Soạn văn luyện tập kể chuyện tưởng tượng

1. Tiết trước đã nói tới khái niệm kể chuyên tưởng tượng. Tiết này chủ yếu luyện tập thêm về kể chuyện tưởng tượng. Cụ thể, tiết này giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn hài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng.

2. Dựa vào phần gợi ý tìm hiểu đề và lập ý đối với đề bài “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường cũ hiện nay, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.” [SGK, trang 139], em tiến hành tập fzm ý và lập dàn bài cho ba đề bài bổ sung [SGK, trang 140]. Em luôn nhớ rằng muốn tìm được ý, cần dựa trên cái nền thực tế [dựa vào những điều có thật] để tưởng tượng, hình dung và sự tưởng tượng, hình dung này phải phù hợp với logic tự nhiên. Trên cơ sở đó, em đi vào giải quyết từng đề văn đã cho.

* Gợi ý

- Đề a: Trước hết, cần xác định đồ vật [hoặc con vật] gần gũi, gắn bó với em là đồ vật [con vật] gì.

Ví dụ: cái cặp sách, cây bút, quyển sách giáo khoa, cái đèn bàn trên góc học tập, bộ quần áo em yêu thích, con búp bê,... [hoặc : con mèo nhà em, con cún, chú gà trống, con trâu em thường xuyên chăn dắt,...]. Đồ vật, con vật đó đã từng gắn bó với em từ lâu ; giữa em và đồ vật, con vật đó đã nảy sinh tình cảm, đã có những kỉ niệm vui buồn,... Sau đó, em mượn lời đồ vật [con vật], tưởng tượng mình là đồ vật [con vật] ấy, nhìn nhận phát biểu dưới góc độ, với cái nhìn của đồ vật [con vật] về tình cảm đối với “cô chủ”, “cậu chủ”.

- Đề b: Đầu tiên, em chọn nhân vật nào trong truyện cổ tích nào [ví dụ: cô Tấm trong truyện Tấm Cám, người em trong truyện Cây khế, anh trai cày trong truyện Cây tre trăm đốt,..,}. Sau đó, em tưởng tượng mình là nhân vật ấy ; nói năng, nhìn nhân theo cách nói, cách nhìn cua nhân vật ấy. Trong một số tình huống của câú chuyện, nhân vật ấy có những suy nghĩ, tình cảra gì, có tâm trạng như thế nào,...

- Đề c: Truyện cổ tích nào cũng có phần kết [câu chuyện được kết thúc, sô' phận các nhân vật được định đoạt, mâu thuẫn được giải quyết,...]. Dựa vào tưởng tượng của mình, em thử tìm một cách kết thúc khác cho câu chuyện. Em tự chọn một truyện cổ tích nào đó mà mình thích, rồi tập viết một đoạn kết mới cho truyện ấy.

Đây là bài soạn văn luyện tập kể chuyện tưởng tượng nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 139 chi tiết và dễ hiểu nhất.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Câu 1: Trang 139- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Để bài luyện tập: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học . Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài:

  • Nêu hoàn cảnh mà e tưởng tượng về thăm lại trường [trong giấc mơ…]
  • Em quay lại trường sau mười năm nhân dịp nào? ngày 20-11 ; ngày thành lập trường…

Thân bài:

  • Kể khái quát về quang cảnh xung quanh lúc em đến trường: Bầu trời trong xanh, ánh nắng dịu, tiếng chim hót líu lo, bướm bay dập dờn ngoài hoa viên của trường….
  • Ngôi trường đã có những sự thay đổi như thế nào:
    • Cổng trường được xây dựng lại cao to, tấm bảng được sơn màu xanh dương với dòng chữ trường THCS… thật nổi bật.
    • Những dãy phòng học cũ đã được thay thế bằng dãy nhà hai tầng khang trang, mới mẻ.

    • Lớp học rộng hơn, nền lớp được lót những viên gạch hoa sạch sẽ. Phòng học được trang bị quạt trần và ti vi đầy đủ, hiện đại.

  • Khi em gặp lại các thầy cô giáo cũ như thế nào? Tâm trạng bùi ngùi, xúc động.
  • Bạn bè gặp lại nhau thì tay bắt mặt mừng, phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt.

Kết bài:

  • Sự chia tay trong lưu luyến và hẹn ngày gặp lại.
  • Những ấn tượng sâu sắc khi về thăm trường.

Câu 2: Trang 140- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Các đề bài bổ sung

Tìm ý cho các đề bài bổ sung sau đây:

a] Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

b] Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích.

c] Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó [Sọ Dừa].

Trả lời:

a] Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

  • Em hóa thân vào con vật, đồ vật nào? giới thiệu mối quan hệ của đồ vật, con vật đó.

Thân bài:

  • Nhắc lại ngày đầu tiên đồ vật và em được gặp nhau. Ấn tượng ban đầu của em là gì?
  • Hằng ngày, đồ vật, con vật đó có lợi ích gì cho gia đình của em, cho em
  • Những kỉ niệm của em với con vật, đồ vật đó.

Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho đồ vật, con vật đó.

b] Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

  • Em sẽ hóa thân vào nhân vật nào trong truyện cổ tích.

Thân bài:

  • Kể về hoàn cảnh của gia đình và xuất thân của bản thân mình [nhân vật mà em hóa thân vào].
  • Trong sự lớn lên của bạn đã gặp những khó khăn gì?
  • Những ai mà bạn đã gặp được và những khó khăn mà bạn đã trải qua.
  • Nêu diễn biến của những biến cố mà bạn phải vượt qua.
  • Cuối cùng, kết quả mà bạn đạt được nhờ sự cố gắng và chăm chỉ là gì?

Kết bài:

  • Nêu cảm xúc và tâm tư tình cảm của bạn cho xã hội, nhân dân như thế nào?

c] Tưởng tượng một cái kết mới cho truyện Sọ Dừa:

Khi Sọ Dừa đưa người vợ trở về nhà, hai cô chị xấu hổ liền bỏ nhà đi đâu biệt tăm không ai biết. Nhưng ba năm sau họ quay về, họ được vợ chồng em Út tha thứ nhưng vẫn xấu hổ với những chuyện đã làm. Họ thưa với cha rằng họ sẽ đi nơi khác sinh sống và hứa rằng sẽ thay đổi. Vậy là hai chị em họ ra đi và luôn luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

Kết lời: Chúng ta vừa luyện tập kể chuyện tưởng tượng. Hi vọng đây là bài viết hay dành cho các bạn tham khảo. Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo nhé.

Chủ Đề