So sánh vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- 3 November 2017

      Công ước về Luật biển đã được 117 quốc gia và thực thể tham gia. Năm 1994 nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Với 17 phần, 320 điều khoản và 9 phụ lục với 100 điều khoản, 4 nghị quyết kèm theo, Công ước về Luật biển 1982 [hay còn gọi là Luật biển quốc tế năm 1982] thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, tổng hợp toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển cả và đại dương thế giới; quy định được những quyền lợi và và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia [có biển cũng như không có biển] đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

      Theo Luật biển quốc tế 1982, biển và đại dương được phân bố thành hai khu vực : khu vực các vùng biển nằm tiếp giáp với lãnh thổ quốc gia ven biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển [vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vịnh, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa]; khu vực biển cả, đáy và lòng đất dưới đáy biển không thuộc chủ quyền của nước nào, các nước được hưởng quyền tự do biển cả trong khu vực này.

     Việc thời gian qua việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam đã xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã được Luật Biển quốc tế ghi nhận. Theo đó thì vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi quốc gia ven biển được quy định như sau:

     Vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tụ do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài lãnh hải, cũng không phải là một phần của biển cả. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia sẻ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, so với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế không tồn tại mặc nhiên, do đó quốc gia ven biển phải yêu sách vùng này bằng một tuyên bố đơn phương. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. Cụ thể như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

        Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tầu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm. Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình, đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định ra tổng khối lượng có thể đánh bắt được, tự đánh giá khả năng thực tế của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật biển và ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt. Nếu số dư này tồn tại, quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc những thoả thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc các quốc gia bất lợi về mặt địa lý. Ngoài ra, quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý, nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Các quốc gia ven biển có và các quốc gia khác quyền và nghĩa vụ trong việc bảo tồn các loài sinh vật biển cụ thể, như : các loài cá di cư xa; các loài có vú ở biển; các đàn cá vào sông sinh sản; các loài cá ra biển sinh sản; các loài định cư…

      Thềm lục địa, là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính tù đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Những quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của mình là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa [bao gồm các tài nguyên không sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư], thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Các quyền này tồn tại một cách mặc nhiên. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp. Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải thì phải có một khoản đóng góp theo quy định của Công ước. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Luật biển quốc tế năm 1982 thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được. Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì./.

Đức Khoa

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế2  Các quốc gia ven biển đều không có quyền chủ thể mà chỉ có các quyền mang tính chất chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là quyền mà chỉ có quốc gia hoặc một số các cơ quan chính phủ của nó có thể có và sự sở hữu quyền có tính chất chủ quyền này là cho lợi ích chung và có khả năng thực hiện các chức năng riêng của mình.  Các quốc gia ven biển đều có quyền tài phán trên cả hai vùng về việc: + Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;+ Nghiên cứu khoa học về biển;+ Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn và là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện và giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền của họ.  Trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các quốc gia ven biển đều có những đặc quyền nhất định như sau: + Về vùng đặc quyền kinh tế: Tính đặc quyền thể hiện ở chỗ các quốc gia ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn tiềm năng đối với các tài nguyên sinh vật, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc khai thác, duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. + Về vùng thềm lục địa: nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì quốc gia khác cũng không có quyền tiến hành các hoạt động như vậy khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia sở tại.  Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. b/ Khác nhau: Các tiêu chí so sánh Vùng đặc quyền kinh tế Vùng thềm lục địa Cơ sở phát sinh: - Để khai sinh ra vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, buộc phải có một tuyên - Thềm lục địa được hình thành do sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ, tạo nên quy chế

Hai vùng biển: thềm lục địa và đặc quyền kinh tế là hai vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán, và là hai trong số các các chế định được quy đị

Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé. - Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:

Nhận download tài liệu miễn phí source: content/getpagecontent?id=381003&pageNumber=2&documentKindID=1

Video liên quan

Chủ Đề