Spam là gì trên facebook

Spam là gì mà đôi lúc lại khiến bạn thật khó chịu đến thế? Nhiều người nghĩ rằng sẽ đủ hiểu biết để nhận ra nó nhưng không biết cách làm sao để khiến spam không xuất hiện nữa. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vietnix vì chắc chắn sẽ có điều bạn cần đấy! 

Nội dung

Spam là gì?

Spam là thư rác ở dạng được gửi đi hàng loạt dưới dạng tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Cụ thể hơn, spam là viết tắt của từ Stupid Pointless Annoying Messages – Có nghĩa là những tin nhắn gây phiền toái, khiến người nhận cảm thấy khó chịu và bực bội vì mang đến những thông tin không hữu ích.

Spam là gì trên facebook
Spam là gì? 

Spam thường được gửi qua email, nhưng nó cũng có thể được phát tán qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Spam là gì? Nó còn được định nghĩa là các tin nhắn không liên quan hoặc không phù hợp được gửi đi hàng loạt đến các hội nhóm hoặc người dùng qua nhiều hình thức khác nhau.

Trên thực tế, tất cả mọi người có email đều không may bị làm phiền bởi các tin nhắn rác trong suốt quá trình sử dụng, dù có muốn hay không nên đều cảm thấy rất phiền toái.

Spam là gì trên facebook

Chương trình ưu đãi cuối năm tại Vietnix

Nguồn gốc của thuật ngữ spam

Cũng rất nhiều người tò mò xem thuật ngữ spam lần đầu xuất hiện vào năm nào?

Thư rác bắt đầu xuất hiện từ năm 1864, hơn một trăm năm trước khi có Internet. Với một bức điện về một quảng cáo làm trắng răng được gửi hàng loạt cho một số chính trị gia Anh. 

>> Xem thêm: Internet là gì? So sánh sự khác biệt giữa Internet và Wifi

Spam là gì trên facebook
Nguồn gốc của Spam

Đến những năm 1980, trên một BBS – Nơi người dùng có thể chia sẻ tệp, đăng thông báo và trao đổi tin nhắn. Từ đây xuất hiện các cuộc trao đổi trực tuyến và người dùng sẽ gõ từ “spam” nhiều lần để át tiếng nhau.

Và rồi đến năm 1998, spam lần đầu tiên được thêm vào từ điển tiếng Anh New Oxford. Thư rác không được nhiều người biết đến một cách nghiêm túc cho đến khi sự nổi lên của Internet, con người liên lạc qua email vào đầu những năm 90. 

Spam còn được sử dụng để chỉ quá nhiều bài đăng trên nhiều diễn đàn và chủ đề. 

Bên cạnh đó, thư rác đầu tiên trên Usenet đã bao gồm một đường lối tôn giáo chính thống, một lời ca tụng chính trị về Cuộc diệt chủng Armenia, và một quảng cáo cho các dịch vụ pháp lý thẻ xanh.

Mãi cho đến đầu những năm 2000, các chính phủ trên thế giới như Liên minh Châu Âu, Mỹ và Vương quốc Anh mới có luật quản lý thư rác, hạn chế đối với nội dung, hành vi gửi và hủy đăng ký tuân thủ tất cả các email.

Ưu nhược điểm của spam

Mặc dù những nhược điểm của thư rác là khá rõ ràng nhưng nó cũng có một số lợi ích đáng nói. Cụ thể là:

Spam là gì trên facebook
Ưu và nhược điểm của thư rác

Ưu điểm của Spam

Có thể được liệt kê như sau:

  • Thông tin muốn truyền tải sẽ đến được với nhiều người một cách nhanh chóng hơn vì có thể cùng lúc gửi đến nhiều địa chỉ/người nhận trên các phương tiện khác nhau. 
  • Giúp doanh nghiệp cập nhật về thông tin dịch vụ, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, khai trương,… nhanh chóng tới khách hàng một cách hiệu quả.
  • Duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng để họ luôn nhớ tới mình.
  • Tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản tiền quảng cáo khá lớn, góp phần Remarketing hiệu quả.

Nhược điểm của Spam

Gồm những tác hại sau đây: 

  • Làm tiêu tốn thời gian của nhân viên trong doanh nghiệp một cách vô bổ.
  • Có thể không cung cấp những thông tin hữu ích nên gần như sẽ bị người dùng bỏ qua. 
  • Gây nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của bất kỳ công ty trên Internet.
  • Chứa nhiều mã độc nguy hiểm, xâm hại dữ liệu công việc gây rắc rối cho người dùng.
  • Nếu web làm dụng việc đi spam sẽ bị Google phạt và dần dần biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của người dùng.

>> Xem thêm: Tổng hợp 11 plugin chống spam WordPress giúp bảo mật trang web

Cách chặn spam trên Gmail và Facebook

Mặc dù không thể tránh được hoàn toàn thư rác, nhưng có những bước bạn có thể thao tác để bảo vệ mình khỏi bị lừa đảo từ spam chính là:

Spam là gì trên facebook
Cách chặn Spam

Báo cáo thư rác

Các nhà cung cấp email đã khá giỏi trong việc lọc thư rác, nhưng khi hộp thư đến của bạn báo có spam đến, bạn có thể báo cáo chúng. Tương tự như các cuộc gọi rác và tin nhắn văn bản, vì nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho phép bạn báo cáo spam. 

Ngoài ra người dùng cũng có thể chọn chặn người gửi, thường ở bước tương tự như báo cáo tin nhắn. Báo cáo spam có thể giúp nhà cung cấp dịch vụ email hoặc nhà cung cấp dịch vụ qua điện thoại phát hiện spam tốt hơn. 

Một bước hữu ích khác là chủ động thêm những người gửi mà bạn muốn nhận tin nhắn hay điện thoại vào danh sách liên hệ của mình.

Cách chặn spam trên Gmail

Sau khi đã biết spam là gì và cảm thấy quá phiền phức thì người dùng có thể thực hiện theo các bước sau để ngăn chúng không xuất hiện trên Gmail nữa như sau:

Spam là gì trên facebook
Cách chặn thư rác trong Gmail

  • Bước 1: Cần phải chọn địa chỉ email muốn chặn spam bằng cách nhấn vào email mà người khác gửi cho mình.
  • Bước 2: Tiếp đến chọn vào mục có dấu 3 chấm ở góc phải màn hình.
  • Bước 3: Nhấp vào phần ba chấm đó và chọn mục chặn địa chỉ email nữa là hoàn thành.

Cách chặn spam trên Facebook

Tương tự như cách làm trên Gmail, việc chặn Spam trên Facebook cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn Facebook của đối tượng muốn chặn và cũng bấm vào biểu tượng có dấu 3 chấm hiển thị trên biểu tượng của người đó.
  • Bước 2: Tiếp đến bấm vào Chặn là được.

Spam trên Internet là gì?

Spam là bất kỳ loại thông tin liên lạc kỹ thuật số không mong muốn, không được yêu cầu nào được gửi đi hàng loạt. Thư rác thường được gửi qua email, nhưng nó cũng có thể được phát tán qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Làm thế nào để ngăn chặn spam?

Lọc bỏ những người gửi thư rác trên điện thoại Android, bạn có thể tắt tất cả các thư rác tiềm ẩn từ ứng dụng tin nhắn của Google. Nhấn vào biểu tượng ba chấm ở phía trên bên phải của ứng dụng và chọn Cài đặt> Bảo vệ chống spam và bật khóa chuyển Lọc bỏ những người gửi thư rác.

Spam là gì trên facebook

Chương trình ưu đãi cuối năm tại Vietnix

Lời kết

Ngoài việc tìm hiểu Spam là gì thì Vietnix đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích về những vấn đề có liên quan đến thư rác. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được các cách này để không còn bị quấy nhiễu nữa nhé! 

Spam là gì trên facebook

Chia sẻ bài viết

Đánh giá

5/5 - (1 bình chọn)

Spam là gì trên facebook

Nguyễn Hưng

Kết nối với mình qua

Mình là Bo - admin của Quản Trị Linux. Mình đã có 10 năm làm việc trong mảng System, Network, Security và đã trải nghiệm qua các chứng chỉ như CCNP, CISSP, CISA, đặc biệt là chống tấn công DDoS. Gần đây mình trải nghiệm thêm Digital Marketing và đã hòan thành chứng chỉ CDMP của PearsonVUE. Mình rất thích được chia sẻ và hỗ trợ cho mọi người, nhất là các bạn sinh viên. Hãy kết nối với mình nhé!

Tìm rác spam là gì?

Thư rác, thư linh tinh, hay còn được dùng dưới tên gốc Anh ngữ là spam hay spam mail, các thư điện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ và nơi nhận một danh sách rất dài gửi từ các cá nhân hay các nhóm người và chất lượng của loại thư này thường thấp.

Người spam là gì?

Spam (Stupid Pointless Annoying Messages) có nghĩa những tin nhắn gây phiền toái, khiến người nhận cảm thấy khó chịu và bực bội. Giống như trên các ứng dụng Tin nhắn, Zalo và mạng xã hội khác, ứng dụng Messenger cũng có các tin nhắn spam.

Tài sao tin nhắn lại bị spam?

Nguyên nhân khiến Messenger bị chặn gửi tin nhắn Spam các tin nhắn liên tục đến mọi người. Gửi cùng 1 nội dung tin nhắn đến nhiều người cùng một lúc. Bị một số lượng người nhất định báo cáo tài khoản của bạn với Facebook. Kết bạn và gửi tin hàng loạt trong thời gian quá nhanh.

Làm thế nào để bỏ spam trên Facebook?

Để chặn spam trên Facebook, bạn chỉ cần thiết lập chế độ hạn chế người lạ tìm kiếm hay nhắn tin cho bạn mà không có sự cho phép. Thông thường, cách đơn giản nhất là bạn thiết lập lại các chế độ truy cập trên Facebook về lại “bạn bè của bạn bè” sẽ cho phép hạn chế người lạ spam Facebook.