâm cầu đạo. Cuối cùng nghe đến danh Tổ Sư Đạt Ma, Thầy không quản mệt nhọc lặn lội tìm đến để gặp Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đang ngồi lặng yên nhìn vách tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, và ân cần tha thiết van xin Tổ giải thoát nổi thống khổ ray rứt trong lòng. Theo truyền thuyết khi Thầy Thần Quang đến cầu đạo thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

- Ngày xưa chư Phật chư Tổ cầu đạo phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan khó nhọc mới được đạo, ngày nay ngươi có được là bao mà đòi cầu đạo, thôi hãy đứng đó cho đến khi nào tuyết trắng thành hồng thì sẽ hay, và sau đó Tổ tiếp tục ngồi yên lặng, lầm lì thản nhiên một cách tàn nhẫn.

Thầy Thần Quang không nản chí, đứng suốt đêm giữa tuyết với đôi mắt long lanh, hoài vọng. Và sau đó lấy thanh kiếm chặt đứt cánh tay trái của mình và thưa:

- Bạch Thầy tuyết bây giờ đã biến thành hồng rồi.

Tổ cảm thấy động lòng, liền hỏi:

- Ngươi đến đây để cầu việc gì?

Thần Quang rưng rưng nước mắt vội thưa:

- Bạch Thầy, tâm con không an, xin Thầy an tâm cho.

Tổ bảo:

- Người hãy đem tâm ngươi ra đây, ta an cho.

Thần Quang sửng sốt một hồi lâu, rồi thưa tiếp:

- Bạch Thầy, con kiếm tâm mà chẳng thấy đâu cả.

Tổ đáp:

- Đó, ta đã an tâm cho người rồi đó.

Đây là một hình ảnh hết sức đẹp, để tưởng nhớ đến chư liệt vị tổ sư đã đi qua trong đời và cũng là để nhắc nhở, sách tấn chúng ta trên con đường tu học, chúng tôi xin được tóm tắc như sau:

- Lác đác tuyết rơi trắng một màu

Mây trời phiêu bạt hướng về đâu

Thiếu Lâm Thiền Tự trong tỉnh giác

Có khách thiền tăng đến nguyện cầu

Có kẻ tìm cầu đạo Thích Ca

Vượt qua muôn dặm, vượt quan hà

Ðể tìm chân lý cho nhân loại

Mong ước mai nầy dệt gấm hoa.

Và rồi thuở đó Tổ Ðạt Ma

Chín năm diện bích ngắm trăng tà

Tuyết rơi trên đỉnh Tung Sơn đó

Một Huệ Khả cầu đạo Thích Ca.

Và truyện lưu truyền ở cửa không

Cánh tay đứt xuống tuyết điểm hồng

Người cầu an tịnh tâm an tịnh

Khai lộ chân truyền giáo thiền tôn.

Không biết rồi đây có ai không?

Băng rừng đạp tuyết núi chập chùng

Ði tìm cái đạo như Nhị Tổ

Ðã có người chưa có ai không?

Thấy cảnh nhớ về Tổ xa xưa

Tâm từ tế độ mấy cho vừa

Người nay xin đốt hương lòng sáng

Dâng cúng mười phương sớm chiều trưa.

Đây là một cách an tâm thâm thúy nhất trong muôn vàn cách an tâm mà đức Phật đã dạy, được ghi lại thành văn và không thành văn. Nếu ai có một tâm hồn tha thiết cầu an tâm, để không còn phiền muộn và biết tiếp thu thấu đáo pháp an tâm của đức Phật thì chắc chắn cũng sẽ được an tâm như Thầy Thần Quang.

Vậy vấn đề thảnh thơi an lạc, không còn phiền muộn không phải chỉ một mực cầu an thân mà bỏ mất sự an ổn nơi tâm hồn. Lý do rất giản, nếu thân không có tâm thì cũng chỉ là một đống thịt, một xác chết. Cho nên, thể xác được an lạc khi có sự cảm nhận ấy của tâm thức, và cấp độ an lạc cũng tùy thuộc vào sức mạnh của tâm thức. Như có người dù bệnh nhẹ, nhưng tâm hồn yếu đuối, khiếp nhược thì những nỗi khổ đau của cơn bệnh sẽ tăng gấp bội. Và ngược lại, người bị bệnh nặng, nhưng với tâm thức bình tĩnh sáng suốt, có ý chí vững mạnh, không giải đải buông xuôi, thì nỗi khổ đau của cơn bệnh cũng trở nên nhẹ. Với sức mạnh của tâm hồn, tức là tâm an lạc, có tác động làm vơi đi những khổ đau ở thân xác.

Ở đời thường có hai hạng người sống theo hai lối sống thái quá:

- Có hạng chỉ chú trọng cưng dưỡng thân xác, tạo an lạc cho thân xác bằng sự thỏa mãn những ham muốn nhục dục.

- Lại có hạng quá khổ hạnh bằng sự tiết chế tất cả những nhu cầu tối thiểu và tự hành hạ thân xác. Đó chỉ là những lối sống không trung đạo, thiếu cân bằng mà ngày xưa đức Thế Tôn đã từ bỏ và cấm các đệ tử thực hành.

Trong bài pháp Bốn Sự Thật đầu tiên cho năm Thầy Tỳ Kheo, câu mở đầu Ngài dạy rằng:

Có hai thái cực cần phải tránh xa:

- Thái cực thứ nhất là sống xa hoa trụy lạc vật dục, đó là lối sống thấp hèn, không đưa đến giải thoát, cần phải tránh.

- Thái cực thứ hai là sống ép xác khổ hạnh, nhịn ăn nhịn mặc, chịu đói chịu rét, đứng giữa trời, nóng lạnh hành hạ, thì đó cũng là lối sống tà vạy không đưa đến giải thoát, cần phải tránh.

Đức Phật khuyên cần phải tránh xa hai lối sống ấy để tu hành mới đưa đến giải thoát. Như vậy Ngài không phủ nhận đời sống về thể xác, nhưng Ngài cũng không tán dương cái lối sống tham đắm vật chất, chỉ biết chú trọng đến thân mà không chú trọng đến tâm. Một trong những bài pháp không lời, nhưng hùng hồn nhất trong cuộc đời đức Phật, đó là sự quyết định dứt khoát ra đi tìm đạo. Sự ra đi nầy Ngài chấp nhận cuộc sống sương gió lạnh lùng, nắng cháy mưa chan. Bài pháp Đức Phật đã bỏ quốc thành, thê tử đi xuất gia là dạy cho chúng ta bài học, nhắc nhở cho tất cả những ai muốn đi trên con đường an lạc, thì trước nhất phải có lối sống quân bình, chứ không phải bỏ ăn, bỏ làm, ghét bỏ của cải hoặc phung phí của cải, nhưng phải biết sống không say mê vật chất, không say mê theo đời sống dục lạc, xa hoa, không tìm hạnh phúc, không chôn vùi cuộc đời vào những tham muốn thấp hèn. Bởi vì nhiều tiền chưa hẳn có hạnh phúc, chức trọng quyền cao chưa chắc có hạnh phúc. Các yếu tố vật chất chỉ là những phần phụ thuộc, còn cái hạnh phúc chân thật bao giờ cũng chính là trong lòng chúng ta.

Khi lòng ta khởi tham lam do bị tiền của chi phối, bị quyền lợi danh vọng chi phối, thì tấm lòng của ta trở nên hẹp hòi ích kỷ, khi đã ích kỷ thì nó không thể trải rộng để hứng lấy những hạnh phúc cao thượng, chân thật được. Bởi vậy, trên bước đường tu tập cầu giải thoát an lạc không còn phiền muộn, người Phật tử phải chú trọng tu tập cả hai mặt thể xác lẫn tâm hồn:

- Với thể xác luôn luôn phải biết tri túc, cần có cơm đủ no, mặc đủ ấm, cần đủ những tiện nghi tối thiểu mà không nên hưởng thụ tham đắm vật chất tức là phải sống quân bình không để rơi vào hai thái cực như Phật đã dạy.

- Với tinh thần, phải giữ cho tâm hồn luôn luôn được trong sáng, được rộng rãi. Người Phật tử càng biết mở rộng từ bi tâm, càng diệt trừ được chấp thủ, tham ái thì càng có hạnh phúc chân thật.

Khi tâm hồn không trong sáng, nhiều tham đắm thì dù ở trên vàng trên bạc thì chúng ta vẫn không cho là đủ, không cho là đủ vì còn mong cầu là còn khổ. Hạnh phúc chỉ đến với những tâm hồn biết tiết chế, có đạo đức cao cả, có tu tập theo giáo pháp đức Phật, sống trong sáng hướng thiện, sống không tham và biết đủ như trong kinh Di Giáo đã dạy:

- Người nhiều ham muốn, nhiều tham cầu lợi dưỡng nên khổ não cũng nhiều. Người biết đủ tuy nằm dưới đất mà vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ, dù ở thiên đường vẫn không vừa ý.

Là ngời Phật Tử, chúng ta nên noi theo gương chư Tổ đức, nơi đó chúng ta thấy quý ngài có đời sống vật chất rất đơn sơ, đạm bạc, thế mà tâm hồn quý ngài rất tự tại, rất khoan khoái, rất an nhiên vui vẻ. Không hề thoáng những nét cau có, giận hờn hoặc buồn rầu. Bởi vì tâm hồn của quý ngài đã vượt lên trên tất cả những tầm thường của đời sống thế gian, đời sống của tham lam ích kỷ. Các ngài đã làm chủ được tâm, điều phục được tâm, để tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, và tham, sân, si, nên đối trước hoàn cảnh nào các ngài cũng vẫn tự tại an vui.

Thông thường chúng ta chỉ đi tìm sự an bình trong thế giới hiện tượng, tìm nguồn vui trong thế giới vật chất. Tìm an bình trong thế giới hiện tượng thì muôn vạn sắc mầu, cho nên khó có thể làm cho chúng ta thỏa mãn. Tìm nguồn vui trong thế giới vật chất, thì vật chất luôn chuyển biến vô thường, một khi không thỏa mãn thì cũng khổ. Vì thế cho dù chúng ta chạy theo thế giới hiện tượng hay vật chất, rốt cuộc rồi chúng ta cũng chỉ nắm bắt được những bào ảnh an lạc. Và chính cái mà chúng ta cho là an lạc đó lại là nhân của cái khổ, nhân quả quả nhân, mãi mãi vận hành trong quá trình sinh tử.

Hình ảnh của một con người không chạy theo thế giới hiện tượng và vật chất là một con người thoát tục không ai xa lạ chính là hình ảnh của con người giải thoát đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Câu chuyện được trong kinh ghi lại. Một hôm đức Phật một mình ngồi trên đám cỏ, lúc đó có một người Bà La Môn đi qua thấy vậy liền hỏi:

- Sa môn Cù Đàm có sầu muộn hay sao mà ngồi một mình cô độc thế?

Đức Phật trả lời:

- Ta mất gì mà Ta sầu muộn?

Ông ta lại hỏi:

- Nếu không sầu muộn thì chắc là Ngài hoan hỷ, mà hoan hỷ thì sao lại ngồi cô độc một mình?

Đức Phật lại trả lời:

- Ta được gì mà Ta hoan hỷ?

Người đó ngạc nhiên hỏi lại:

- Không sầu muộn thì hoan hỷ, không hoan hỷ thì sầu muộn. Ngài không hoan hỷ, không sầu muộn là nghĩa làm sao?

Đức Phật trả lời rằng:

- Hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn, sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ. Ta đã dứt bỏ nguồn gốc của sầu muộn rồi, cho nên Ta không sầu muộn, cũng không hoan hỷ. Tâm ta không dao động.

Qua lời dạy ngắn gọn, nhưng hàm chứa một ý nghĩa thâm sâu vô cùng, giúp ta soi rọi vào thực tế cuộc đời để thấy rằng:

- Hoan hỷ là điều người đời mong muốn, và chỉ đạt sự mong muốn qua sự nắm bắt, chấp thủ, như mong cho được trúng số độc đắc, mong sự ước muốn tìm cầu của cải vật chất, như vậy thì cái hoan hỷ đó là những hoan hỷ đi đến với người có tâm thiếu thốn và sầu muộn, và sau hoan hỷ đó chắc chắn là những sầu muộn âu lo của mất mát. Như người vừa trúng số thì sung sướng vô cùng nhưng liền sau đó không khỏi lo sợ mọi người ai cũng biết, nhẹ thì bà con biết sẽ đến xin, đến mượn, hoặc bị mất, hoặc bị cháu con tranh giành làm mất hòa khí gia đình. Nặng thì chắc chắn sẽ có kẻ xấu rình rập trộm cắp, bắt cóc người tống tiền, cướp của giết người. Nếu cố giấu không cho ai biết thì cũng phập phồng sợ người ta biết.

Tham cầu là một nỗi khổ, khi thành đạt là một sự hoan hỷ, rồi mất mát lại là một nỗi khổ. Sầu muộn rồi hoan hỷ, hoan hỷ rồi sầu muộn cứ nối đuôi nhau mãi.

Có người đang cồn cào vì cơn đói, đang khổ vì đói, nếu ai đem cho thức ăn thì họ sẽ rất sung sướng, rất hoan hỷ. Thế là hoan hỷ đi đến với người có tâm sầu muộn.

Có người đang hoan hỷ trong cái nhà mới mua, bỗng bị một kẻ tinh nghịch ném phân chọi đá làm loang lỗ tường vách, làm người ấy tức tối, sầu muộn, như vậy là sầu muộn đi đôi với người có tâm hồn hoan hỷ.

Cuộc đời của chúng ta cứ mãi diễn đi diễn lại, hoan hỷ rồi sầu muộn, sầu muộn rồi hoan hỷ. Ngày qua tháng lại. Suốt cả cuộc đời mãi loanh quanh ở trong cái vòng, cái tâm lượng của chúng ta phân biệt, so đo phe mình, phe ta mà sanh ra như thế.

Đức Phật, Ngài đã dứt hết nguồn gốc chấp thủ, tức là diệt hết nguồn gốc của khổ đau. Ngài luôn hoan hỷ, một sự hoan hỷ không tạo nên bằng tiền tài danh vọng, chức quyền mà là một sự hoan hỷ đã dứt sạch nguồn gốc khổ đau, tức là dứt sạch vô minh, tham ái, chấp thủ. Bởi vậy, Ngài dạy:

- Ta không hoan hỷ cũng không sầu muộn.

Nhưng chính cái không hoan hỷ không sầu muộn trong đối đãi ấy, mới là một sự hoan hỷ không thể diễn đạt bằng cái quan niệm so sánh, có cái nầy vì cái kia có. Đây chính là sự hoan hỷ của đức Phật được tạo nên bằng trí giác ngộ, bằng tâm từ bi, lòng hỷ xả, đó là sự hoan hỷ vi diệu, vĩnh cửu. Một sự hoan hỷ phát xuất từ nội tâm của một người tu tập đã tự tại với nguồn tâm trong sáng. Đó là sự hoan hỷ không bị ai cướp mất vì không phải giành của ai mà có được, nhưng lại ban bố cho tất cả.

Chúng ta là người học Phật, ít nhiều gì chúng ta cũng đã có một số vốn luyến Phật Pháp căn bản, do vậy chúng ta nên cố gắng xây dựng niềm hoan hỷ, an lạc bằng những công phu tu tập, trưởng dưỡng từ bi, khơi sáng nguồn tri giác, thì đằng sau của sự hoan hỷ an lạc đó không nhuốm bóng dáng sầu muộn, sợ hãi.

Nói tóm lại, là người Phật Tử có học và hành giáo pháp của Phật, chúng ta nên quay trở về với nguồn nội tại của mình. Một khi chúng ta là người có tu tập là người hiểu biết tâm, cho nên khi tham tâm khởi, sân tâm khởi, tâm kiêu mạn khởi .. v.v... thì chúng ta phải lập tức điều phục tâm, chế ngự tâm để hướng dẫn tâm của chúng ta trở thành tự tại, và giải thoát. Được thế, thì khi chúng ta đứng trước bất cứ một hoàn cảnh nào, chúng ta cũng tĩnh giác, tâm không bị chi phối. Hơn nữa chúng ta lại còn chủ động, biết sử dụng mọi phương tiện, trong mọi hoàn cảnh, để phục vụ những mục đích cao đẹp, đó là làm chủ được đời sống cả vật chất lẫn tinh thần là một cách sống an lạc, tự tại giải thoát, không còn phiền muộn.

Là người Phật tử, chúng ta còn sống trong cuộc sống tương quan giữa cuộc đời, do vậy chúng ta cần phải có tiền, cần có cơm ăn, áo mặc, cần có mọi tiện nghi cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cũng phải cần có tu trì, phải có từ bi hỷ xả, cần có trí tuệ, có bố thí, trì giới .. v.v...

Thực hiện lời Phật dạy, là chúng ta đã xây dựng bản thân và xã hội tốt đẹp, và cũng là cách mà chúng ta có thể sống cuộc sống không còn phiền muộn, trạng thái không còn phiền muộn nầy là một trạng thái thiết thực nhất, đem lại an lạc cho nhiều đời, ngay hiện tại cũng như các đời khác trong tương lai.

Thực hiện lờì Phật dạy, là chúng ta phải chịu khó tu học, tụng kinh, niệm Phật, thiền tọa kinh hành, trưởng dưỡng thiện tâm là mục đích hiện đời chúng ta không còn phiền muộn, và trong tương lai sẽ tiến dần đến đạo quả giác ngộ giải thoát.

Page 3

Đời Đẹp & Tình Vẫn Xanh

Bạch Y Thư Sinh

--o0o--

Chúng ta đang sống tại Seattle, Washington là vùng đất được các giới văn nghệ sĩ Việt Nam tại vùng Tây Bắc thường hay gọi là cao nguyên tình xanh. Quả thật, những ai có sống ở Seattle mới thấy được cây cảnh nơi đây đẹp nên thơ và khí hậu rất là trong lành. Tuy tôi chưa có dịp viếng thăm Đà Lạt, miền cao nguyên trung phần Việt Nam, nhưng tôi nghe nhiều người thường so sánh, ở Seattle nếu mưa ít hơn một chút sẽ giống rất giống như khí hậu ở Đà Lạt. Riêng về tôi thấy khí hậu ở đây rất dễ chịu, tuy là trời mưa hơi nhiều, và mỗi năm có độ chừng một hay hai lần tuyết rơi. Lần đầu tiên đến tiểu bang nầy, mỗi khi mưa hay tuyết rơi, trong tôi thường có cảm giác êm dịu, mát mẻ và thường nhớ đến những cơn mưa mùa hè ngày xưa. Tuổi thơ trong các xứ nông nghiệp, nhất là miền quê Việt Nam, bất cứ một em bé nào cũng được dánh dấu bằng những cơn mưa, vì khi còn là em bé, chúng ta thường hay đùa chơi dưới mưa. Cái khung trời kỷ niệm đó không mất, vì cho đến bây giờ và mãi mãi vẫn còn có những cơn mưa, do vậy mà chúng ta vẫn có thể an trú trong khung trời kỷ niệm của tuổi thơ đó trong giờ phút hiện tại.

Hồi đó, mỗi khi Tết đến, tại các xứ nông nghiệp, miền quê chúng ta không có nhiều quà, chỉ có một bộ quần áo mới nhưng chúng ta rất mừng và thường nôn nao chờ đón ngày Tết. Vì sáng mồng một Tết được mặc áo quần mới vào và đi chơi như có vẻ khoe khoang với mọi người. Đến bửa ăn mẹ cho ăn bánh tét bánh chưng, ăn xong lại tiếp tục đi chơi ... Những hạnh phúc đó tuy thời gian có bao nhiêu năm đi nữa, những kỷ niệm đó vẫn còn lại trong tàng thức chúng ta dưới dạng những hạt giống hạnh phúc. Khi lớn lên, chúng ta đánh mất cái khung trời kỷ niệm đó, tại vì phải lo cho tương lai, phải nghĩ về quá khứ. Khi đi học, chúng ta lo về chuyện thầy cô giáo hỏi bài, về việc thi cử. Học xong đi làm chúng ta lại mất nhiều thì giờ để lo quần áo cho thẳng tắp, lo đôi giày cho bóng, lo chúng bạn chê cười ... Chúng ta mất đi cái hồn nhiên và từ từ chúng ta đánh mất cái khung trời kỷ niệm của tuổi thơ đó, cho nên khiến chúng ta thường có cảm tưởng thiên đường đó đã mất và vì vậy mà chúng ta cứ mãi đi tìm. Ở điểm nầy người Tây phương cũng như người Đông phương đều cùng có một cảm nghĩ là quá khứ bao giờ cũng đẹp, và cứ bảo quá là đẹp nên cho quá khứ là bằng vàng! Cứ cho những ngày tháng ngọc ngà ngày xưa bây giờ đã biến mất rồi! Thuở đó đời sống đẹp hơn, mặt trời cũng rạng rỡ hơn ngày hôm nay. Cái cảm nghĩ thiên đường trong quá khứ bao giờ cũng đẹp hơn thực tế hiện tại, vì thường được nuôi dưỡng bằng những kỷ niệm của tuổi thơ mà chúng ta thường nghĩ bây giờ không còn nữa.

Đó là theo sự suy tư của người đời, tuy nhiên đối với chúng ta là người phật tử có thực tập chánh niệm, trong nguồn giáo lý vi diệu đã giúp chúng ta khám phá ra rằng không có gì đã qua và đã mất. Cái hạt giống hạnh phúc trong khung trời kỷ niệm của tuổi thơ kia vẫn còn trong chúng ta. Nếu biết thực tập nghĩa là biết cày bừa ruộng tâm, biết tưới tẩm và vun bón hạt giống, chúng ta có thể tiếp xúc và làm phát khởi niềm hạnh phúc đó trở lại, thì như vậy đời lúc nào cũng vẫn đẹp và tình đời, tình người, hay bất cứ một thứ tình nào đó lúc nào cũng vẫn mãi mãi xanh tươi. Đây là một sự thực rất đáng mừng.

Quả thật trong Đạo Phật có một thứ dụng cụ rất mầu nhiệm để cày bừa, gieo hạt giống, tưới tẩm, vun bón đó là Chánh Niệm. Chánh niệm là một trong những năng lượng xây dựng mà chúng ta có thể phát khởi trong đời sống hàng ngày. Bàn về năng lượng, như chúng ta đã biết năng lượng có nhiều thứ, tuy nhiên chúng ta có thể ghi nhận tổng quát có hai loại: Năng lượng xây dựng, và năng lượng phá hoại.

a- Loại Năng Lượng Xây Dựng:

Như khi bỏ củi vào lò để đốt, chúng ta làm phát xuất một loại năng lượng gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng đó sưởi ấm căn phòng, làm cho hết lạnh, giúp cho chúng ta có thêm hạnh phúc. Đó là một loại năng lượng mà mùa đông chúng ta rất cần đến. Trong con người cũng vậy, chúng ta cần phải có sức sống thì mới sống được. Vì vậy mà chúng ta phải ăn cơm. Ăn cơm là đưa những nguyên liệu vào trong cơ thể để các tế bào tạo nên một loại năng lượng gọi là sức sống hay còn gọi là thân nhiệt.

b- Loại Năng Lượng Phá Hoại

Bên cạnh việc ăn cơm là đưa những nguyên liệu vào trong cơ thể để các tế bào tạo nên sức sống hay loại thân nhiệt cần thiết. Loại thân nhiệt nầy, khi giận trong người chúng ta cũng phát ra một loại năng lượng gọi là giận, và cái năng lượng đó cũng làm cho ta nóng, nhưng sức nóng nầy làm cho chúng ta khó chịu hơn là cái nóng của lò sưởi mùa đông. Năng lượng giận nầy làm cho cơ thể ta bốc cháy, đau khổ, và chúng ta có khuynh hướng vung vãi niềm đau nỗi khổ của chúng ta lên những người và vật chung quanh.

Nghi ngờ cũng là loại một năng lượng phá hoại. Khi đã có hạt giống nghi ngờ, và lại tiếp tục tưới tẩm hạt giống nghi ngờ trong chúng ta, thì nó phát sinh ra một loại năng lượng làm chúng ta uể oải, mất hết sức sống, nhìn cái gì cũng thấy không thấy có ý nghĩa. Năng lượng đó là loại năng lượng tiêu cực, có tính cách phá hoại. Tương tự như thế, năng lượng giận cũng chứa rất nhiều tiêu cực, và sức phá hoại của nó cũng rất trầm trọng.

Trong chiều hướng làm đẹp cuộc đời, và giữ cho tình mãi mãi xanh tươi theo thời gian năm tháng, người phật tử chúng ta luôn luôn có những phương pháp tích cực tưới tẩm cho cuộc tình càng lúc càng thêm xanh, mà qua đó năm căn là năm cơ quan phát sinh ra năm nguồn năng lượng xây dựng. Năm căn đó chính là:

a- Tín:

Tín là niềm tin. Nếu có niềm tin thì tự nhiên chúng ta có rất nhiều năng lượng. Khi có một đối tượng tốt để tin tưởng thì tự nhiên chúng ta có một nguồn năng lượng tích cực. Ba đối tượng để tin của ta là:

- Chân là một cái gì Thật

- Thiện là một cái gì Lành, và

- Mỹ là một cái gì Đẹp.

Được coi là thật có nghĩa là không phải giả. Mọi vật, mọi thứ đều có thể giả, kể cả đạo đức có khi cũng là giả. Nếu ban đầu chúng ta tin vào đạo đức giả, nhưng sau một thời gian cái thần tượng đó nó đổ, nó rớt xuống và lúc đó niềm tin trong chúng ta cũng tan biến. Lâm vào tình trạng này là vì chúng ta đã nhận giả là thật, nhận ác làm lành, nhận xấu làm đẹp. Tất cả vì chúng ta vô minh! Khi niềm tin không được thắp sáng bởi trí tuệ thì nó dễ bị tan vỡ, và từ chỗ không tin tưởng, chúng ta có thể lâm vào trạng thái nghi ngờ. Một khi năng lượng của nghi ngờ phát sinh trong tâm thức, chúng ta sẽ uể oải, rã rời, hết muốn làm gì nữa! Do đó theo giáo lý đạo Phật, mọi niềm tin phải được làm bằng chất liệu của trí tuệ. Tin mà không quán chiếu thì niềm tin đó rất nguy hiểm. Phật dạy:

- Tín ta mà không hiểu ta tức là bài báng ta.

Nếu nói như vậy thì do có sự hiểu biết mà phát sinh ra niềm tin, vì vậy nơi phát sinh ra nguồn năng lượng thứ hai trong đạo Phật là Tuệ.

b- Tuệ:

Tuệ là cái thấy của sự hiểu biết. Năng lượng của niềm tin được chế tạo từ nguồn năng lượng của trí tuệ. Quả thật như vậy, vì có quán chiếu thì chúng ta mới thấy rõ được sự thật. Thấy rõ được sự thật thì chúng ta mới có thể xa lìa những cái giả được ngụy trang bằng vỏ chân, những điều ác ngụy trang bằng vỏ thiện, và những việc xấu xa ngụy trang bằng vỏ tốt đẹp. Lúc đó niềm tin sẽ được gọi là Chánh Tín.

c- Niệm:

Muốn có trí tuệ, tức là muốn có cái thấy sâu sắc, chúng ta phải biết nhìn. Nhìn cho sâu sắc tức là quán chiếu bằng năng lượng của chánh niệm. Vì vậy nơi phát sinh năng lượng thứ ba trong đạo Phật là chánh Niệm.

Mục đích

tu học của chúng ta là tạo ra chánh niệm, do vậy tại các trung tâm tu học, chúng ta được dạy nhiều phương thức để chế tác một loại năng lượng tích cực gọi là năng lượng Chánh Niệm. Đây là một thứ năng lượng rất cần thiết để chúng ta có thể nhìn sâu và thấy được sự thật tiềm tàng trong sự sống.

d- Định:

An trú trong chánh định, có nghĩa là chúng ta biết ăn cơm trong chánh niệm, biết quét nhà trong chánh niệm, biết đi, đứng, nằm, ngồi, và làm việc trong chánh niệm thì tâm của chúng ta hướng về sự tập trung không bị tán loạn. Trạng thái đó gọi là Định. Định là nơi phát xuất ra nguồn năng lượng thứ tư trong đạo Phật. Người không có định thì không làm được gì cả. Muốn giải quyết một vấn đề cho riêng mình hoặc cho đại chúng mà không có định thì không đi tới kết quả nào, cho nên khi thực tập quán chiếu để tìm sự thật của một vấn đề, chúng ta phải có định tâm, vì vậy Định rất cần thiết. Nếu không có định thì không bao giờ chúng ta có tuệ cả.

e- Tấn:

Khi có được bốn nguồn năng lượng kể trên, thì đời sống của chúng ta là một đời sống tinh chuyên, không uể oải, không bệ rạc. Và ngược lại, nếu chúng ta uể oải, rã rời, không có niềm vui, không thiết tha đến sự sống là vì chúng ta không có năng lượng tinh chuyên. Đó là nơi phát sinh ra nguồn năng lượng thứ năm trong đạo Phật, Tinh Tấn. Tinh Tấn tức là sự siêng năng, sự chuyên cần.

Năm nguồn năng lượng đó người học Phật thường gọi một từ ngữ rất chuyên môn đó gọi là năm căn. Căn ở đây là nguồn gốc phát sinh ra năng lượng. Với năm nguồn năng lượng đó, khi chúng bắt đầu hoạt động thì chúng phát sinh ra năm loại năng lượng gọi là năm lực. Vì vậy năm căn gọi là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà năm lực cũng gọi là Tín Lực, Tấn Lực, Niệm Lực, Định Lực, và Tuệ Lực. Căn tức là hình thức của nơi phát xuất ra năng lượng. Lực là năng lực phát xuất từ sự vận hành của các nguồn năng lượng đó. Chúng ta đã biết được nơi phát sinh nguồn năng lượng, do vậy

n

ếu trong thân và tâm chúng ta không có đủ năng lượng, hoặc năng lượng yếu ớt, thì chúng ta phải biết xét tìm trong năm nơi cung cấp năng lượng đó có vấn đề gì không, xem xét coi những bộ phận nào không là, việc để lập tức tìm cách chữa trị. Xem xét và chữa trị thường xuyên mới đúng là đời sống tu tập tinh chuyên.

Như chúng ta đã biết, năm nguồn gốc năng lượng chế tác ra năng lượng, được thiết lập ngay trên mảnh đất tâm, và nếu năm nguồn gốc chế tạo năng lượng tốt đẹp thì nó sẽ phát sinh ra năm nguồn năng lượng rất cần thiết cho sự tu tập và chứng ngộ cho chúng ta. Do vậy mà chúng ta phải biết giữ gìn và nơi lưu trử những nguồn năng lượng đó. Để cho rõ ràng và hổ trợ tích cực hàng môn đệ, Đức Phật đã lựu ý cho chúng ta là Tâm có hai dạng thức:

- Tàng thức

- Và ý thức.

Tàng thức là nơi chứa giữ tất cả các hạt giống của năng lượng. Ý thức là nơi các hạt giống biểu hiện, đơm hoa, kết trái. Có những điều mà khi nhìn vào vùng ý thức chúng ta không thấy, cho nên chúng ta quả quyết chúng ta không có điều đó. Thực ra điều đó có trong tâm chúng ta, nó nằm trong tàng thức dưới dạng của những hạt giống, và chưa phát hiện ra mà thôi. Nếu trang bị đầy đủ phương tiện và chăm bón các hạt giống này, chúng sẽ phát sinh ra những năng lượng trên vùng ý thức. Chẳng hạn như khi chúng ta nói:

- Bây giờ tôi không giận ai hết.

Điều đó đúng, bởi vì bây giờ đâu có ai đỏ mặt tía tai, đâu có ai sân si la mắng ai đâu mà chúng ta giận họ, tuy nhiên khi đụng việc thì chúng ta nhất định phải ăn thua đủ với nguời gây sự với chúng ta ngay.

Thật ra thì cái giận chỉ không có mặt ở trên phần ý thức, nhưng nó vẫn có mặt ở dưới phần tàng thức. Chúng ta ai cũng đều đang có cái giận trong lòng, nhưng nó đang ở trong trạng thái hạt giống và đang ngủ yên trong tàng thức của chúng ta. Người phật tử tu học, chúng ta phải khôn ngoan, phải biết lợi dụng lúc những hạt giống tiêu cực đang ngủ yên để lo vun bón gieo trồng những hạt giống tích cực. Chúng ta ru ngủ nội kết là một bài thực tập ru ngủ các hạt giống tiêu cực. Nội kết là những niềm đau, nỗi khổ, ở trong lòng. Nếu ru cho chúng ngủ thì chúng ta sẽ rảnh rang để cày bừa, gieo trồng, tưới tẩm những hạt giống tốt tích cực. Ru ngũ chúng bằng những suy tư:

- Đạo ta tiến đời có sao mặc kệ

Có chông gai chắc phải có Niết Bàn.

Ru ngũ hạt giống tiêu cực để chúng ta rảnh rang cày bừa, gieo trồng, tưới tẩm những hạt giống tốt đó là cách chúng ta lấy hạt giống xấu ra khỏi tàng thức của chúng ta, tuy nhiên đừng nghĩ rằng khi lấy hết những hạt giống xấu xa rồi thì ta mới có thể yên được. Nếu những hạt giống xấu được lấy ra hết rồi thì chúng ta đã là toàn mỹ, và đã là toàn mỹ thì có gì sai đâu mà phải sửa, phải tu nữa. Trước hết là chúng ta nên nhận xét về các hạt giống đang có mặt trong chúng ta:

a- Hạt Giống Nghi Ngờ

Hạt giống của nghi ngờ cũng có mặt trong tất cả chúng ta. Nếu ta không tu tập Tín, Tấn, Niệm, Định, và Tuệ thì hạt giống nghi ngờ sẽ phát sinh, nó sẽ bao trùm hết cả con người ta, và năng lượng tiêu cực đó nó sẽ bào mòn cuộc đời chúng ta. Nó sẽ làm cho chúng ta khổ, và những người chung quanh ta cũng sẽ khổ theo. Khi một người có niềm tin, tin vào một điều thật lành, thật đẹp thì tự nhiên đôi mắt người đó sáng long lanh, và người đó có rất nhiều năng lượng. Người đó sống có định tâm, có chánh niệm và có sự hiểu biết.

Như vậy tu học là cày bừa mảnh đất tàng thức, làm tiêu hủy những hạt giống như ngờ tiêu cực và gieo vào những hạt giống tốt, tưới tẩm và gieo vào đó những hạt giống tốt, tưới tẩm để chúng nảy mầm rồi mọc thành cây trên phần ý thức. Khi mọc, những cây đó sẽ đơm hoa, kết trái rồi trở thành những hạt giống lành cùng loại và rơi trở xuống mảnh đất tâm. Muốn cho một hạt giống tốt phát hiện trên phần ý thức, làm đẹp cuộc đời và vận hành nhuần nhuyển trong các cuộc tình, tình đời cũng được mà tình đạo cũng được, cứ thế mà xanh tươi mãi mãi với thời gian, rồi gieo xuống tàng thức những hạt giống tốt cùng loại, thì chúng ta phải cần những điều kiện thuận lợi. Hạt giống nào ở dưới tàng thức cũng cần những điều kiện thuận lợi mới phát hiện được trên phần ý thức, kể cả hạt giống chánh niệm. Những điều kiện thuận lợi đó gồm có:

- Điều kiện tăng thân,

- Điều kiện thầy dạy đạo,

- Điều kiện nơi đạo tràng tu học,

- Điều kiện hướng dẫn giáo lý,

- Điều kiện thực tập hành trì giáo pháp đã học ..v.v...

Khi chúng ta trang bị đầy đủ những điều kiện đó, thì hạt giống tốt tiềm tàng dưới tàng thức sẽ có cơ hội để nảy mầm và phát sinh, làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn xanh tươi và gieo lại những hạt giống tốt đẹp tương tự vào đất tâm, làm cho rạng rỡ môi trường sinh sống của chúng ta.

Mục đích tu học của chúng ta là nhận thức, trong chúng ta có hạt giống Phật và tìm đủ mọi cách, trang bị đủ điều kiện để cho hạt giống Phật đó phát sinh và nảy nở một cách nhanh chóng. Chúng ta có thể gọi hạt giống đó là hạt giống của chánh niệm, hay là hạt giống của tuệ giác, hoặc hạt giống của chánh tín. Chúng cùng là một thực tại nhưng tùy trường hợp chúng ta có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau. Trong trường hợp này chúng ta gọi là hạt giống Chánh Niệm vì trong Niệm có chứa Định, trong Định có chứa Tuệ, trong Tuệ có chứa Tín, trong Tín có chứa Tấn. Vì vậy Chánh Niệm là hạt giống của Phật ở trong chúng ta. Chúng ta cũng có thể gọi hạt giống ở trong ta là Định, Tuệ, Tín hay Tấn. Nhưng để cho dễ dàng ta chúng lấy Niệm làm biểu tượng cho hạt giống Phật ở dưới tàng thức.

Như chúng ta đã biết, từ ngữ Phật có nghĩa là thức dậy, hiểu biết, thức tỉnh, giác ngộ. Biết cái gì đang xảy ra, và biết một cách sâu xa thì gọi là Phật. Chánh niệm nghĩa là biết cái gì đang xảy ra, thấy được cái gì đang xảy ra. Và tùy theo trình độ thấy của mình mà cái thấy đó sâu hay cạn. Nhưng tất cả đều là cái thấy. Phật là người đã thấy, đã hiểu, đã tỉnh thức hoàn toàn. Trong mỗi người chúng ta ai cũng đều có khả năng tỉnh thức. Cái khả năng tính có thể thức dậy, có thể trở thành một vị Phật, gọi là Phật tánh. Phật tánh tức là hạt giống Chánh Niệm. Chúng ta không thể nói là chúng ta không có hạt giống đó. Tại vì chánh niệm trước hết được định nghĩa là ý thức được cái gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn như:

- Khi đang ăn cơm, chúng ta biết chúng ta đang ăn cơm, thì lúc đó năng lượng chánh niệm của chúng ta đang có mặt. Khi uống nước mà chúng ta biết chúng ta đang uống nước thì lúc đó chánh niệm cũng đang có mặt.

Năng lượng của chánh niệm có mặt trong khi chúng ta nâng chén cơm lên, và năng lượng của chánh niệm có mặt trong khi chúng ta đang uống nước. Vì vậy không thể nói chúng ta không có Phật tánh. Tại vì sự có mặt của chánh niệm chứng minh rằng chúng ta có hạt giống chánh niệm trong tàng thức của chúng ta rồi. Điều đó không lạ gì chư tôn đức dạy chúng ta khi gặp nhau chúng ta thường chắp tay hình búp sen và câu chào hỏi câu:

- A Di Đà Phật

Câu A Di Đà Phật, có nghĩa là thanh tịnh, vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức, như vậy câu chào tuy đơn giản nhưng ý muốn nói lên rằng:

- Tôi đã nhìn thấy hạt giống Phật tánh ở nơi anh, nơi chị, nơi em. Tôi xin thân kính chào anh, chào chị chào em một vị Phật tương lai.

Tất cả chúng ta đều là những vị Phật tương lai, nhưng chúng ta có mặc cảm thấp kém và thường nghĩ rằng mình chỉ có thể là chúng sinh thôi, không thể nào thành Phật được. Đó là vì chúng ta không công nhận hạt giống Phật ở trong chúng ta. Một trong những mặc cảm là:

- Mặc cảm thấp kém.

Nói rõ ra là mặc cảm cho rằng mình chỉ có thể là chúng sinh thôi. Thật ra trong chúng ta ai cũng đều có hạt giống Phật, tức là có khả năng thành Phật. Khả năng thành Phật là cách nói rõ ràng hơn của từ ngữ mà chúng ta thường nói là mỗi người ai cũng có Phật tính. Do vậy cho dầu chúng ta sống trong thất niệm 24 tiếng mỗi ngày và chánh niệm không bao giờ có mặt trên vùng ý thức, nhưng trong tâm chúng ta lúc nào chánh niệm cũng nằm trong tàng thức dưới dạng một hạt giống đó là trạng thái tìm sinh.

Cái kho tàng chúng ta thường đi kiếm nó nằm ngay trong tâm của ta mà ta không hay. Chúng ta ai cũng nghĩ rằng mình chỉ là người bần cùng, suốt đời đi cầu xin một chút tình thương, một chút hiểu biết, một chút giác ngộ của Phật, còn chính chúng ta thì không có gì cả. Vì vậy mà Phật nói Kinh Pháp Hoa với ví dụ viên trân châu trong túi áo của anh chàng cùng tử để giúp ta đánh tan mặc cảm thấp kém đó. Kinh dạy rằng trong tâm ta có đủ kho tàng của giác ngộ, hiểu biết, thương yêu và hạnh phúc, đừng tìm kiếm đâu xa

b- Hạt Giống Thương Yêu

Một hạt giống khác có liên hệ mật thiết với hạt giống Phật tánh là khả năng tính yêu thương, hay khả năng thương yêu. Lắm khi chúng ta có cảm tưởng ta không thương được ai cả. Trong tình trạng chán nản, bất mãn đó, chúng ta thấy mình không còn là gì và không có một giá trị tối thiểu nào hết! Không thương được ai là vì ta không thương được chính bản thân của ta, do đó chúng ta thường đi đến kết luận trong tôi không có tình thương. Điều đó có thể đúng trong phạm vi ý thức, nhưng đứng trong chiều sâu của tàng thức thì nó không đúng. Tại vì trong chúng ta ai cũng có hạt giống thương yêu, tức hạt giống từ và hạt giống bi. Phật được làm bằng chất liệu của tỉnh thức, của chánh niệm, nhưng Phật cũng được làm bằng chất liệu của thương yêu, của từ, của bi. Chánh niệm và thương yêu là hai bề mặt của cùng một thực tại. Hiểu biết và thương yêu cũng cùng là một thực tại. Hễ có hiểu biết thì có thể thương yêu được, ngược lại khi thương yêu đích thực thì lòng thương yêu đó được làm bằng chất liệu của sự hiểu biết. Tương tự như vậy, niềm tin mà ta gọi là Chánh Tín cũng được làm bằng chất liệu của sự hiểu biết. Vì vậy khi nghi ngờ cái khả năng thương yêu trong ta, ta phải nhớ lời Phật dạy:

- Trong ta ai cũng có hạt giống thương yêu cả.

Hạt giống thương yêu chưa mọc lên được vì chúng ta chưa biết cách gieo trồng. Chúng ta hãy tự gieo trồng bằng những năng lượng của tinh tấn, của chánh niệm, của chánh định, của chánh tín. Từ đây chúng ta thấy một người bạn tu không tự thương mình và cũng không thương được những người chung quanh, thì chúng ta đừng nản. Chúng ta nên nghĩ người đó đang ở vào tình trạng khó khăn, nếu được giúp mai kia họ có thể tiếp xúc và tưới tẩm hạt giống thương yêu trong người, lúc đó hạt giống thương yêu sẽ nảy mầm, đơm hoa và họ có thể mỉm cười.

Là một người Phật Tử, chúng ta biết tu tập, chúng ta có bổn phận phải quán chiếu, không phải chỉ ở trong tâm thức của chúng ta không thôi, mà chúng ta còn phải quán chiếu nơi tâm thức người khác nữa. Phật dạy quán chiếu trong tự tâm mình và quán chiếu trong tâm của người khác nghĩa là như vậy.

Nếu chúng ta có vốn liếng của sự hiểu biết, của thương yêu thì chúng ta nên làm công việc giúp những người bạn đồng tu của chúng ta tiếp xúc, vun bón, tưới tẩm hạt giống tốt để một mai người đó có thể mỉm cười nhận ra rằng mình cũng có khả năng thương yêu, và cái mặc cảm mình không ra gì, mình bất lực sẽ tan biến đi.

c- Hạt Giống Hạnh Phúc:

Một khả năng tính nữa là khả năng tính hạnh phúc, một khả năng rất quí giá trong đời sống hàng ngày. Người có khả năng hạnh phúc thì sống trong điều kiện nào cũng có thể có hạnh phúc, và được sống chung với một người như vậy là chúng ta có phước lắm. Khi lâm vào tình trạng khó khăn, người có khả năng hạnh phúc thường có đủ khả năng tạo ra ánh sáng cùng niềm vui cho mình và cho người chung quanh. Nếu đi vào địa ngục người đó sẽ làm cho địa ngục sáng lên, làm cho tiếng cười vang lên nơi địa ngục. Những người như vậy có thật. Những người đó trong Đại Thừa Phật Giáo chúng ta thường nghe nhắc đến đó là Bồ Tát Địa Tạng, là một vị Bồ Tát chuyên đi vào những chỗ tối tăm nhất, khổ đau nhất để làm cho ánh sáng và tiếng cười có mặt ở những nơi đó. Làm được những điều như vậy là do ở sự dày công tu tập và phát triển hạt giống của hạnh phúc, đồng thời cũng dày công vun xới khả năng tính hạnh phúc, cho nên chúng ta mới đi vào được những nơi tăm tối như vậy để cứu giúp người.

Khả năng tính hạnh phúc là một chất liệu tạo nguồn vui cho mọi người. Nếu trong đại chúng có một người mà trong hoàn cảnh nào cũng cười được, vui được và cũng không bao giờ mất niềm tin, thì đại chúng đó đã được hưởng rồi, huống hồ khi trong đại chúng có được nhiều người như vậy. Chúng ta ai cũng có khả năng làm một người như vậy, nhưng bây giờ chúng ta không làm được vì chúng ta còn nghi ngờ cái khả năng của mình, và như vậy chúng ta đã mang cái mặc cảm thua kém. Chúng ta phải theo gương Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Thường Bất Khinh, để nhìn sâu vào tàng thức và công nhận các khả năng tính của chúng ta, công nhận chúng ta có thể có hạnh phúc được. Muốn dễ dàng có hạnh phúc, trong đời sống hàng ngày chúng ta phải tu tập và phát triển cái hỷ tính của mình, nghĩa là khả năng trong trường hợp nào cũng vui cười được cả. Trong chúng ta một khi biết ăn cơm là chúng ta biết rửa chén, tuy nhiên rửa cho bản thân thì được mà cho nhiều người thì chúng ta thường có cảm tưởng rửa chén là một cực hình. Tuy nhiên khi có tu tập, biết ghi nhận, biết mỉm cười trong khi rửa chén, thì rửa chén có thể là những giây phút tuyệt diệu. Rửa chén cũng có thể là một cơ hội, một môi trường để tưới tẩm hạt giống hạnh phúc. Điều nầy không phải chỉ có tăng chúng Chùa Dược Sư, mà ai ai trong cuộc đời nầy cũng đều đã trải qua kinh nghiệm này rồi.

Nói tóm lại, tất cả đều tùy thuộc vào cách chúng ta tiếp xử với hoàn cảnh. Nếu có khả năng hạnh phúc thì trong điều kiện nào chúng ta cũng có thể tạo dựng được hạnh phúc cho ta và cho những người chung quanh. Ngược lại, nếu không tu tập và cứ nghĩ rằng hoàn cảnh này không tạo được niềm vui cho chúng ta, chúng ta phải đi kiếm một hoàn cảnh khác, và như vậy thì chúng ta cứ luôn luôn làm gã cùng tử, làm một gã cô hồn lang thang mãi mãi.

Là một người Phật Tử có tu học, thì hoàn cảnh nào cũng là hoàn cảnh lý tưởng của chúng ta, và trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng tạo được hạnh phúc cả. Sống tại Mỹ chúng ta cũng thấy vui, mà ở Việt Nam ta cũng tìm được hạnh phúc như thường. Sống ở đâu chúng ta cũng có hạnh phúc, đó là nhờ trong khi tu tập chúng ta đã vận dụng nhuần nhuyển, đắm mình trong giây phút hiện tại, và lấy tất cả những điều kiện trong giây phút hiện tại làm nền tảng cho sự sống, cho niềm vui của chúng ta. Có như vậy thì trời nắng cũng vui, mà trời mưa chúng ta cũng thấy hạnh phúc. Trời mưa là một trong những yếu tố không thể thiếu trên cao nguyên tình xanh nầy, vì vậy cao nguyên tình xanh là một quê hương tươi mát. Ở những nơi không có trời mưa thì chúng ta sẽ thấy thiếu thốn vô cùng, chúng ta sẽ thấy rằng nơi đó chưa được toàn hảo, những không phải vì vậy mà chúng ta không có hạnh phúc. Phải biết rằng nơi chúng ta đang sống và tu học là một thực tại nhiệm mầu, cho nên chúng ta không cần đi đâu cả, không cần du lịch về tương lai, hay quá khứ mới có những điều đó. Những cái thuộc về hạnh phúc đích thực của chúng ta nó đang có mặt ngay ở đây và trong giờ phút này, chỉ vì chúng ta không có khả năng tiếp xúc với những điều kiện hạnh phúc, chỉ vì ta đang làm thân cùng tử, đang làm người hành khất, chỉ vì ta không có khả năng an trú trong hiện tại cho nên ta chưa thấy thoải mái đó thôi.

Chúng ta hãy tự đặt mình trong trường hợp, khi đi trong một khu vườn không được chăm sóc, nơi đó có thể gặp một bông hồng rất tươi đẹp, và muốn hái bông hồng đó, tuy nhiên muốn hái bông hồng, chúng ta phải bước qua đám gai. Thường thì trong khu vườn hoang, bông hồng nở nhưng những bụi gai cũng mọc đầy, nhưng không thể vì gai mà chúng ta không hái được bông hồng. Muốn hái hoa, chúng ta phải tìm cách rẽ cành gai cho đừng vướng áo, hay lấy gậy đè nó xuống để bước tới được dễ dàng. Trong đời sống tu tập hàng ngày cũng vậy, đừng nói rằng vì có chướng ngại cho nên chúng ta không thể có hạnh phúc. Thật ra, vì trong tâm còn giận hờn, còn buồn, còn chướng ngại cho nên không thể hưởng được cái hạnh phúc mà đáng lý chúng ta được hưởng. Do vậy chúng ta phải biết xử lý cơn giận, nỗi buồn để đừng đánh mất đóa hoa tươi thắm và niềm an lạc trong đời sống hàng ngày. Chỉ cần khéo léo một chút thì sẽ hái được bông hoa tươi thắm cho chúng ta, và cả cho những người thân của chúng ta nữa.

Phải biết rằng những lúc nội kết và niềm đau của ta ngủ yên, thì đó là thời gian thuận lợi nhất cho sự tu tập để những hạt giống tốt, những niềm vui có cơ hội đơm hoa, kết trái, để những hạt giống của chúng rơi trở lại trong miếng đất tâm của ta. Nếu đợi cho đến khi niềm đau, nỗi khổ ào ào nổi lên, xâm chiếm cả vùng ý thức của chúng ta thì lúc đó tu tập khó hơn nhiều.

Do vậy, đừng nên lấy cớ là chúng ta có niềm đau, nổi khổ mà không tu tập bây giờ. Chúng ta phải hái đóa hoa hồng tươi thắm đó ngay trong ngày hôm nay để trang trí cho cuộc đời, để cho đời chúng ta càng lúc càng đẹp, cuộc tình càng lúc càng xanh tươi, và càng lúc càng thăng hoa hơn.

Page 4

Con Đường Đầy Sen Búp II

Nguyên Hải

--o0o--

Con đường đầy sen búp là con đường đi với muôn hương ngàn sắc, là con đường dẫn chúng ta đến bảo thành. Muốn xử dụng con đường sen búp để đến bảo thành, thì chúng ta cần phải thực hiện một số nguyên tắc. Đối với người Phật tử trước và trên hết chúng ta cần nhận diện cái thật tướng của đời người. Có nhận thức được thật tướng của cuộc đời thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy được rất nhiều vấn đề khó khăn trước mắt như:

- Trong cuộc sống không được như ý

- Hoàn cảnh khổ đau

- Những giới hạn của xã hội hiện thực,

- Phiền não khi giao tiếp cái xấu,

Những ai là người thấy được các vấn đề nầy là người có tuệ giác. Có được tuệ giác là do sự kiên trì thực tập không quản gian lao mệt nhọc mà nên. Với sự hiện diện của tuệ giác chúng ta có thể điều chỉnh lại tâm cảnh không bình ổn và không hài hòa của chúng ta. Có thể nói rằng trong cuộc đời có rất nhiều vấn đề như:

- Nhân sinh vũ trụ

- Kiếp người

Tất cả đều là những vấn đề lớn, do đó người học Phật chúng ta cần phải xử dụng tuệ giác để nghiên cứu, lắng nghe và thực tập thì chúng ta mới có thể hiểu rõ một cách triệt để. Nói như thế người học Phật không phải chỉ tìm kiếm để hiểu rõ trong hoàn cảnh cuộc sống hiện thực, mà còn phải tìm kiếm trên vấn đề từ sinh đến tử để giải thoát khổ đau một cách đầy đủ. Muốn được như vậy thì người học Phật chúng ta trong khi tu, lúc thực hành con đường Bồ Tát Đạo phải luôn luôn quân bình cuộc sống hàng ngày. Nghĩa là trong tâm cũng như ngoài thân chúng ta cần bình ổn và điềm đạm, tâm tình đối cảnh cần phải bình tĩnh như chư tổ đức thường dạy:

- Ðạm bạc để sáng Chí,

Yên tĩnh thì thấy được xa,

Nghĩa là:

- Tất cả thuận ở nơi tự nhiên. Con người, có thể chấp nhận cuộc sống bình thường, sống yên tĩnh, đạm bạc trong cuộc đời là một hạnh phúc lớn không gì hơn.

Quan niệm về bình thường, bình tĩnh hay yên tịnh theo người xưa thường dạy:

a- Bình Thường

Cái bình thường của người biêt tu đạo không giống như cái tầm thường của thế tục. Nghĩa là không cầu nghe lời khen của thế tục, mà là hết lòng hết sức với trách nhiệm của mình, và không cần phải suy tính được thua, không cần phải thắc mắc về việc thu họach thành quả như thế nào, có như vậy mới xứng đáng lời của người đời thường gọi:

- Trong lòng nuôi chí lớn mà ngoài mặt như người thường.

Ngược lại với không bình thường là người thích chạy theo danh lợi phù phiếm xa hoa. Biết bao nhiêu người đeo đuổi mục đích cao xa, nhưng một đời không đạt được những ham muốn, cảm thọ đầy đủ thì chúng ta lại khổ cho nên có câu:

- Cây cao chịu gió xiêu vì gió

Người thích công danh lụy bởi danh.

b- Bình Tĩnh

Hay còn gọi là yên tịnh, đây là một thứ trạng thái thuộc tâm tình yên tịnh, chứ không phải cái loại yên tĩnh của lúc:

- Đêm khuya yên tĩnh, muôn tiếng lặng yên.

Ngọn cỏ không sinh, trăng sáng sao thưa.

Cũng không phải là trạng thái của sóng lặng gió yên của mặt nước yên lặng trong hồ mùa thu, mà sự yên tịnh nầy muốn nói đến một thứ định lực, hay nghị lực, công lực. Hay nói một cách khác là sức mạnh của sự tu thân dưỡng tâm, còn gọi là nuôi dưỡng công phu. Chỉ khi nào chúng ta đạt được trạng thái nầy chúng ta mới có thể tự lực, tự cường, khi gặp biến động cho dù là núi có lở, sông có mòn trước mặt, chúng ta vẫn không biến sắc, không kinh sợ, mà trái lại chúng ta cẩn thận giải quyết mọi vấn đề. Cho nên:

- Bình thường hàng ngày, chúng ta phải tập làm người có phong cách mô phạm, cần nên phù hợp phạm trong phạm trù của đạo để nuôi sống tâm linh, tu dưỡng tâm lý, hơn là chú trọng đến hình thức bên ngoài.

Quả thật nếu tâm lý không khỏe mạnh thì dẫu trăm vạn, ngàn vạn, ức vạn, mua bán giàu có cũng khó mà mua được một tâm lý khỏe mạnh. Vì vậy việc mong cầu phú quí, không bằng tùy theo sự việc trên cuộc đời mà sống an nhàn. Chỉ cần biết đủ và ít ham muốn, thì có thể được vui vẻ. B

ởi vậy sống khắc kỷ

và theo l

ời

thệ nguyện của chư Bồ Tát đã đi qua là việc làm nên trưởng dưỡng:

 - Chúng sinh tự tâm thệ nguyện độ

Phiền não tự tâm thệ nguyện đoạn ...

Tức là tự tánh mỗi người tự độ, cần rõ hiểu là chúng sinh của tự tâm, tức là muốn nói đến các thứ tâm không lương thiện như:

- Tâm tà mê,

- Tâm ác độc,

- Ttâm cuồng vọng,

- Tâm đố kỵ...

Những tâm không lương thiện nầy đều là những chúng sinh ở trong tâm, mỗi người đều cần tự tánh tự độ, đây gọi là chơn độ. Gọi là tự tánh tự độ, có nghĩa là chúng ta phải biết hướng dẫn những chúng sinh si mê, phiền não, tà kiến còn tồn tại ở trong tâm của chúng ta về đường chơn nẻo giác. Về phương diện nầy chư tôn đức dạy phải dùng Ðạo Đế trong bốn thánh đế để thấy hiểu chính xác, để độ thoát chúng nó. Điều nầy có nghĩa là chúng ta phải tiêu trừ, hóa giải phiền não ở nơi tự tâm. Diệt sạch tất cả những cái gọi là không lương thiện, phát tâm bồ đề, xa lìa tâm niệm nhơ uế lộn xộn, làm cho trong tâm chúng ta trở nên thuần khiết.

Muốn thực hiện Đạo Bồ Tát, hoặc muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc, trước sau gì vấn đề quan trọng cũng vẫn là cần phải tu chính hành vi của mình. Hành vi chúng ta nếu đã có những sai lầm, thì sửa cho chính lại những lệch lạc đó. Có thể nói rằng hành vi của chúng ta trong cuộc sống ngày thường rất nhiều tội lỗi, nhưng tất cả đều xuất phát từ: Thân, miệng, ý.

- Thân là hành vi của chúng ta.

- Miệng là lời nói.

- Ý là tư tưởng, là thấy hiểu.

Ba cơ quan nầy là nơi phát xuất hành vi của chúng ta, nếu chúng ta biết ba loại lớn nầy có tổn hại, bất lợi, lỗi lầm, sai lệch thì chúng ta phải sửa đổi cho chân chính trở lại. Ðây gọi là khéo điều phục.

Phương pháp điều phục thân tâm không có gì tốt bằng phương pháp nương nơi qui củ mực thước của Phật pháp, để tu trì học tập. Dựa trên qui củ chân chánh của Phật pháp, tịnh hóa thân tâm, đem toàn bộ những tập khí vô minh, của sự sai lầm bất chính, sửa đổi cho chân chính trở lại, để cho đạt được mục đích cuối cùng của sự điều phục là thành Phật! Thành ra Phật Pháp luôn luôn chú trọng đến hai tâm hành thực tiễn là:

- Hiểu, và

- Làm hay còn gọi là Hành

Có hiểu và hành thì chúng ta sẽ đi đúng đường, sẽ không cảm thấy mình quá tắc trắc. Có hiểu và thực hành chúng ta mới kết hợp giữa sự hiểu biết trên chữ nghĩa, và trên hành vi của chúng ta. Nếu chỉ nói mà không làm, thì dẫu có hiểu đạo lý thâm sâu như thế nào đi nữa, dẫu cho ở trong đầu chúng ta có nhớ ba đại tạng kinh, cũng vĩnh viễn không thể giải thoát. Cho nên miệng nói, và sự thực hành phải đi đôi thì mới hữu dụng. Như vậy phương cách điều phục thân tâm, không những cần khắc phục những vấn đề bên ngoài như:

- Tiền tài,

- Sắc đẹp,

- Danh vọng,

- Ăn uống,

- Ngủ nghỉ...

Mà bên trong còn phải chế ngự hàng ngàn, hàng vạn tà ma trong tâm của chúng ta như:

- Tham,

- Sân,

- Si,

- Mạn,

- Nghi,

- Giải đãi,

- Dục vọng ...

Nghĩa là những phiền não của vô minh, những tà ma trong tâm của chúng ta còn đáng sợ hơn những chướng ngại hữu hình ở bên ngoài. Chúng ta điều phục thân tâm là vì bắt buộc phải khắc phục phiền não ma chướng ở trong nội tâm của chúng ta, và phải nhẫn chịu tất cả những nhiễu loạn, chướng ngại, những sỉ nhục, và khổ nạn từ ngoài đem đến.  

Nhẫn chịu những sĩ nhục bằng cách là trong tâm chúng ta thường niệm, thường tư duy và quán sát các thiện pháp, thì mới có thể phát sinh được sự tác dụng chân chánh về thiện pháp. Thường niệm các thiện pháp, bất cứ giây phút nào cũng phải niệm. Tư duy thiện pháp thường tồn tại trong tâm, trong đầu, đồng thời còn phải xem coi thiện pháp mà chúng ta đang làm, phải có lợi cho mình và người khác. Quán sát thiện pháp là cần phải kiểm tra lại sự khởi tâm động niệm của chúng ta, từ sự nhìn lại và xét lại trong nội tâm, không để cho niệm bất thiện sinh khởi. Khi một người đã biết quán sát các thiện pháp, thì sẽ thấy có một sự khác biệt rất lớn. Phần lớn người biết điều phục thân và tâm của mình là người luôn luôn biết giữ ý tứ không cho ba nghiệp sanh khởi, trong khi đó người không tu hành, thì rất dễ biết, bởi vì chúng ta có thể phân biệt ở nơi ba nghiệp: Thân, miệng, ý. Nếu thân làm việc ác, miệng nói lời ác, ý khởi niệm ác, tức là người không tu hành.

Theo quan niệm của đạo Phật, Ðức Phật dạy rằng:

- Tốt  xấu,

- Họa  phước,

- Thành bại,

- Vinh nhục,

Tất cả đều quyết định ở nơi hành vi của chính mình. Thiện và ác đều do sự nổ lực hay không nổ lưc của chúng ta. Không có một cá nhân nào có thể chịu sự đề bạt lên thiên đường, cũng không có một cá nhân nào có thể ngang chướng mà xô đẩy người thiện rơi vào địa ngục được. Cũng vậy khen tốt, hay ca tụng thì không thể lìa khổ, được vui, mà chỉ có tu thân dưỡng tánh, mới có thể khiến cho nhân cách của mình được tịnh hóa thăng hoa, làm cho chúng ta hưởng thọ được niềm vui vĩnh hằng. Do đó Phật giáo là một tôn giáo tín ngưỡng của chính mình, bởi vì người làm thiện thì được quả thiện, người làm ác chắc chắn thọ quả khổ. Do đó muốn được huệ nhãn giải thoát, thì chúng ta cần phải tu trì một cách tích cực để phá trừ tham, sân, si. Lấy mười việc thiện để đối trị mười việc ác, và nương theo tám đường chánh để tiến hành tăng trưởng đạo đức thực tiễn. Hành trì như vậy thì có thể diệt trừ tất cả phiền não, khổ đau, thoát ly cảnh giới sinh tử luân hồi là điều có thể thực hiện.

Ðức Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, không có pháp nào là không vì người đời, cho nên trước sau gì Đức Phật vẫn cứ nhấn mạnh:

- Tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo.

Biết là tất cả mọi người chúng ta ai cũng có khả năng thành Phật, nhưng phải tự chúng ta vạch ra con đường để đi. Tự chúng ta trau giồi nhân cách và trí tuệ, chỉ một con đường duy nhất là chính chúng ta nhờ vào nghị lực, trí huệ và tâm thường hằng của chúng ta để hoàn thành nó. Cho nên muốn thành Phật, thì bí quyết đầu tiên là chúng ta phải biết điều phục thân tâm. Từng giây phút thực hành, là từng bước đi đến gần quả giác ngộ. Thành ra vì vậy người học Phật trong cuộc sống hiện thực, khi trong lòng đã hàng phục được phiền não của chính mình, khi làm bất cứ việc gì, thì trước nhất cũng phải nghĩ đến chúng sinh, nếu như có điều gì làm tổn hại đến chúng sinh, thì chúng ta không nên làm. Xem ra như vậy, thì khi mà tâm từ bi của chúng ta càng lớn thì chúng ta chấp nhận sự thiệt thòi cũng nhiều, và nhọc nhằn gánh vác cũng nhiều.

Pháp môn Nhị Lực tức là pháp môn niệm Phật Thiền Tọa Kinh Hành là một pháp môn rất thù thắng và tôn quí, có thể thích hợp với các căn cơ của chúng sinh. Thực hành pháp môn nầy là chúng ta đã và đang đi trên con đường sen búp, là làm cho tâm của chúng ta trở nên yên tịnh, bỏ hạnh ác, xa lìa tham dục, ái nhiễm. Bởi vì yếu tố cần thiết cho việc tu tâm là ở chỗ giữ gìn kiên cố giới pháp. Giới bị dục nhiễm là do ba nghiệp, tất cả chỉ nơi tâm tạo ra, sự ham muốn cũng từ đó được sinh ra, rồi kết nhóm, khởi lên. Nghiệp của ham muốn cũng là do tâm sinh, nên theo đó các pháp được sinh. Một khi đắm nhiễm vào đó tức là chúng ta bị trói buộc, mà bị trói buộc là tâm chúng ta không được tự tại. Cho nên:

- Người chuộng công danh lụy bởi danh.

Tuy nhiên người biết điều phục thì nghiệp sẽ yên tịnh, vì vậy đối với cuộc sống sẽ hiểu được lẽ thiểu dục tri túc, từ đó đối với việc áo mặc, cơm ăn, chỗ ở, tới lui đều cần nên đạm bạc đơn giản. Càng đạm bạc thì sẽ không có sự trở ngại, trái lại còn nuôi dưỡng được sự tinh tấn, diệt được tất cả các loại tâm như:

- Lợi danh,

- Ham muốn,

- Tham luyến,

- Cống cao,

- Bao che,

- Nhân ngã,

- Thị phi ... đều nên diệt hết.

Thông thường khi hành trì pháp Môn Nhị Lực, đối với một người đã niệm Phật nhiều năm, muốn cầu chứng được cảnh giới nhất tâm bất loạn, thì điều đó chắc chắn là không khó, đức Phật đã nói như vậy. Tuy nhiên vì căn tánh của mỗi người có khác, vì còn phải tùy theo nào là:

- Nghiệp chướng,

- Phước đức,

- Nhân duyên,

- Tinh tấn hay giải đãi có khác nhau

Cho nên nếu căn cứ vào thời gian nhiều ít cũng rất khó nói. Tuy nhiên cứ ra công hành trì thì đến lúc nhất tâm bất loạn thì tự sẽ nhất tâm bất loạn, còn nếu cứ cưỡng cầu, thì trái lại càng làm cho tâm rối loạn thêm. Khi đã đạt đến trạng thái nhất tâm bất loạn tức là nói đến chỗ thành đạt. Sự chứng nghiệm thành đạt khi hành trì Pháp Môn Nhị Lực cho chúng ta những hiện tượng tốt đẹp như là:

- Hương lạ bay đầy nhà,

- Nhạc trời réo rắt trên không trung,

- Thấy hoa thấy hào quang, ánh sáng chiếu đến thân thể,

- Tòa báu hiện ra trước mặt,

- Biết trước giờ lâm chung đến, sắc mặt như lúc còn sống,

- Thân thể mềm mại, khí nóng trên đảnh đầu chưa tan  ..v.v...

Như có lần chúng tôi đã nói, nếu chỉ cần niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, thì đã có chỗ tốt đẹp bất khả tư nghì, nói không thể hết. Ðức Phật vì thương xót chúng hữu tình của cõi Ta Bà, cho nên trong kinh điển nhiều lần nhắc nhở, khuyến khích niệm Phật, chúng ta nên cảm lấy ơn đức nầy mà tín thọ hành trì. Trong lúc hành trì chúng ta nên phát tâm tịnh niệm liên tục, nhất tâm chuyên trì niệm Phật. Nếu coi việc đi trên con đường đầy hoa sen búp là quan trọng thì phải biết rằng vấn tu hành là việc lớn, còn mưu sinh chỉ là việc phụ để nuôi dưỡng thân giả tạm nầy thôi. Vì vậy khi gặp nghịch cảnh, chúng ta không nên chán nản mà trái lại phải gia tăng công sức niệm Phật thêm hơn, thành tâm bố thí cho nhiều. Không nên chấp giữ trần duyên, không nên bám víu sự ham muốn của tình thức. Nhất tâm tinh tấn trau giồi tâm tuệ, không dấy vọng tưởng, không khởi tạp niệm. Bởi vì:

- Một cái vọng tưởng, là một cái sinh tử,

- Một cái tạp niệm, là một cái chướng,

- Không dấy vọng tưởng thì không khởi tham, sân, si,

- Không khởi tạp niệm thì không sinh sự so tính nhân ngã, thị, phi.

Cho nên chúng ta phải gắng lòng trì niệm danh hiệu Phật. Niệm niệm rõ rệt, niệm niệm giác ngộ. Khi tâm thanh tịnh, thì ba nghiệp thanh tịnh, cho nên cũng còn gọi là tịnh nghiệp. Người đời, nhất là trong thời đại đạo đức không được coi trọng, nên nghiệp chướng nặng nề, căn tánh ám độn rất nhiều, do vậy chúng ta cũng không nên cầu cái gì đó cho cao siêu quá, cũng không vội vả quá, mà cần phải biết phối hợp thời gian và không gian, đồng thời cũng cần phải có tâm nhẫn nại. Vì khi nhân duyên chưa thành thục thì nóng lòng cho lắm cũng không có hiệu quả. NHất là khi thực hành Pháp Môn Nhị Lực nầy chúng ta cũng cần phải dẹp bỏ, buông hết những bụi phấn cố chấp trong tâm và ngoài thân, nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật, thiền tọa và kinh hành thì mới có thể có kết quả tương ứng. Vì lẽ đó mà chúng ta không nên nghi ngờ, mà phải cương quyết niệm cho chí thành để trong tâm có Phật, đến khi nào nhất tâm bất loạn mới thôi.

Niệm Phật không khó, nhưng khó ở chỗ là có tâm cung kính, chí thành và lâu dài hay không thôi! Vì vậy nên cùng là người niệm Phật, nhưng sự cảm ứng ở nơi mỗi người thì không đồng nhau.

Thường thì con người phàm phu phần nhiều bị nghiệp chướng khảo đảo, cho nên mới có khuynh hướng tìm học Phật để điều phục thân tâm, và lãnh hội những điều hay lẽ phải để trừ bỏ nghiệp chướng sâu dày. Đây là một sự tịnh hóa tâm địa của chúng ta. Đây là một sự thật hiển nhiên và hoàn toàn là công khai trong việc tu thân dưỡng tánh chứ không có gì thần bí. Tu thân dưỡng tánh là trưởng dưỡng cái tánh thiện của chúng ta. Trong ruộng A Lại Da Thức, hột giống thiện và ác ai ai cũng đều có, cho nên khi gặp duyên bên ngoài đụng tới tức thì phát sanh. Nhưng học việc ác rất mau, nói ra tức hiểu liền, cho nên chúng dễ đọa vào ba đường ác. Trong khi đó, học việc thiện thì cần có tánh nhẫn nại, lần hồi huân tập, so ra thì chậm hơn nhiều. Chúng ta sỡ dĩ cần phải học Phật, là vì chúng ta muốn sửa đổi cái bất tịnh làm cho tịnh, bỏ việc ác hướng về việc thiện, cho nên mới học Phật, niệm Phật thì được gọi là Tịnh Nghiệp. Ðã gọi là tịnh nghiệp tức là ba nghiệp không nhiễm mà phải tịnh, nội dung bao gồm:

- Thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

- Miệng: Không nói láo, không ác khẩu, không nói hai chiều, không nói chìu uốn nịnh nọt.

- Ý: Không tham muốn, không sân nhuế, không ngu si.

Một khi đã bắt đầu từ mười việc thiện nầy, tiến lên dần thì chúng ta sẽ thực hiện được trong việc thực tập: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Do vậy khi chúng ta khởi tâm động niệm, thì là đã tạo nghiệp. Khi đã tạo nghiệp rồi thì không có biện pháp nào tốt hơn là biện pháp thực tập sao cho:

- Có chánh niệm hiện tiền, để niệm danh hiệu Phật, thiền tọa, kinh hành.

Chúng ta phải biết lấy danh hiệu Phật để thay thế cho vọng niệm, cho nên bất kỳ phiền não nào khởi lên, chúng ta cũng chỉ cứ lo niệm Phật. Chúng ta không cần lý giải về nguồn gốc của phiền muộn, mà chỉ cần biết mỗi một niệm danh hiệu Phật đều là tịnh nghiệp, không tạo ra tai họa mới. Nếu lúc chúng ta dùng danh hiệu Phật để thay thế vọng niệm mà vẫn không có kết quả, là bỡi vì bình thường phần nhiều chúng ta hay chú trọng đến các duyên nhiễm ô. Thông thường người đời đa số là có thói quen đắm nhiễm, do đó tâm bị cấu uế, nên dễ tạo tội, phạm lỗi. Chúng ta đã biết sự nguy hiểm của dục nhiễm thì phải nên hạ thủ công phu ngay từ bây giờ. Nếu như chúng ta còn khinh mạn, chê bai, đố kỵ, ghen ghét, phân biệt, so đo ..v..v.. tất cả đều là chướng, thì như vậy chúng ta còn cách đạo rất xa. Chúng ta nên phải thường kiểm nghiệm cái tâm của mình, tự hổ thẹn, sám hối, hứa hẹn bỏ nhơ lấy sạch, thì nghiệp chướng lần hồi tiêu trừ. Nghiệp chướng có tiêu trừ thì mới có cảnh giới tiến bộ cho thân tâm. Tâm có niệm lộn xộn thì tâm không tịnh, thì đó là vọng tưởng là ma của tâm. Cho nên chúng ta cần phải kiên trì luyện tập theo lời dạy của cổ đức:

- Người đến chỗ Vô Cầu, thì phẩm giá tự nhiên cao.

Theo lời dạy nầy, chúng ta phải ghi nhận:

- Người tu hành tịnh nghiệp, là người đi ngược dòng sinh tử, không nên quan tâm đến sự tính toán nói năng ngoài miệng, mà phải quán sát ngay nơi thân ngũ ấm để thấy vô thường. Đời người ngắn ngủi, thời gian không đợi chúng ta. Phải biết rằng vui chơi một thuở mà lo sầu ngàn sau. Phải biết tự đau xót, tự nhàm chán, xa lìa cõi Ta Bà và cầu sanh Cực Lạc. Nếu chúng ta biết đạo có muộn màng, và ngày nay mới bắt đầu học đạo thì cũng không nên sợ học chậm, mà chỉ sợ rằng chúng ta thiếu chí mà thôi!

Người đời ưa chấp Ngã, vì có ngã nên tạo nghiệp thọ khổ. Do có ngã nên sanh ra ba thứ bệnh:

a- Những vấn đề họp với ta thì sinh ra tưởng duyên gần gũi như: người thân, cha mẹ, vợ chồng, con cái v.v...

b- Những việc nghịch với ta thì sinh tưởng duyên oán giận

c- Đối với việc không thuận không trái thì là tưởng duyên trung bình.

Do ba thứ nầy cảm thọ không đồng mà sinh ra tưởng:

- Thuận duyên tưởng thì sinh Lạc Thọ.

- Oán duyên tưởng thì sinh Khổ Thọ.

- Trung duyên tưởng thì sinh Xã Thọ không khổ, không vui.

Do ba món Thọ nầy dẫn sinh ra ba món độc: Tham, sân, si. Bởi vì:

- Lạc thọ sinh tham,

- Khổ thọ sinh sân, và

- Xả thọ sinh si.

Những ai là người đã và đang đi trên con đường hoa sen búp là người đã và đang thực hành phương pháp niệm Phật, thiền tọa và kinh hành thì chúng ta không nên gấp rút, cũng không nên trì huỡn. Không nên thả lỏng, cũng không nên gút chặc. Không buồn, không vui, không cống cao tự mãn, không lo không rầu, không nên sợ cuộc sống gặp cảnh khốn quẩn, nếu có chúng ta nên tập thản nhiên mà tiếp nhận để dũa mài, tập lấy khổ làm thầy để bồi dưỡng cho tinh thần lạc quan, tiến thủ, phấn đấu. Không sinh tâm ngu si, không oán trời trách người, không nhụt chí. Phải biết quý tiếc thân do cha mẹ sanh ra, và một ngày qua thì một ngày thêm vững chãi. Quán sát vô thường, để thấy thân nầy rốt cuộc rồi cũng trở về với cát bụi. Tư duy về nhân quả để thấy nghiệp báo nghèo nàn khốn quẩn, nhiều bệnh như thế chắc chắn có nguyên nhân phát sinh mà không nên oán trách, đem nhân quả của khổ làm sự giải quyết cho cuộc sống mới là bực đại trí. Do đó, nếu có bệnh thì tự nhiên tìm thuốc để điều trị, trong thời kỳ trị liệu cũng có thể đồng thời tiến hành sám hối, làm việc thiện, niệm Phật để cầu chuyển biến nghiệp báo, sớm được bình phục lại sức khỏe.

Lúc gặp những vấn đề khó khăn mà đột khởi lên niệm ác, thì phải tức khắc nhiếp trụ ba nghiệp: Thân, miệng, ý nỗ lực như thế nào lâu ngày chắc chắn sẽ thành công. Nếu lúc khởi niệm ác, muốn làm việc tổn hại người, thì lập tức niệm:

- Nam Mô A Di Ðà Phật.

Người niệm Phật tu hành, cần thường giữ ba nghiệp thanh tịnh, việc tổn hại người nhất quyết không được làm. Ngược lại, nên thường giữ gìn tâm thiện, làm việc tốt, nói lời tốt đẹp. Bởi vì con đường tu hành không có gì khác hơn là sự sửa đổi thân tâm. Tức là đem tâm sinh diệt của chúng sinh chuyển làm tâm đại bồ đề, bất sinh bất diệt. Nội tâm không vọng tưởng tạp niệm, phiền não tà kiến không khởi lên, lâu ngày thì tự tánh được thanh tịnh, nên không bị thế giới phồn hoa dẫn dắt. Nếu có thể mỗi niệm mỗi niệm đều vô cầu, vô đắc, từ bỏ tâm truy cầu sự được mất, từ bỏ tâm sợ sệt và hy vọng, từ bỏ tất cả tâm đối đãi và phân biệt, ngoài không bị cảnh trần chuyển, trong không bị tâm niệm chuyển, lâu ngày sáu căn sẽ được thanh tịnh, ánh sáng vi diệu của chơn tâm tự hiển lộ, tức thành Phật đạo.

Nói tóm lại, để cho việc đi trên con đường đầy sen búp có ý nghĩa và muốn biết việc tu trì có tiến bộ hay không, chúng ta chỉ cần nhìn vào vọng tưởng và phiền não coi nó tăng hay nó giảm. Tập khí mỗi ngày mỗi ít lại không. Và tâm từ, bi, hỷ, và xả có càng ngày càng thêm lớn hay không.

Và đồng thời cũng phải luôn luôn ghi nhớ, học Phật tu hành không phải là một loại chức vị hay nghề nghiệp biểu diễn cho mọi người xem, vì thế không nên ở trước người thì làm một kiểu, sau người thì làm một kiểu. Ngoài miệng không chưởi người mà trong lòng lại chưởi. Bị khinh bỉ thì nghĩ cách báo thù, hoặc tìm trăm phương ngàn cách kết giao với người quyền quí, không hề dòm ngó đối với kẻ bần cùng. Dung túng chính mình, hà khắt với người ... Việc tu học là phải thanh tịnh để đoạn trừ phiền não, đó là Tự Lực chí thành niệm Phật. Có như thế mới cảm được sự gia hộ của Phật đó là Tha Lực.

Hành trang của những ai đi trên con đường sen búp chính là pháp môn niệm Phật, thiền tọa và kinh hành. Nếu một khi chí thành niệm Phật, thì phiền não có thể giảm nhẹ, ngay cả được tiêu trừ. Lúc chí thành niệm Phật, đối với các việc nhân ngã, thị phi, được mất, tốt  xấu, không nên khởi tâm yêu ghét, không chạy theo ngọai cảnh, không sinh phiền não, nhất tâm bất loạn. Những ai làm được như vậy chính người ấy đang đi trên con đường đầy sen búp, khi mạng chung nhất định sanh vào nhà Như lai.

Page 5

Giới Thiệu Bát Chánh Đạo

Tịnh Nghiêm

--o0o--

Tám Chánh Đạo là tám con đường ngay thẳng, hay còn gọi là tám  Nguyên Tắc chân chánh. Tám Chánh Đạo hay còn được hiểu là tám con đường chuyển hóa, tám phương tiện mầu nhiệm, là tám phương thức, tám pháp môn tu tập. Tám Chánh Đạo cũng gọi là tám con đường hành trì đưa chúng sinh đến hạnh phúc, an lạc, đời sống chí diệu. Ai thực tập tám nguyên tắc chân chánh nầy người ấy tự mình đi trên con đường chân thiện mỹ, sống một cuộc sống thánh thiện, cuối cùng đạt được thánh quả, giải thoát.

Người ta cũng có thể nói Tám Chánh đạo là con đường chánh có tám nhánh, để đưa chúnh sinh đến địa vị Thánh. Cũng từ ý nầy mà người ta cũng gọi Tám Chánh Đạo là Tám Thánh đạo. Chữ Thánh ở đây không mang ý nghĩa siêu hình hay siêu thế mà là thật, đi từ căn bản nầy để đạt được căn bản khác cuối cùng là quả vị giải thoát cho nên gọi là Thánh. Có thể nói một cách ngắn gọn, nội dung Tám Thánh Đạo đã diễn tả tất cả giáo lý đạo Phật, do chính Ðức Thế Tôn tuyên thuyết, và vì mục đích duy nhất là thoát ly mọi ràng buộc của vô minh, tham ái, nguyên nhân của khổ đau. Do đó nếu chúng ta là người quyết tâm đi tìm sự thật và hạnh phúc chân thiện ở đời thì không thể nào không biết qua Tám Chánh Đạo. Tám Chánh Đạo có thể áp dụng rộng rãi và chắc chắn sẽ được lợi ích trong nhiều khía cạnh chẳng hạn như:

- Người thực hành và sống đúng theo Tám Chánh Đạo là người có hạnh phúc.

- Gia đình được xây dựng theo Bát Thánh đạo là gia đình hạnh phúc.

- Một xã hội, hay một quốc gia sống theo bát chánh đạo thì chắc chắn xã hội đó, quốc gia đó sẽ sống đời an lạc.

- Những kẻ phàm phu học đạo, noi theo pháp môn nầy mà tu, thì không còn lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.

- Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện nầy thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn.

Có thể khẳng định tám phần thánh đạo là tám điều kiện cần và đủ để được hạnh phúc, an lạc ngay tại cõi đời này mà không cần đòi hỏi ở một thời gian nào trong tương lai. Tám Chánh đạo gồm có:

- Chánh Kiến,

- Chánh Tư Duy,

- Chánh Ngữ,

- Chánh Nghiệp,

- Chánh Mạng,

- Chánh Tinh Tấn,

- Chánh Niệm

- Và Chánh Định.

1- Chánh Tri Kiến

Chánh: Là ngay thẳng, đúng đắn.

Kiến: Là thấy, nhận biết.

Như vậy Chánh Kiến hay Chánh Tri Kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật và khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay làm dở. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng bao che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm chú, tâm không tham đắm. Còn khi rõ biết cảnh thật, vật thật, lời lẽ chân chánh, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho trí tuệ càng ngày càng tăng tiến. Nói tóm lại, người thực hành Chánh Kiến, đó là người đã nhận thức, hiểu rõ về:

- Bốn sự thật đó là Bốn Đế,

- Lý duyên khởi,

- Nguồn gốc và các tính chất căn bản của thiện và không thiện.

Do vì hiểu rõ Bốn Sự Thật, Lý Duyên Khởi cho nên người ấy phá được ngã chấp, biết được mối liên hệ nhân quả trong sự vận hành, từ nguồn gốc sanh tạo đến đoạn diệt và phương thức tu tập để đoạn diệt các thức ăn nuôi dưỡng ái dục.

2- Chánh Tư Duy

Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét, nó thuộc về ý thức. Chánh Tư Duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải. Chánh Tư Duy là chi phần thứ hai trong Bát Chánh Đạo sau Chánh Tri Kiến. Do sự hiểu biết, cái nhìn chân chánh mà sự suy niệm hay ý nghĩ đúng đắn phát sinh. Trong quá trình suy niệm liên tục sẽ hình thành các tư tưởng, Chánh Tư Duy vì vậy là kết quả của quá trình trầm tư lâu dài. Tương tự như Chánh Tri Kiến, các tư duy được gọi là chân chánh khi chúng được tạo ra từ sự chuyên chú khảo sát về:

- Bốn Đế,

- Duyên khởi,

- Vô ngã,

- Năm uẩn ...

Những tư tưởng nào không phản ảnh được nội dung của sự hiểu rõ về bốn sự thật đó là Bốn Đế, hiểu rõ về lý duyên khởi, không phá được ngã chấp, không biết được mối liên hệ nhân quả trong sự vận hành, là tư tưởng sai lầm hay còn gọi là tà Tư Duy. Để xác định Chánh Tư Duy, đức Phật đã tuyên bố:

- Ai thấy duyên khởi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Như Lai.

Người tu theo phép Chánh Tư Duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tư tìm kiếm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối, biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát, biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người.

3- Chánh Ngữ:

Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Trái với Chánh Ngữ là Tà ngữ là những lời nói, ngôn hạnh sai lạc có bốn cách:

- Nói dối

- Nói lời ác

- Nói hai lưỡi

- Nói lời thêu dệt

Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, không thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người thực tập theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói, trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Một người có hiểu biết và tư tưởng đúng đắn, thì lời nói và ngôn hạnh của người ấy cũng nhu hòa, chánh trực. Theo Luận Thanh Tịnh Ðạo có dạy rằng:

- Khi hành giả thấy và tư duy căn cứ trên bốn sự thật, duyên khởi, vô ngã, thì người ấy đã có sự từ bỏ tà ngữ.

Từ bỏ tà ngữ là một sự từ bỏ tương ưng với chánh kiến, từ bỏ ác ngữ, gọi là chánh ngữ. Vì vậy đối với người học Phật chúng ta nên thực tập năm cách nói:

- Nói đúng thời, không nói phi thời

- Nói lời chân thật, không nói lời hư ngụy

- Nói lời nhu hòa, không nói lời thô bạo

- Nói điều lợi ích, không nói điều vô ích

- Nói lời xuất phát từ lòng từ, không nói lời xuất phát từ lòng sân.

Ngày xưa, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có Ðệ tử hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, khi Ngài nhập Niết Bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo không sao phân biệt với kinh Phật, như thế, biết tin theo lời nào để tu?

Phật dạy:

- Không luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu.

Từ trong chiều hướng nầy, nếu một ai nói những lời nói đúng lý, hợp lẽ, có lợi ích cho toàn thể chúng sinh là chánh ngữ. Những lời nói ấy chúng ta phải tin theo và tập nói cho đúng như thế.

Như vậy Chánh Ngữ còn mang các đặc tính khác như:

- Đem đến hòa hợp, êm dịu vui vẻ, không khiến người nghe khó chịu,

- Đem lại lợi ích và không nhảm nhí vô bổ.

Thực hành Chánh Ngữ chúng ta sẽ thoát khỏi bốn tà ngữ:

- Nói láo,

- Nói đâm thọc,

- Nói lời hung dữ,

- Nói lời vô ích.

4- Chánh Nghiệp:

Chữ Nghiệp là do người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác, là hành vi có tác ý. Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật. Trái với chánh nghiệp là tà nghiệp như:

- Giết hại, chiếm đoạt tài sản của người khác

- Hối lộ, nhận hối lộ, thâm lạm công quỹ..

- Tà hạnh trong các loại tham muốn như: Nam nữ quan hệ bất chính...

Nguồn gốc của mọi hành vi thuộc tà nghiệp đều dẫn khởi từ ba yếu tố:

- Lòng tham lam,

- Sự sân hận

- Sự ái luyến si mê.

Một hành động hay hành vi xuất phát từ nhận thức và tư duy chân chánh được gọi là chánh nghiệp. Sự từ bỏ các hành vi bất thiện thuộc tà nghiệp cũng được coi là chánh nghiệp. Người thực hành theo đúng chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác. Hơn nữa người theo đúng chánh nghiệp bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật; và nếu cần, có thể hy sinh quyền lợi hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác.

Ngoài ra nếu chúng ta biết dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật, hoặc trì tụng kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp cho thanh tịnh cũng gọi là chánh nghiệp. Với nhận thức và tư duy thanh tịnh không uế nhiễm như thế, người thực hành Chánh Nghiệp, tu tập nỗ lực sẽ loại được trừ tất cả mọi tư tưởng luyến ái, lòng thù hận, tâm thức trở nên thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì đời sống cũng trong sạch. Chánh nghiệp do vậy cũng là đời sống trong sạch, gương mẫu, chánh trực.

5- Chánh Mạng:

Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Đây là chi phần thứ năm trong Bát Thánh Đạo. Mọi hoạt động nghề nghiệp sinh nhai được hiểu là chân chánh khi chúng không được thực hiện bằng sự xảo trá, lừa lọc, làm hại đến bản thân, gia đình, xã hội và quốc gia như:

- Buôn bán độc dược,

- Buôn bán rượu,

- Buôn bán bạch phiến,

- Buôn bán vũ khí,

- Buôn bán người ...

Người thực hành theo đúng Chánh mạng thì người ấy sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người sống theo đúng Chánh Mạng thì người ấy sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc, chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác như Tổ Bách Trượng đã từng dạy:

- Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.

Nghĩa là:

- Một ngày không làm, là một ngày không ăn.

Người thực hành theo Chánh Mạng thì người ấy sống đúng với chánh pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp.

6- Chánh Tinh Tấn:

Chữ tinh tấn ở đây có nghĩa là sự nỗ lực, siêng năng chuyên cần, cố gắng hết sức bằng tất cả nghị lực bản thân. thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh Tinh Tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật. Chánh tinh tấn là năng lực thúc đẩy tiến trình tu tập của chúng ta khi chúng ta quyết tâm cắt đứt mọi bất thiện pháp trong cuộc sống tự thân. Nó được biểu hiện qua bốn phạm vi:

- Nỗ lực làm tiêu trừ các bất thiện pháp đã phát sanh như các tật xấu, khiếm khuyết của bản thân.

- Nỗ lực ngăn ngừa, dập tắt các ác pháp đang hoặc chưa phát sanh.

- Nỗ lực làm phát sanh các thiện pháp như các tư tưởng, hành vi, ngôn ngữ có chất liệu từ bi, vô ngã, hy sinh, phụng sự...

- Nỗ lực trau dồi và làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sanh.

Các phạm trù thiện, ác thuộc đạo đức, luân lý được thể hiện qua hành vi của thân, lời nói của miệng và tư tưởng của ý. Do đó, chánh tinh tấn còn là năng lực kiểm soát chuyên chú các hoạt động của thân, miệng và ý.

Người theo đúng Chánh Tinh Tấn, trước tiên bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành. Người theo đúng Chánh Tinh Tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả, cùng tột ấy mới thôi.

Nói tóm lại, người theo đúng Chánh Tinh Tấn, quyết tạo nghiệp vô lậu xuất thế gian, lấy chánh trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm hướng đi về, một lòng không trễ, muôn kiếp không dời, quyết công phu, định thành đạo quả để trước là để tự độ, sau là giáo hóa chúng sanh.

7- Chánh Niệm:

Niệm là ghi nhớ, sự chú tâm. Chánh Niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu. Chánh Niệm là sự chú tâm quán tưởng bốn đề mục:

- Thân thể,

- Cảm thọ,

- Tâm thức, và

- Các pháp.

Sự chú tâm và ghi nhớ, suy nghĩ thường trực về bốn đề mục trên đưa đến sự loại trừ bốn tà niệm:

- Thân thể là một hợp thể bất tịnh mà cho là đẹp đẽ, thanh tịnh, đáng ưa thích.

- Các cảm thọ, bao gồm tất cả các trạng thái, thái độ tâm lý của các quan năng sáu căn khi tiếp xúc sáu trần, dù là đau khổ, vui sướng hay không vui, không khổ đều do nhân duyên sanh, có khuynh hướng đưa đến khổ mà cố chấp là hạnh phúc, an lạc.

- Tâm lý, tâm thức con người luôn thay đổi, vô thường mà bảo thủ cho là trường tồn.

- Mọi sự vật, hiện tượng trên đời luôn chuyển biến theo vô ngã mà chấp là có ngã, không phải do nhân duyên sanh.

Người theo đúng Chánh niệm, thường quán sát cảnh chân đế, năng trưởng niềm tin vào các pháp trợ đạo, do vậy mà dù bất luận ở đâu và làm việc gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng. Khi chúng ta nỗ lực luôn luôn chú tâm trên bốn đề mục, sự không quên lãng trong tâm tương ưng chánh kiến, rũ bỏ tà niệm, thì gọi là chánh niệm.

8- Chánh Định

Chữ Ðịnh nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, là trạng thái tâm tập trung thuần nhất, an tịnh, không dao động để thấy cho rõ ràng, vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người. Theo Kinh Ðại Tứ Thập định nghĩa về chánh định như thế nầy:

- Chánh Định chính là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, và Chánh niệm.

Theo lời dạy trên, Chánh Định là sự nhất tâm có mặt của bảy chi phần trước mà đặc biệt là Chánh kiến. Nghĩa khi có sự nhất tâm nào được tương trợ với bảy chi phần này, cho nên gọi là chánh định. Như vậy, định hay sự nhất tâm, an định nào không có mặt của chánh kiến được gọi là tà định.

Như trên là phần tổng quan về Tám Chánh Đạo, là tám con đường đưa đến giác ngộ, theo tám chi phần thánh đạo tuy không mô tả đầy đủ về ba nhóm: Giới, Định và Tuệ nhưng về đặc tính thực nghiệm, Tám Thánh Đạo nầy luôn luôn được bao gồm trong ba môn học vô lậu: Giới, Ðịnh, Tuệ chẳng hạn như:

- Nhóm Giới thì có: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng

- Nhóm Định thì có: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

- Nhóm Tuệ thì có: Chánh Tri Kiến, Chánh Tuệ.

Sự liên hệ giữa các chi phần trong bát chánh đạo với ba nhóm: Giới, Định và Tuệ không phải là mối liên hệ khách quan, máy móc, mà chúng biểu thị tính nhất quán trong sự học tập giáo lý và thực nghiệm. Sự liên hệ nầy có thể giải thích theo hai cách:

- Sự liên quan giữa các chi phần trong nhóm, và

- Sự liên quan giữa ba nhóm Giới, Ðịnh và Tuệ.

1- Sự Liên Quan Giữa Các Chi Phần

- Các chi phần chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng được xếp chung vì có tính chất chung loại. Lời nói, hành vi cuộc sống và nghề nghiệp đều biểu hiện ở thân và miệng. Vì vậy chúng được xếp vào nhóm Giới.

- Ðịnh không thể tự bản chất chính nó làm phát sinh, nhưng nhờ có sự trợ duyên của Tinh Tấn để hoàn tất nhiệm vụ nỗ lực. Niệm làm nhiệm vụ ngăn ngừa những sự dao động, thì Ðịnh có thể đạt đến an chỉ. Do đó chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định là ba yếu tố hỗ tương đưa đến Ðịnh, cho nên được xếp vào nhóm Định.

- Nhóm Tuệ gồm Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Tuệ tức chánh kiến tự nó không thể định rõ một vật là vô thường, khổ, vô ngã. Nhưng với sự tư duy trợ lực, bằng cách liên tục quán chiếu đối tượng, thì có thể nhận định được đâu là đúng, đâu là sai.., vì vậy trong nhóm Tuệ có Chánh Kiến trợ duyên là đồng loại, nhưng chánh tư duy cũng có mặt trong đó, vì chánh tư duy trợ lực cho chánh kiến. Như vậy ngoài sự nhận thức, chúng ta còn thấy sự hiểu biết là biểu hiện cụ thể của trí tuệ, tư duy hay tư tưởng. Do đó Chánh Kiến, và Chánh Tư Duy cũng được xếp vào nhóm Tuệ.

2- Sự Liên Quan Giữa Giới, Ðịnh Và Tuệ:

Thông thường, con đường giải thoát được giới thiệu theo thứ tự tiệm tiến Giới, Ðịnh, Tuệ theo như Luật tạng đã viết:

- Do Giới sanh Ðịnh, do Ðịnh sanh Tuệ.

Tuy nhiên, do quan hệ duyên khởi và thực tiễn tu tập theo căn tánh, nên Ba Vô Lậu Học được các kinh Chánh Tri Kiến, kinh Ðại Tứ Thập xác định rằng:

- Giới Định Tuệ được khởi sanh từ nhóm Tuệ, và Chánh kiến là chi phần chủ yếu của Bát Thánh Đạo. Tất cả các chi phần còn lại đều phải có mặt của chánh kiến hay quá trình tu tập Giới và Ðịnh luôn phải song hành với Tuệ.

Cho nên trên con đường tu tập, chuyển hóa để đạt đến thánh quả Ðức Phật đã dạy:

- Do có chánh kiến mà chánh tư duy khởi lên; do có chánh tư duy mà chánh ngữ khởi lên; do có chánh ngữ mà chánh nghiệp khởi lên ... do có chánh định mà chánh trí khởi lên; do có chánh trí mà chánh giải thoát khởi lên.

Căn cứ vào lời dạy của Đức Phật chúng ta hiểu rằng, Tám Chánh Đạo cũng có hai loại: hữu lậu và vô lậu. Và cho dù được trình bày dưới hình thức tám chánh đạo phần hay mười hai chi phần, nhưng dầu cho dưới hình thức nào đi nữa thì trọng điểm của việc tu tập tám thánh đạo cũng vẫn là đoạn trừ lậu hoặc, tham ái, chấp thủ. Sự phân loại trên chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh đến vai trò của trí tuệ trong việc giải thoát mọi lậu hoặc khỏi tâm thức. Ðiều này đã nói lên tầm quan trọng của trí tuệ, và sự đóng góp tích cực của Tám Thánh Đạo trong mọi hành động.

Cũng như tất cả giáo lý khác, Tám Thánh Đạo là giáo lý sinh động và tích cực hướng dẫn chúng ta trở thành con người mô phạm trong cuộc sống. Vì vậy, khi học tập Tám Thánh Đạo, chúng ta không thể dừng lại ở mức độ khảo sát, tìm hiểu, mà chúng ta cần phải thực hành tích cực để cải thiện đời sống của của chúng ta trên hai phương diện thân tâm:

1- Phương Diện Thân:

Sống trong hoàn cảnh không như ý, điều kiện cư trú ẩm thấp hay khô hạn, không vệ sinh, hay thiếu môi cảnh cây xanh ... đều đem lại những biến chứng bệnh tật. Do vậy:

- Tu tập chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ là tự điều chỉnh khả năng đề kháng của cơ thể phù hợp với môi trường học tập, làm việc, họat động xã hội, góp ý và thực hiện công tác cải tạo môi trường sinh thái và tăng cường rèn luyện cơ thể qua tập thể thao, sinh hoạt điều độ.

- Tu tập chánh niệm, chánh định về thân là biết rõ và làm chủ các hoạt động của cơ thể, giữ trạng thái quân bình không để các tham dục làm kích động hay ức chế.

- Tu tập chánh kiến, chánh tư duy là thấy và tự nhận thức mối liên hệ duyên khởi của các nội phần cơ thể và ngoại phần cơ thể hay tương quan của thân thể và môi sinh.

Tu tập tám thánh đạo dù bất cứ chi phần nào cũng đều phải có mặt của chánh kiến. Do vậy, tự nhận thức và theo dõi, làm chủ bản thân luôn luôn là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tu tập thân.

2- Phương Diện Tâm:

Tâm thức luôn trôi nổi, biến động theo các điều kiện bên trong hay bên ngoài cơ thể. Một khi đã tu tập, thì thân không thể đặt ngoài phạm vi tu tập tâm và ngược lại. Khi tâm bị dao động hay ức chế bởi phiền não, thì  những hoạt động của thân thể sẽ rối loạn, ngay cả cái nhìn về cuộc đời cũng trở nên khô cằn.

Do vậy, tu tập tâm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc ổn định cuộc sống. Toàn bộ kinh, luật, luận của Phật giáo không đi ra ngoài định hướng ấy. Nhận thức hay có chánh kiến, suy nghĩ tìm ra mối liên hệ nhân duyên trong liên hệ nội tại của các trạng thái tâm lý và thái độ tâm lý ứng xử là bước khởi đầu để điều chỉnh, sửa đổi các hành vi thân, miệng, và cuối cùng là gột rửa khỏi tâm những bất thiện pháp, phiền não, ganh ghét, oán hận có nguồn cội từ tham, sân, si. Nỗ lực tu tập thiền định là con đường đặc biệt quan trọng, giải quyết tất cả các sự rối loạn tâm lý của nhân sinh. Ðồng thời nó xác định tính chất đặc thù của Phật giáo, khác hẳn các tôn giáo khác.

Có  thể  nói rằng trên thế giới hiện nay đang từng bước phát triển, và đi đến chỗ phân hóa toàn diện, do đó nhiều học thuyết, lý thuyết, triết học, đạo học đang được tái thẩm định để tìm ra những giá trị ứng dụng cho nền văn minh hiện đại. Các nguyên lý, quy tắc đạo đức cổ lệ cũng được thay đổi. Tuy nhiên, nếu phải tìm ra những tư liệu đạo đức chung để xây dựng và góp phần ổn định mọi rối loạn trong cuộc sống nhân sinh thì tám thánh đạo chính là định hướng cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Bởi vì đăc điểm của Tám Chánh Đạo là cải thiện, chấn chỉnh, kiểm sóat thân, miệng, và ý, cho nên trong bất cứ lúc nào cũng phải có sự hiên diện của Tám Chánh Đạo. Do đó có thể nói:

- Chừng nào con người còn đau khổ, tám thánh đạo vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn mọi hành vi, lời nói và tư tưởng thuộc tam nghiệp; chừng nào xã hội còn có nhu cầu phát triển tốt đẹp, tám thánh đạo vẫn còn là định hướng tu chính chính sách, đường hướng tổ chức hoạt động xã hội; và chừng nào mọi quốc gia trên thế giới còn mong muốn đem lại an lạc cho nhân loại, chừng đó tám chánh đạo vẫn là đóng góp của Phật giáo vào tiếng nói chung của nhân loại trong tiến trình hòa bình thế giới. Có thể khẳng định giá trị của tám phần thánh đạo như một bản đồ tu tập cho mọi người ở mọi thời đại.

Nói tóm lại, Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây:

01- Cải Thiện Tự Thân:

Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sái quấy, đời sống vô luân. Khi những điều trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ.

02- Cải Thiện Hoàn Cảnh:

Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, thì cảnh thế gian sẽ an lành, tịnh lạc không còn chiến tranh xâu xé giết hại lẫn nhau.

03- Niết Bàn Giải Thoát:

Người chuyên tu theo tám đường Chánh Đạo nầy không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày sau gặt hái quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Có lẽ bây giờ đây quý vị đã hiểu tại sao Đức Phật bảo rằng Tám Chánh Đạo là con đường thẳng, con đường chân chánh. Vì những lời nói, hành động và việc làm bất thiện sẽ bị Giới Định Tuệ trong Tám Thánh Đạo chế ngự. Đi thẳng con đường nầy, chúng ta sẽ vượt qua mọi bất thiện pháp và thoát khỏi mọi nguy hiểm trong cuộc đời.

Page 6

Xin Cho Nhau Niềm Tin

Thông Trí

--o0o--

Trong cuộc sống hiện tại, nhiều người bị suy nhược vì lo âu nhiều quá. Do vì lo âu quá nhiều cho nên không đáp ứng được mục đích hữu ích nào cho cuộc sống, và cũng không giúp ích gì đến xã hội, ngoài việc xói mòn hạnh phúc và ngăn cản khả năng đạt đến mục tiêu lành mạnh của chính bản thân và của người khác. Đối với những ai gặp hoàn cảnh nầy, người phật tử chúng ta phải cho họ niềm tin:

- Xin tặng cho anh, cho anh, cho anh đoá hoa niềm tin

Xin tặng cho em, cho em, cho em đóa hoa niềm tin

Thời gian dầu có phai nhạt nhoà

Nhưng niềm tin ta vẫn mặn mà

Và đạo tình ta luôn đậm đà

Theo tháng ngày qua.

Xin tặng cho anh, cho anh, cho anh những lời cầu kinh

Xin tặng cho em, cho em, cho em muôn lời bình an,

Thế gian dầu có bao phủ phàng

Nhưng lời cầu kinh vẫn nồng nàn

Và đạo tình ta luôn đầy tràn

Giữa đời lầm than.

Tôi nguyện cùng anh đưa anh đi qua bến bờ khổ đau

Tôi nguyện cùng em đưa em đi qua cảnh đời biển dâu

Thế gian dầu có muôn sắc mầu

Nhưng niềm tin ta với nguyện cầu

Nguyện cầu,

Cuộc đời hết khổ đau.

Niềm tin là liều thuốc hồi sinh cho tất cả những chứng lo âu và sợ hãi. Quả thật, một khi mà bộ não con người được trang bị với một hệ thống dành để ghi nhận những cảm xúc sợ sệt và lo lắng, thì hệ thống này đáp ứng chức năng quan trọng của nó bằng cách phát động hàng loạt những phản ứng tâm lý và sinh lý. Cho nên, một số loại sợ hãi, và mức lo âu nào đó xẩy ra có thể là chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, những cảm xúc sợ hãi và lo âu có thể dai dẳng và gia tăng khi không có tính đe dọa đích thực, và khi những cảm xúc này phát triển không cân xứng với bất cứ nguy hiểm thực sự nào, chúng trở thành sai lầm. Lo âu quá độ giống như giận dữ và sân hận có thể có những tác động tàn phá đến tâm và thân, trở thành nguồn khổ đau nhiều về xúc cảm và cả đến bệnh về thể chất.    

Về mặt tinh thần, những lo âu kinh niên có thể làm suy yếu những nhận xét đúng đắn, đồng thời gia tăng tính dễ nổi cáu, và cản trở toàn bộ thành quả của chúng ta. Nó cũng dẫn đến những vấn đề khó khăn về thể chất chẳng hạn như:

- Giảm chức năng miễn dịch,

- Bệnh tim,

- Rối loạn ruột dạ dày,

- Mệt mỏi,

- Cơ bắp căng thẳng và đau đớn.

Những rối loạn của lo âu cho thấy đã gây việc suy dinh dưỡng cho sự phát triển của các thiếu nữ.

Trong việc tìm các cách đối trị với lo âu, trước hết chúng ta phải công nhận là có nhiều yếu tố góp phần làm tăng thêm sự lo âu. Một số người dễ bị thương tổn thần kinh khi trải qua trạng thái lo nghĩ và sợ hãi. Các nhà khoa học cho rằng:

- Yếu tố di truyền có liên quan đến những người hay lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp về độc tố lo lắng đều do nguyên nhân di truyền, mà hầu như chắc chắn là những tình huống trong xã hội hiện đại cũng đóng một vai trò lớn trong nguyên nhân gây bệnh.ÕNhưng dù cho sự lo âu chủ yếu là bẩm sinh về thể chất hay tâm lý đi nữa, thì chúng ta cũng vẫn có cách để chữa trị. Trong những trường hợp lo âu trầm trọng, thuốc men có thể là một phần hữu dụng trong chế độ điều trị. Nhưng hầu hết mọi phiền muộn bởi lo nghĩ và lo âu dai dẳng hằng ngày sẽ không cần can thiệp bằng thuốc. Phương pháp giải quyết tốt nhất là chúng ta phải lưu ý:

- Tình trạng sức khỏe, có thể là nguyên nhân gây ra lo âu.

- Cải thiện phương diện ăn uống cho thích hợp và tập luyện cơ thể cho khỏe mạnh.

- Trau dồi tình thương và tăng cường quan hệ với người khác.

Tuy nhiên trong công việc tìm kiếm những phương pháp thực tiễn để khắc phục lo âu, một kỹ thuật có hiệu quả nhất đó là có sự can thiệp của nhận thức, hay tuệ giác vào trong mọi hành động. Đó là một trong những phương pháp chính mà chúng ta có thể áp dụng để khắc phục phiền muộn và lo âu hàng ngày. Kỹ thuật này đòi hỏi chúng ta phải tích cực, không chấp nhận những ý nghĩ phát sanh lo âu và thay thế chúng bằng ý nghĩ, thái độ tích cực và hợp lý.

Sợ hãi và lo âu là chướng ngại chính trong việc hoàn thành mục tiêu tu học của chúng ta, do vậy khi đối trị với sợ hãi, trước nhất chúng ta cần phải biết là có nhiều loại lo sợ. Có những loại sợ rất chính đáng, tức là loại lo sợ căn cứ vào những lý do hợp lý. Chúng ta có thể thấy những điều ấy rất là xấu, rồi có những sự lo sợ về những hậu quả tiêu cực xẩy ra sau này, từ những hành động tiêu cực của chúng ta. Chúng ta phải thấy đó là những loại sợ hãi đứng đắn, những loại sợ hãi này đưa chúng ta vào chánh đạo, giúp chúng ta trở thành người có lòng tốt. Mặc dù trong một ý nghĩa nào đó, đây là những loại lo sợ, chúng ta nên tìm hiểu về tính chất phá hoại hay xây dựng của nó.

Mặt khác có những loại sợ hãi do chính chúng ta tạo nên, những loại lo sợ này hoàn toàn dựa trên tinh thần. Thí dụ:

- Lúc còn nhỏ, khi đi qua chỗ tối thì chúng ta thấy sợ.

Cái sợ này hoàn toàn do tưởng tượng. Hay khi còn nhỏ chúng ta có nghe những người lớn thường khuyến cáo, là có con chim cú hay bắt trẻ con ăn thịt, và chúng ta tin là có thật.

Có những loại lo sợ khác căn cứ vào tưởng tượng, chẳng hạn như chúng ta có những cảm tưởng lo sợ do tình trạng tinh thần, rồi chúng ta suy bụng ta ra bụng người, thấy người này có vẻ tiêu cực và thù nghịch. Kết quả, chúng ta cảm thấy sợ hãi. Cho nên, việc đối trị sự lo sợ, trước hết chúng ta cần phải xử dụng khả năng và cố gắng khám phá xem có cơ sở nào để chúng ta sợ. Một trong những cách giải quyết rất hữu hiệu để giảm bớt loại lo lắng này là trau dồi tư tưởng, nghĩa là:

- Nếu thấy tình huống khó khăn có thể vượt qua được, thì không cần phải lo lắng.

Nói một cách khác, nếu có giải pháp hay có lối thoát khỏi khó khăn, thì chúng ta cần phải thực hiện ngay mà không cần chờ đợi. Hành động thích hợp là tìm ra giải pháp và sáng suốt, đó là tập trung năng lực tìm biện pháp để giải quyết hơn là cứ thụ động lo lắng triền miên. Còn nếu không có cách nào để giải quyết khó khăn, thì cũng không có lý do gì phải lo, vì dù sao đi nữa chúng ta cũng không làm được điều gì khác. Trong trường hợp đó, nếu chúng ta chấp nhận sự thật càng sớm, thì chúng ta càng cảm thấy dễ chịu hơn. Dĩ nhiên điều này ngụ ý, chúng ta nên trực tiếp đương đầu với vấn đề và không nên bi quan và bỏ cuộc.

Hãy cũng cố sự tự vào bản thân và liên tục tự nhắc nhở mình. Dù sao đi nữa thì bất cứ phương pháp nào đi nữa cũng có thể giúp chúng ta làm giảm sự lo lắng, nhưng không phải lúc nào nó cũng có kết quả. Nếu chúng ta phải đối phó với sự lo lắng đang diễn ra, thì chúng ta cần phải biết đến vấn đề một cách cụ thể, mà qua đó chúng ta thấy có nhiều loại lo lắng và nguyên nhân khác nhau như:

- Lo lắng vì lý do cơ thể, như có người bị mồ hôi ướt lòng bàn tay mà đó là sự mất quân bình về mức độ sinh lực.

- Lo lắng giống như suy nhược, và đối với những loại này, cách điều trị y tế có thể có ích cho loại này.

Để đương đầu với lo lắng một cách có hiệu quả, chúng ta cần xem xét về các loại và nguyên nhân gây ra sự lo lắng.ÕĐồng thời cũng lưu tâm đến các loại động cơ thích hợp đó là tự tin và thành thật là những nguồn năng lượng chủ yếu để chế ngự những loại sợ hãi và lo lắng, bằng cách là tự nhắc nhở mình lý do chính yếu, mà qua đó chúng ta thấy rằng động cơ niềm tin và thành thật là một loại thuốc giải để giảm bớt sợ hãi và lo lắng.

Ngoài ra còn có một động cơ tận tâm trong việc giúp người, và cố làm hết sức của mình thì chúng ta không phải lo lắng gì nữa. Bằng động cơ thành thực, động cơ từ bi, cho dù chúng ta có gây lỗi lầm, hay thất bại thì cũng không có lý do gì để hối tiếc, vì đã cố hết sức làm tốt phần của chúng ta rồi. Một khi đã cố gắng hết sức rồi, và nếu có thất bại đó là vì tình thế vượt quá những cố gắng hết sức của chúng ta. Vậy động cơ thúc đẩy thành thật sẽ loại bỏ sự sợ hãi và cho chúng ta lòng tự tin. Mặt khác, nếu động cơ thầm kín là để lường gạt người ta, khi thất bại, chúng ta thực sự trở nên bối rối.

Thực ra tất cả hành động của con người có thể được nhìn thấy bằng cung cách hoạt động, và nguyên nhân đằng sau tất cả những hành động của chúng ta. Nếu chúng ta hành động với một động cơ trong sáng và thành thật, được thúc đẩy bởi lòng mong muốn giúp đỡ trên căn bản của lòng nhân ái, và từ bi thì chúng ta có thể thi hành bất cứ công việc gì, trong bất cứ lãnh vực nào, và hoạt động một cách hăng say mà không có sợ hãi và lo lắng. Không sợ hãi gì về điều người ta nghĩ về chúng ta. Cho dù chúng ta không đạt được mục tiêu, chúng ta vẫn cảm thấy hài lòng vì chúng ta đã hết sức cố gắng. Nhưng bằng một động cơ xấu, người ta có thể khen, hay có thể đạt được mục tiêu, nhưng chúng ta vẫn không cảm thấy vui.

Có hai phương cách để trị liệu bệnh lo lắng:

a- Hãy luôn luôn nhắc nhở mình, nếu có cách giải quyết vấn đề thì không cần phải lo. Nếu không có cách giải quyết, thì cũng không có lý do gì phải lo.

b- Tìm những liên quan đến việc biến đổi động cơ tiềm ẩn của chúng ta.

Có một sự trái ngược đáng lưu ý giữa cách giải quyết về động cơ thúc đẩy con người của những người học Phật, với tâm lý học Tây Phương. Theo các nhà nghiên cứu đã điều tra về những động cơ bình thường của con người, nhìn vào cả hai nhu cầu bẩm sinh và nhu cầu do biết được. Ở mức độ này, chư tôn đức nhắm vào sự phát triển và sử dụng lòng ham học để nâng cao nhiệt tình và quyết tâm của chúng ta. Trong một số khía cạnh, nó giống như quan điểm của nhiều chuyên gia truyền thống Tây Phương, là tìm cách đẩy mạnh tinh thần hăng hái và quyết tâm để đạt mục đích. Nhưng điều khác biệt là đạo giải thoát tìm cách xây dựng quyết tâm và niềm say mê làm những hành động thiện, và loại bỏ tinh thần tiêu cực để đạt được những thành công vật chất, tiền bạc hay quyền thế. Và có lẽ sự khác biệt nổi bật nhất là trong khi những lý thuyết gia Tây Phượng chú trọng những động cơ về những thành công vật chất, và những phân loại tiêu chuẩn của con người, thì mối quan tâm hàng đầu về con người của đạo giải thoát lại nằm trong việc chuyển hóa và thay đổi những tiềm ẩn của khía cạnh từ bi và nhân ái.

Trong phương cách huân luyện tâm để tạo tác hạnh phúc của Đạo Phật được thúc đẩy bởi lòng vị tha, cho nên không sợ những hoàn cảnh lo âu dằn vặt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng nguyên tắc tuy là không hoàn toàn do lòng vị tha, nhưng chỉ cần chắc chắn là chúng ta không có ý hại người và thành thực thì cũng có thể giúp giảm thiểu lo âu trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hàng ngày.

Quả thật như vậy, xin chia xẻ với đại chúng câu chuyện:

Có lần chúng tôi ăn trưa cùng với một nhóm thanh niên trẻ mà tôi chưa gặp trước đây. Trong bữa ăn này, có một sinh viên hỏi chúng tôi về việc khắc phục lo lắng. Sau khi im lặng nghe tôi miêu tả khái niệm về:

- Động cơ niềm tự tin và thành thực là thuốc giải cho bệnh lo lắng.

Người sinh viên cho biết là anh thường khổ tâm vì tính nhút nhát và rất lo lắng trong việc giao tiếp ngoài xã hội. Khi nghe nói về cách áp dụng kỹ thuật niềm tự tin và thành thật để vượt qua sự lo lắng thì người học sinh này thì thầm:

- Tốt, điều đó rất hay.

Tuần lễ sau đó chúng tôi tình cờ lại gặp người sinh viên này cũng tại quán ăn này.ÕĐến bên cạnh tôi với cung cách niềm nở, anh ta nói:

- Ông Thầy còn nhớ bữa trước chúng ta có nói về động cơ thúc đẩy và lo lắng?

Thầy biết không, sau khi được Thầy hướng dẫn, tôi có đem thực hành và nó thực sự hữu hiệu! Nguyên do là có một thiếu nữ làm việc trong tiệm bán đồ, tại khu bán hàng tôi đã gặp cô rất nhiều lần, lúc nào tôi cũng định mời cô đi chơi, nhưng vì quá e thẹn và lo lắng sợ cô từ chối, cho nên không bao giờ dám hỏi cô. Vậy mà hôm nọ, tôi đến gặp cô, nhưng lần này tôi đã mời cô đi chơi. Đương nhiên động cơ thúc đẩy là muốn hẹn hò với cô. Nhưng nguyên do đó chính là lòng mong ước có thể tìm thấy một người mà tôi yêu và người ấy cũng yêu tôi. Khi tôi nghĩ như vậy, tôi nhận thấy không có gì sai trái trong việc này, và động cơ thúc đẩy của tôi thành thực. Tôi không muốn làm hại cô hay chính tôi, mà chỉ mong những điều tất cả đều tốt lành. Ghi nhớ điều này trong tâm và tự nhắc nhở một đôi lần, nó có vẻ có ích khiến cho tôi đã có can đảm bắt chuyện với cô. Tim tôi đập mạnh, nhưng tôi cảm thấy tuyệt vời vì đã có thể can đảm để nói chuyện với cô ấy.

Anh ta nói tiếp:

- Sau khi nói chuyện và biết được cô ấy đã có bạn trai rồi. Tôi hơi thất vọng một chút nhưng không sao. Tôi cảm thấy vui vì đã có thể vượt qua được sự rụt rè e thẹn của tôi. Và việc này làm cho tôi hiểu chắc chắn không có gì sai trái trong động cơ thức đẩy của tôi, và ghi nhớ điều này trong tâm, nó sẽ giúp tôi lần sau ở trong hoàn cảnh khác tương tự như vậy.

Như vậy ý thức lành mạnh của tự tin là một yếu tố chủ chốt trong việc đạt mục tiêu của chúng ta. Điều này rất đúng, dù mục tiêu của chúng ta là đạt được bằng cấp đại học, thành công trong công việc làm ăn, hay rèn luyện tâm trí để được hạnh phúc hơn. Nhưng khi đã thiếu tự tin thì nó sẽ cản trở những cố gắng tiến tới, đối đầu với thử thách và cả đến phải chấp nhận may rủi khi cần thiết để theo đuổi mục tiêu của chúng ta. Nhưng quá tự tin cũng có thể gặp nguy hiểm. Những người khổ vì có ý nghĩ thổi phồng tháiÕquá về khả năng, và thành quả của mình luôn luôn bị ngã lòng, thất vọng, và nóng giận khi đụng chạm với thực tế của cuộc đời, trong khi thiên hạ không chấp nhận giá trị của cách nhìn lý tưởng hóa của chúng ta. Và chúng ta lúc nào cũng gần như sắp bị đắm chìm trong suy nhược khi không thể sống theo hình ảnh lý tưởng của mình. Thêm vào đó, tính phô trương của những cá nhân chúng ta thường dẫn đến cảm giác có quyền hành, tựa hồ như hách dịch, khiến cho chúng ta có sự cách biệt với những người khác và cản trở chúng ta trong những mối quan hệ thoải mái về tình cảm.

Trong truyền thống tâm lý trị liệu ở Phương Tây, các nhà lý luận đã gắn cả tự ti và tự tôn với những xáo trộn trong hình ảnh bản thân của con người, và tìm nguyên nhân của những xáo trộn này qua cách nuôi dưỡng đứa trẻ lúc còn bé. Nhiều nhà lý luận coi sự tự ti và tự tôn như hai mặt của một đồng tiền, quan niệm việc thổi phồng hình ảnh bản thân là sự phòng thủ vô thức chống lại cái bất an nằm ở dưới những cảm nghĩ tiêu cực về mình. Những bác sĩ chuyên khoa phân tích tâm lý, đã đặc biệt trình bày những lý thuyết phức tạp về sự nhận định sai lạc bản thân mình xẩy ra như thế nào. Họ cũng mô tả sự phát triển khái niệm chính mình là ai, bằng cách kết hợp những thông tin rõ rệt, hay ngấm ngầm về chúng ta từ cha mẹ, và làm thế nào mà những sự xáo trộn có thể xẩy ra khi những tương tác lúc nhỏ với những người chăm sóc không được lành mạnh và không biết cách nuôi nấng.

Khi những xáo trộn về bản thân đủ để gây ra những vấn đề khó khăn thật sự trong đời sống, nhiều người quay về với tâm lý trị liệu. Những bác sĩ tâm lý đóng vai trò giúp bệnh nhân hiểu biết về những bất thường, về sự quan hệ lúc thơ ấu là nguyên nhân của vấn đề, và cung cấp cho họ cách phản ứng thích hợp trong môi trường điều trị, đồng thời có thể giúp bệnh nhân từ từ khôi phục lại, và tự điều chỉnh những tiêu cực của mình.

Trong những thập niên gần đây, tính chất của cái tôi đã là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong lãnh vực tâm lý học. Trong những năm 80, có hàng ngàn bài viết mỗi năm khám phá những vấn đề về tự ti và tự tôn.

Trong khoa tâm lý Tây Phương và văn hóa nói chung, dường như không được chú ý tới để phát triển những đức tính như mức tự trọng và tự tin cao. Tuy nhiên với quan niệm về đạo giải thoát, chẳng hạn như những bậc chân tu là những người đã phát nguyện, hay quyết tâm loại bỏ tất cả những trạng thái tiêu cực của tâm, với nguyện vọng duy nhất là mang lại hạnh phúc tối thượng cho tất cả chúng sinh. Họ có tầm nhìn xa và khát vọng. Điều này cần phải có ý thức cảm giác tự tin to lớn, và sự tự tin này rất quan trọng, vì nó cho sự gan dạ giúp chúng ta đạt được mục tiêu vĩ đại. Về một ý nghĩa nào đó, điều này dường như có vẻ là kiêu ngạo, mặc dù không phải trong phương cách tiêu cực. Có thể nói cái vẻ kiêu ngạo bề ngoài chính ra tựa như là loại tự tin và lòng can đảm đó là nói về những ai có định hướng rõ ràng. Nhưng đối với những người bình thường, trong cuộc sống hằng ngày, một số người có vẻ như rất tự tin và tự trọng, nhưng thật ra họ chỉ là những người rất kiêu ngạo. Theo Phật Giáo, kiêu ngạo được xếp loại là một trong những xúc cảm cơ bản gây ra đau khổ. Có nhiều loại kiêu ngạo khác nhau, vậy việc tránh hay khắc phục kiêu ngạo được coi là rất quan trọng. Đôi khi dường như giữa chúng chỉ có một ranh giới rất nhỏ, và đôi khi thật là khó phân biệt giữa tự tin và kiêu ngạo. Có lẽ chỉ có một cách duy nhất là chính mình có thể ý thức về bản thân của chính mình và ý thức cái ta được thổi phồng hoàn toàn vô căn cứ, thì đó lại là kiêu ngạo. Tuy nhiên một người kiêu ngạo cảm thấy mình luôn luôn đúng.

Muốn phân biệt tính tự cao tự đại, và lòng tự tin đứng đắn, chúng ta có thể nghĩ đến hậu quả về thái độ của người đó. Tự phụ và kiêu ngạo thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực, trong khi lòng tự tin lành mạnh đem đến những hậu quả tích cực hơn nhiều. Do đó khi đề cập về tự tin, chúng ta cần nhìn xem có tiềm ẩn cái tôi không. Chúng ta có thể chia thành hai loại.

- Ý thức về bản thân, hay cái tôi chỉ quan tâm đến việc đáp ứng quyền lợi bản thân, sự ham muốn ích kỷ của chính mình, và hoàn toàn không đếm xỉa đến phúc lợi của người khác.

- Một kiểu cái tôi khác, hay ý thức về bản thân dựa vào mối quan tâm chân thành vì chúng sanh nhân lọai mà khao khát được đóng góp khả năng của chính mình.

Để thực hiện ước muốn giúp ích, chúng ta cần có ý thức mạnh về bản thân, ý thức tự tin. Loại tự tin này dẫn đến những kết quả tích cực. Khi mà chúng ta càng thành thật, càng cởi mở thì chúng ta càng ít sợ, vì không có lo lắng gì khi phơi bày hay bộc lộ với người khác. Do đó mà chúng ta càng thành thật thì lại càng nhiều tự tin.ÕChúng ta nên nhớ rằng, khi thiếu lòng tin hay có lòng tin liên quan đến một hành động đặc biệt nào đó, hay có thể là bất cứ cái gì, tất cả chỉ dẫn đến thất bại.. Như nói rằng chúng ta có lòng tin trong việc gì đó, có nghĩa là chúng ta tin chỉ mình ta có thể làm được, nghĩa là trong phạm vi của chúng ta. Ngược lại, tuy nằm trong khả năng của chúng ta, chúng ta lại không thể làm, lúc đó chúng ta bắt đầu cảm thấy:

- Ồ, có lẽ tôi không đủ sức hay tài giỏi để làm việc đó.

Tuy nhiên với tôi, tôi không làm được phép lạ, điều đó không dẫn đến mất lòng tin vì ngay từ đầu, tôi không bao giờ tin rằng tôi có khả năng này. Tôi không cho rằng tự mình có thể hoàn thành những nhiệm vụ như những Đức Phật đã làm, và tôi có thể biết mọi thứ, có thể làm đúng bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào. Nói chung, thành thật với mình và người về những điều mình có thể làm hay không thể làm được, có thể chống lại cảm nghĩ thiếu lòng tin.

Không sợ hãi và đánh giá mình một cách thành thật, có thể là một vũ khí mạnh mẽ chống lại sự ngờ vực và thiếu tự tin. Loại thành thật này có thể làm thuốc giải độc cho những tâm trạng tiêu cực đã được xác nhận bởi một số những nghiên cứu gần đây. Những nhà nghiên cứu nầy cho chúng ta thấy rõ ràng, những người có quan điểm thực tế và đứng đắn về mình, thường có khuynh hướng cầu tiến và có lòng tin hơn những người ít tự biết về mình, hoặc biết không đúng về mình cho nên họ không có những trạng thái lo âu.

Vì lo âu quá đáng cho nên đã có nhiều người mất hẳn sự tin tưởng nơi mình, cho nên đâm ra coi thường bản thân của mình. Để mở rộng loại quan niệm tiêu cực về bản thân chính mình, nhà tâm lý học Carl Rogers, đã từng nói:

- Hầu hết con người đều coi thường bản thân mình, cho mình là không giá trị và không đáng yêu thương.

 Đây là quan niệm rất là tiêu cực, nhưng may mắn là nó không phổ biến như nhiều người tin tưởng. Chắc chắn nó là vấn đề chung trong số những người cần được chữa trị, nhưng đôi khi các bác sĩ tâm lý ở phòng khám cũng có cái nhìn lệch lạc, có khuynh hướng dựa trên nhận xét tổng quát về bản chất con người, và chỉ áp dụng cho một số ít người bước vào văn phòng của họ. Chúng ta phải biết, hầu hết các dữ kiện đều dựa trên thí nghiệm, đã xác minh được sự việc có thật, là con người ai cũng có khuynh hướng, hay ít ra cũng muốn nhìn mình trong ánh sáng đẹp đẽ, tự đánh giá mình trên trung bình trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến về mặt chủ quan, và đáng có mặt trong xã hội.

Như vậy, mặc dầu quan niệm coi thường bản thân không phổ biến rộng rãi, nhưng nó vẫn là một chướng ngại lớn cho nhiều người. Dựa trên tinh thần người học đạo giải thoát, chúng ta cần lưu ý đến hai điểm:

- Điểm thứ nhất thật đơn giản là chúng ta không nên coi thường bản thân. Nếu có thì chúng ta phải biết rằng đó là tình trạng rối loạn tinh thần, giống như tất cả những tình trạng tinh thần tiêu cực khác, nó không phải là phần nội tại trong tâm trí con người. Nó không phải là điều chúng ta có từ lúc sinh ra, không phải là điều mà chúng ta được người khác cho, cũng không phải là đặc điểm không thể tẩy xóa được khỏi bản tính của chúng ta. Chúng ta có thể loại bỏ nó được. Chỉ nhận thức này thôi có thể làm yếu đi sức mạnh của nó, cho chúng ta hy vọng, và gia tăng quyết tâm loại trừ nó.

- Điểm thứ hai liên quan đến phản ứng đầu tiên của một số chư tôn đức: Dĩ nhiên chúng ta yêu bản thân mình.

Đối với một số người khổ sở vì coi thường bản thân chính mình, hay biết ai đó cũng có những suy nghĩ giống như vậy. Phải loại bỏ ý nghĩ nầy và phải khuyên nhắc không nên coi thường bản thân mà phải yêu mến bản thân. Thoạt đầu nghe có vẻ ngây thơ, nhưng khi xét kỹ, chúng ta thấy có một sự thật sâu sắc trong vấn đề nầy.

Như nói là phải yêu bản thân chúng ta, thật sự tình thương yêu rất khó định nghĩa, và có thể có nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng có một định nghĩa tương đối được, có lẽ đó là loại tình yêu trong sáng được tán dương nhiều nhất, đó là ước mong dứt khoát, tuyệt đối và hoàn toàn vì hạnh phúc của một người khác. Đó là sự mong muốn chân thành vì người khác được hạnh phúc, dù rằng có làm thương tổn, hay dù chúng ta có thích người đó hay không thích. Từ tận đáy lòng, chắc chắn là mọi người chúng ta đều mong được hạnh phúc. Vậy nếu định nghĩa về tình thương yêu dựa trên sự mong ước chân chính vì hạnh phúc cho người, thì đúng là mỗi chúng ta đều mong ước yêu thương cho chính mình.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp những trường hợp có người coi thường bản thân một cách cực đoan, đến nỗi họ tái diễn có ý định tự tử. Nhưng ngay cả trong trường hợp cực đoan nhất, ý tưởng quyên sinh chủ yếu là dựa trên mong ước cá nhân, đó là ý nghĩ méo mó hay lầm lạc để muốn giải thoát mình khỏi đau khổ, chứ không phải gây ra đau khổ.

Một khi đã có hướng đi tới cái đích trong niềm tin, thì trong tất cả mọi người chúng ta ai cũng đều có tiềm ẩn lòng thương yêu chính mình, và điều này gợi ý một loại thuốc giải cực mạnh cho những ai coi thường bản thân:

- Chúng ta có thể chống lại tư tưởng khinh miệt bản thân bằng cách nhắc nhở mình, dù chúng ta không thích một số tính nết của mình nhiều đến thế nào đi nữa, thì trong chiều sâu thẳm đó, tất cả mọi người chúng ta đều mong mình được hạnh phúc, và đó là loại tình yêu sâu sắc.

Theo quan điểm Phật Giáo, ở trong tình trạng thất vọng, một tình trạng chán nản được coi là cực đoan rõ ràng, là một chướng ngại để thực hiện những bước đi cần thiết, nhằm hoàn tất mục tiêu an lạc trong đời sống. Trạng thái coi thường bản thân và chán nản phải nói là vô cùng nguy hiểm. Do vậy, với những ai tu tập theo giáo lý giải thoát, thuốc giải độc cho việc coi thường bản thân bằng những suy nghĩ:

- Tất cả chúng sinh kể cả chính mình, đều có hạt giống Phật tính, hay tiềm năng vươn tới sự viên mãn, sự giác ngộ hoàn toàn cho dù hoàn cảnh hiện tại có lo âu sợ hãi, thiếu niềm tin, yếu kém, nghèo nàn hay thiếu thốn.

Nói như vậy, những ai đang đau khổ vì coi thường bản thân hay ghê tởm bản thân, thì phải nên tránh suy ngẫm về bản chất đau khổ của cuộc sống, hay bản chất không toại nguyện tiềm ẩn trong cuộc sống. Thay vì làm như vậy, chúng ta nên tập trung nhiều hơn nữa vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, như hiểu rõ về tiềm năng tự tin và thành thật to lớn nằm trong bản thân của mỗi con người chúng ta. Và bằng cách suy nghĩ về những cơ hội và tiềm năng này, chúng ta có thể gia tăng cảm giác giá trị và lòng tự tin vào chính mình.

Có tính cách bàn bạc hơn, thuốc giải độc cho những người chưa bao giờ biết đến khái niệm Phật Tính, hay một người không phải là Phật Tử đó là chúng ta phải suy nghĩ:

- Chúng ta có phước được làm người với trí thông minh tuyệt vời, đồng thời chúng ta là người có khả năng quyết tâm và hướng ý thức quyết tâm vào bất cứ chiều hướng nào chúng ta muốn.

Lẽ tất nhiên sự suy nghĩ nầy không có gì ngờ vực về điều đó cả. Cho nên chúng ta phải giữ cho được ý thức về những tiềm năng này, và luôn luôn nhắc nhở chính mình, cho đến khi ý thức này trở thành một phần trong thói quen nhận thức về chúng sinh gồm cả chính mình, thì điều này sẽ giúp chúng ta giảm thiểu cảm nghĩ chán nản, bất lực và tự khinh miệt mình. Điều nầy cũng giống với cách trị bệnh. Khi bác sĩ điều trị bệnh cho bệnh nhân, không những họ cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh trong những trường hợp đặc biệt, mà họ còn phải chắc chắn rằng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như vậy, có thể uống được thuốc kháng sinh và chịu đựng được thuốc này. Vậy muốn bảo đảm như vậy, bác sĩ phải chắc chắn rằng bệnh nhân đủ dinh dưỡng, và nếu cần đôi khi còn cho uống thêm sinh tố hay thuốc bồi dưỡng cơ thể. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tiềm ẩn trong thân, thì có tiềm năng hay khả năng trong thân thể có thể kết hợp với thuốc men để hồi phục hồi sức khỏe. Tương tự như vậy, nếu chúng ta biết và duy trì ý thức chúng ta có món quà tuyệt vời là lòng tự tin, trí thông minh và khả năng phát triển, thì chúng ta phải quyết tâm và sử dụng chúng một cách tích cực. Sức mạnh tiềm ẩn đến từ sự nhận thức, là chúng ta ai cũng có tiềm năng niềm tin, trí thông minh, và khả năng phát triển vĩ đại trong con người chúng ta. Sự nhận thức này nó có thể thực hiện vai trò đối trị với bất cứ khó khăn nào, dù tình trạng phải đương đầu ra sao, nhưng vẫn không mất hy vọng hay chìm đắm trong sự coi thường bản thân.

Nói tóm lại, cách cho nhau niềm tin là chúng ta phải luôn tự nhắc nhở mình về những phẩm tính cao quý mà chúng ta có, và không lo âu, không sợ hãi. Là người phật tử, chúng ta phải tu tập một cách tích cực, chăm chỉ cố gắng khắc phục thái độ, tư tưởng và động cơ ích kỷ của mình là mục tiêu cần phải đạt tới. Từ quan điểm này, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt thành những nguyện vọng chính đáng cho chính mình, và có thể cũng chia sẻ với tất cả chúng sinh để cho họ có những tư lương tốt lành, đồng thời làm mất tác dụng của cách suy nghĩ cho rằng mình xấu hay không xứng đáng. Nhiều người phật tử thực hành điều này trong việc hành thiền thường nhật, cho nên họ sống can trường giữa cảnh đời đầy dẫy chông gai cát bụi. Có lẽ đó là lý do tại sao ý nghĩ coi thường bản thân không bao giờ có trong nền văn hóa Phật Giáo.

Page 7

TẬP SAN DƯỢC SƯ

Ðầu Xuân Lễ Chùa

Trúc Ngọc - Trần Mỹ Dung

--o0o--

Ngày Xuân tại

Seattle

Tết năm Ðinh Hợi tình xuân ngút ngàn

Trẻ già trai gái xênh xang

Áo quần tươm tất du xuân, nguyện cầu:

Năm cũ, vận cũ qua mau

Năm mới, vận mới làm giàu hanh thông.

Cả nhà con cháu đủ, đông

Thương nhau chung sống, non sông yên bình.

Nắng xuân sươi ấm gia đình

Trăm điều may mắn, muôn nghìn bình an.

Bây giờ tôi mới chúc sang

Bà con giòng họ, bác cô láng giềng.

Năm nay phước lộc đoàn viên

Hanh thông như ý, mọi miền hân hoan.

Bây giờ thân hữu các bang

Chúc cô, chúc bác, họ hàng gần xa.

Năm nầy khác hơn năm qua

Luôn luôn trẻ mãi không già với xuân.

Hôm nay ngày hội tưng bừng

Cùng nhau họp mặt chúc xuân an lành.

Tuy là xa xứ lâu năm

Hai mươi năm lẻ làm ăn xứ người

Thuận buồm, mát mái ngược xuôi

Thảy đều đắc ý rạng danh để đời.

Ngày Xuân là hội đất trời

Một câu kính chúc mọi người bình an.

--o0o--  

Xem Trang Kế Tiếp

Video liên quan

Chủ Đề