So sánh thuộc địa của Anh và Pháp

So sánh Anh và Pháp

Chụp lại hình ảnh,

"Người Ăng Lê không thẳng tuột vô tư như Mỹ, cũng chẳng dễ dãi xuề xòa như Úc con"

Cũng đã lâu tôi mới có dịp trở lại London, thành phố của sương mù và mưa phùn hầu như quanh năm suốt tháng.

Từ lúc ra trường vào năm 2002 cho đến nay tôi mới có dịp nghe lại giọng nói đặc sệt tiếng Anh của người... Anh.

Những danh từ địa phương, cách phát âm nhẹ nhàng, có một chút gì đó quý phái và trưởng giả của người bản xứ.

Chất Ăng Lê

Chỉ cần bước lên máy bay của hãng Virgin Atlantic, vẫn còn đậu tại phi trường Los Angeles là tôi đã nhận ra được ngay cái bản chất đặc biệt này của người Ăng Lê.

Họ không thẳng tuồn tuột vô tư như Mỹ. Chẳng dễ dãi, xuề xòa như Úc con.

Ở người Ăng Lê, bạn sẽ tìm thấy đôi chút kềm chế [restraint] ở chính mình, không hoàn toàn tự do phóng túng như những nơi khác.

Họ thường không nhìn đời chỉ qua lăng kính màu hồng, không tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ một vấn đề gì, và có lẽ vì lịch sử dân tộc của họ tự nó có thể chứng minh là họ đã từng làm bá chủ thiên hạ nên họ cũng thường không màng đến việc phải phô trương về văn hóa, hay quan trọng hóa vấn đề này như người Pháp.

Nếu bạn có dịp viếng thăm thủ đô Paris, bạn sẽ cảm nhận được điều mà tôi muốn nói. Có một cái gì đó rất kiêu ngạo và hãnh diện ở người Pháp nếu chúng ta bàn cãi về nền văn minh hay lịch sử của họ.

Nhưng có lẽ vì lịch sử nước Pháp có liên hệ trực tiếp đến sự đô hộ gần 100 năm của đất nước Việt Nam nên thành tâm mà nói, tôi không có nhiều thiện cảm đối với nước Pháp trong vấn đề này.

Ðối với tôi chẳng có gì là văn minh khi lịch sử hào hùng của bạn bao gồm việc bạn ỷ mạnh ăn hiếp [và ăn cướp] nhà người hàng xóm bên cạnh chỉ vì bạn giàu hơn và có nhiều vũ khí tối tân hơn.

Chất Pháp ở Hà Nội

Tôi vẫn còn nhớ hôm tôi vào thăm Hỏa Lò trong một buổi trưa trời nắng nóng không mây ở Hà Nội.

Chụp lại hình ảnh,

Có những trường ở Anh qui định sinh viên năm thứ nhất phải sống nội trú

Nhìn chiếc máy chém duy nhất còn sót lại sau bao nhiêu đổi thay của thế cuộc và nghĩ đến cũng lưỡi dao ấy đã chém đi biết bao nhiêu cái đầu của những người con Việt Nam không cam tâm làm nô lệ, của 13 liệt sĩ ở Yên Bái, tôi chợt nghĩ không hẳn là bạn nên luôn hãnh diện với những thành tích to lớn mà đất nước bạn hay chính bạn đã đạt được.

Bởi lẽ đơn giản nếu như đất nước bạn lớn mạnh, hoặc bạn là người có đầy quyền uy, tiền bạc thì trên con đường lịch sử 'mở mang bờ cõi', công danh đó hẳn đã có nhiều người phải quỳ phục, nằm xuống để bạn bước qua.

Người Khmer sẽ không bao giờ có một cái nhìn giống người Việt Nam khi nói về mảnh đất Sài Gòn mà theo họ thì người Việt Nam đã mãi mãi lấy đi.

Người Mỹ da đỏ sẽ không thể nào chia sẻ sự hãnh diện của những người Mỹ da trắng khi nói về những ngày đầu lập quốc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cũng như người Ấn Ðộ sẽ luôn luôn có một 'câu chuyện' riêng cho họ [their story] không giống với 'câu chuyện' của người Anh kể lại vì sao họ có mặt ở Ấn Ðộ vào đầu thế kỷ thứ 19.

Chuyện của người khác

Chụp lại hình ảnh,

Anh và Pháp ảnh hưởng khác nhau đối với thuộc địa cũ

Lịch sử là thế. 'History' [lịch sử] theo tiếng Anh chỉ là 'His' 'Story' [câu chuyện của anh ta]. Nó chỉ là một câu chuyện của người thắng cuộc.

Nói như thế không có nghĩa là người thắng cuộc nào cũng như nhau, hay 'câu chuyện' của người thắng cuộc nào cũng như nhau.

Tôi còn nhớ là trước khi ra trường, nhóm bạn thân của tôi đã có một buổi tranh luận khá thú vị về chủ nghĩa thực dân [colonialism] và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hôm nay của chúng ta.

Hôm đó có tôi, một anh bạn người Ấn Ðộ đang học luật, hai cô bạn, một Singapore, một Hồng Kông đang làm luận án tiến sĩ, một anh người Peru, và một anh người Nam Phi [South Africa].

Vì theo luật lệ của Magdelen College là nơi chúng tôi được nhận vào học, trong năm đầu tiên ai cũng phải ở chung trong college, không được ra ngoài mướn nhà ở riêng, nên chúng tôi hầu như mỗi ngày đều gặp nhau ở phòng ăn tập thể.

Và như một thông lệ quen thuộc, cứ mỗi khi gặp nhau ở phòng ăn thì việc đầu tiên chúng tôi nói đến là về các món ăn tệ quá sức tưởng tượng của trường, hay nói một cách chung chung là đồ ăn của người Anh.

Salad không ra salad, thịt thì chỉ biết để như thế nướng hoặc luộc cho đến chín, không hành tỏi cũng chẳng ớt, tương.

Đồ ăn và thuộc địa

Trưa được cho ăn khoai tây luộc cả củ [lẫn vỏ], thì chiều tối sẽ được đổi món ăn... khoai tây chiên.

Mà phải chi khoai được chiên giòn ngon như french fries của McDonald's còn đỡ.

Ðằng này khoai chi mà mềm như bún, mỗi miếng to còn hơn ngón tay cái của mình và thấm đầy những dầu và mỡ.

Bởi vậy chúng tôi thường đùa là lý do duy nhất tại sao trong quá khứ người Anh phải tìm đến nhiều nơi đô hộ là vì đồ ăn của họ quá dở, các gia vị ẩm thực của họ quá nghèo nàn.

Họ phải sang Ấn Ðộ để mua cà ri và mang thuyền đến Trung Quốc mua trà, nhân tiện mua luôn thuốc phiện về hút cho đỡ lạnh.

Ngày này qua tháng nọ, vật giá leo thang, thôi thì chiếm và biến nó thành thuộc địa luôn cho tiện việc.

Nhưng suy cho cùng, tất cả chúng tôi [đều có cùng một gốc là tất cả đều đến từ những nơi từng bị đô hộ!] cũng đồng ý là nếu như phải lập lại trang lịch sử của thời đô hộ thuở xa xưa thì bị Anh đô hộ là... tốt nhất.

Hậu thuộc địa

Chụp lại hình ảnh,

Người Anh để lại nhiều dấu ấn ở các nước thuộc địa như Singapore

Tốt không phải vì họ ít dã man hơn người Hòa Lan hay người Tây Ban Nha ở Nam Phi hay ở Peru trong thời gian đô hộ, mà vì ít nhất ra khi họ ra đi trả lại độc lập cho các nước tự chủ, họ cũng để lại một số tập tục dân chủ căn bản cần thiết để làm bàn đạp cho các nước có thể phát triển trong tương lai.

Các bạn thử nghĩ lại xem có đúng không?

Từ Canada, Úc, Ấn Ðộ cho đến Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Nigeria, nơi nào khi ra đi người Anh cũng để lại những dấu ấn tiêu biểu của chính xã hội họ.

Ðặc biệt là hệ thống cai trị, chế độ Westminster mà trong đó cả 3 cơ ngành Luật pháp [Quốc Hội], Hành pháp [Chính Phủ], và Tư pháp [Tòa Án] đều được xây dựng độc lập và riêng biệt để có thể bảo vệ các quyền lợi của người dân một cách công bằng và dân chủ hơn.

Thế còn đối với ông địa chủ cũng đã từng làm mưa làm gió một thời cai trị từ thủ đô Paris thì sao?

Ông ta cũng đã để lại khá nhiều di sản đấy chứ.

Nơi nào ông đã từng làm chủ cũng để lại những ngôi nhà villa có kiến trúc vượt thời gian, những bức tranh đầy ấn tượng, những cái bánh ngọt ngon không thể tả, và những ổ bánh mì không giòn không lấy tiền.

Nhưng mà hình như chỉ có thế thôi bạn ạ.

Chọn ai?

Tôi không nghĩ ra được một đất nước nào đã từng bị ông này cai trị mà khá hơn được trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền theo đúng nghĩa của nó.

Có lẽ các bạn của tôi cũng không nghĩ ra được ai bởi thế chúng tôi mới cùng đồng ý là nếu như phải bị đô hộ, thì chọn Anh Quốc là tốt nhất.

Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra được câu trả lời vừa ý cho câu hỏi dưới đây mà các bạn tôi đã hỏi tôi khi chúng tôi nhắc đến năm 1997 lúc Anh Quốc trả Hồng Kông về cho Bắc Kinh sau 155 năm đô hộ.

Nếu như phải chọn chế độ cai trị của một ngoại bang nhưng văn minh, công bằng, dân chủ và chế độ cai trị của người cùng nhà, cùng dòng giống nhưng lại khắc nghiệt và không đại diện chính đáng [legitimate] cho người dân thì tôi sẽ chọn bên nào?

Nếu bạn biết thì email cho tôi biết nhé: . Cảm ơn bạn nhiều.

Luật sư Trịnh Hội sinh tại Việt Nam, trưởng thành ở Úc, học MA ở Oxford, Anh Quốc và từng sinh sống tại Mỹ và một số nước châu Á.

so sánh chế độ thuộc địa của anh và pháp ở châu á qua trường hợp ấn độ và việt nam [giữa thế kỷ xix giữa thế kỷ xx]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.13 MB, 122 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Oanh

SO SÁNH CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
CỦA ANH VÀ PHÁP Ở CHÂU Á
QUA TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM
[GIỮA THẾ KỶ XIX-GIỮA THẾ KỶ XX]

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Oanh

SO SÁNH CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
CỦA ANH VÀ PHÁP Ở CHÂU Á
QUA TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM
[GIỮA THẾ KỶ XIX-GIỮA THẾ KỶ XX]

Chuyên ngành : Lịch sử thế giới
Mã số

: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ MINH OANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Phòng sau Đại học, quý thầy cô Khoa Lịch Sử đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Minh Oanh.Thầy đã tận tình chỉ bảo, động
viên và hướng dẫn cho tôi với sự cẩn trọng, nghiêm túc và trung thực trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Các thầy cô tại thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh và tập thể các anh chị, các bạn học viên khóa 23, chuyên ngành Lịch
sử thế giới đã ủng hộ nhiệt tình và giúp đỡ chân thành cho tôi về mặt tư liệu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình là nguồn động viên lớn nhất
cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014



Lê Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀO ẤN ĐỘ, VIỆT NAM CỦA
ANH, PHÁP............................................................................................ 11
1.1. Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân ..................................................... 11
1.1.1. Quá trình ra đời và vị trí lịch sử của chủ nghĩa thực dân ............................. 11
1.1.2. Một số khái niệm và cách nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân ....................... 13
1.1.3. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân. ............. 16
1.1.4. Hình thức biểu hiện của chủ nghĩa thực dân ................................................ 19
1.2. Quá trình xâm lược Ấn Độ và Việt Nam của Anh và Pháp ............................... 23
1.2.1. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ .................................................... 23
1.2.1.1. Tình hình của Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm lược .................... 23
1.2.1.2. Quá trình xâm lược của thực dân Anh ................................................ 26
1.2.1.3. Sự cai trị của Anh ở Ấn Độ trước năm 1858 ...................................... 31
1.2.2. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam .............................................. 37
1.2.2.1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược ..................... 37
1.2.2.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ............................... 41
1.2.2.3. Tiến trình xâm lược của Pháp vào Việt Nam [1858-1897] ................. 45
Chương 2. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHẾ


ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA ANH VÀ PHÁP TẠI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT
NAM [GIỮA THẾ KỶ XIX-GIỮA THẾ KỶ XX] ............................... 49
2.1. Về chính trị ......................................................................................................... 51
2.2. Về kinh tế ............................................................................................................ 60


2.3. Về văn hóa-giáo dục ........................................................................................... 69
2.4. Về xã hội ............................................................................................................. 80
Chương 3. TÁC ĐỘNG TỪ CÁC CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA CỦA ANH
VÀ PHÁP ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM .................................... 85
3.1. Những tác động tiêu cực từ các chính sách thuộc địa của Anh, Pháp đối với
Ấn Độ và Việt Nam ............................................................................................ 85
3.1.1. Về kinh tế ..................................................................................................... 85
3.1.2. Về chính trị-xã hội ....................................................................................... 87
3.2. Những tác động tích cực từ những chính sách thuộc địa của Anh, Pháp đối
với Ấn Độ và Việt Nam. ..................................................................................... 91
3.2.1. Về kinh tế ..................................................................................................... 91
3.3.2. Về chính trị-xã hội ....................................................................................... 93
3.3.3. Về văn hóa-giáo dục .................................................................................... 99
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 110
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu về tình hình sản xuất dệt vải tại Ấn Độ ............................................65
Bảng 2.2. Số liệu về tình hình kỹ nghệ dệt đay tại Ấn Độ ............................................65


1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, chủ nghĩa thực dân là một vấn đề lớn trong lịch sử nhân loại. Về mặt
thời gian nó tồn tại trong một thời kỳ lịch sử lâu dài, còn về mặt không gian chủ nghĩa
thực dân đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra 2/3 diện tích địa cầu và có mặt ở tất cả các
châu lục trên thế giới “ nó đã gây nên một sự phục tùng làm cho những nước, những
dân tộc bị nó chi phối, mất quyền độc lập chính trị của mình…” [dẫn theo 18, tr. 6]. Là
một người nghiên cứu sử học, người nghiên cứu đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc nghiên cứu bản chất chủ nghĩa thực dân cũng như đặc điểm của các nước thực
dân như Anh, Pháp trong quá trình nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa tư bản nói riêng và
lịch sử thế giới nói chung để thấy được rằng sự bành trướng của thực dân Pháp không
phải là “ một loại hành động nghĩa hiệp mới mẻ anh hùng và kỳ diệu, đại lượng và vô
tư” [18, tr.9].
Tại Việt Nam tuy có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ nghĩa
thực dân, đặc biệt là chủ nghĩa thực dân Pháp nhưng hướng nghiên cứu về việc so sánh
chế độ thuộc địa của các nước thực dân nói chung, Anh và Pháp nói riêng thì còn khá
mới. Bên cạnh đó, lại tồn tại rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về hệ quả của các
chính sách thuộc địa do các nhà nghiên cứu đứng ở các góc độ khác nhau, ở vị trí hay
thời đại khác nhau để đánh giá và nhìn nhận vấn đề. Vì vậy người nghiên cứu muốn
đưa ra một cách tiếp cận của mình, dựa trên việc tập hợp những tài liệu và đứng trên
quan điểm khách quan.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là để phục vụ cho việc giảng dạy
và nghiên cứu của bản thân. Trong chương trình sách giáo khoa THPT thì chủ nghĩa
thực dân cũng là một nội dung liên quan đến nhiều bài học, đặc biệt là chủ nghĩa thực
dân Pháp ở Việt Nam. Ắt hẳn việc thực hiện đề tài này sẽ giúp người nghiên cứu xây
dựng nền tảng kiến thức vững chắc hơn về những vấn đề xung quanh đến chủ nghĩa
thực dân, đặc biệt là về hệ quả, tác động của chính sách mà các nước đế quốc đã để lại
cho thuộc địa.



2

Với tất cả lý do đó, người nghiên cứu đã quyết định chọn tên đề tài luận văn của
mình là: “So sánh chế độ thuộc địa của Anh và Pháp ở Châu Á qua trường hợp
Ấn Độ và Việt Nam [giữa thế kỷ XIX- giữa thế kỷ XX].
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân đặc biệt là về thực dân
Anh và Pháp, song lại tồn tại rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về nó. Sở dĩ có sự
khác nhau đó là do các nhà nghiên cứu đứng ở các góc độ khác nhau, ở vị trí hay thời
đại khác nhau để đánh giá và nhìn nhận vấn đề.
Đầu tiên phải kể đến quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh điển của chủ
nghĩa Mác Lênin, tiêu biểu nhất và đầy đủ nhất được thể hiện qua luận điểm của
C.Mác, Ăngghen và sau đó là Lênin. Qua các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, Tư bản, Hệ tư tưởng Đức C.Mác và Ăngghen đã vạch ra những mặt tiêu cực, xấu
xa của chủ nghĩa thực dân: “..Giai cấp tư sản đã bắt nông thôn phải phục tùng thành
thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt
phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây” [dẫn theo 3, tr.14] nhưng cũng bắt đầu
đề cập đến mặt tích cực nằm ngoài ý muốn mà chủ nghĩa thực dân mang lại cho các
nước thuộc địa, thậm chí: “Chính điều này đã quyết định xu hướng phát triển của lịch
sử Châu Á cận đại” [dẫn theo 3, tr.15]. Đến V.I Lênin, khi chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ
ngày càng rõ nét những đặc điểm của nó thì Lênin cũng có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về
chủ nghĩa thực dân: Điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát
triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó…[dẫn theo 3,
tr.16] tức Lênin cho rằng việc xâm chiếm thuộc địa là nhu cầu tất yếu của các nước
thực dân và nó sẽ buộc các nước thuộc địa phải hội nhập vào quá trình phát triển kinh
tế tư bản cũng như là nền kinh tế thế giới, do đó các nước thuộc địa không thể tránh
khỏi sự thống trị của chính quốc và nhiệm vụ của họ là phải tìm ra con đường đúng
đắn để giải phóng dân tộc mình. Tuy rằng tại thời điểm đó, C. Mác, Ăngghen và Lênin
không có một tác phẩm nghiên cứu hay một luận điểm hoàn chỉnh nào về đặc điểm


của chủ nghĩa thực dân và sự khác biệt giữa chúng nhưng những luận điểm của họ đã
góp phần giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân.
Chính vì thế, những tác phẩm của C. Mác, Ăghghen và Lênin là một trong số những


3

tài liệu quan trọng về mặt lý luận mà người nghiên cứu sử dụng tham khảo để hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh những tài liệu kinh điển trên, chúng ta
cũng sẽ tìm thấy những hoạt động xâm lược cũng như chính sách cai trị của các nước
đế quốc thực dân đối với những thuộc địa tiêu biểu như Anh ở Ấn Độ và Pháp ở Đông
Dương ở một số tác phẩm khác. Vấn đề này chiếm dung lượng khá lớn trong bộ sách
Lịch sử Kinh tế các nước [ngoài Liên Xô] của F. Ia. Pôlianxki gồm 4 tập xuất bản năm
1978. Qua đó, tác giả người Liên Xô này cũng phần nào đưa ra những nhận định về
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân khá gần với quan điểm của những người nghiên
cứu thuộc các nước thuộc địa, nạn nhân của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Tuy nhiên
đây chỉ là bộ sách thuần túy về nội dung kinh tế, Pôlianxki cũng là một nhà kinh tế
học, ông viết tác phẩm dựa chủ yếu trên tài liệu Liên Xô và đứng trên lập trường
chống lại chủ nghĩa tư bản, nên phần nào tác phẩm mang tính chủ quan, phiến diện,
không thực sự đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá về đặc điểm của từng nước chủ nghĩa
thực dân.
Với các nhà nghiên cứu tại các nước đế quốc thực dân mà chủ yếu là Anh, Pháp,
Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha họ lại có cách đánh giá và tiếp cận khác về chủ nghĩa
thực dân. Chẳng hạn như trong tác phẩm: Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp
được viết vào năm 1960, Ray-Mông-Bác-Bê đã có một công trình nghiên cứu về quá
trình phát triển, những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa thực dân Pháp từ khi ra đời cho
tới khi tan rã. Thế nhưng những chính sách thuộc địa và tác động của nó, đặc biệt là
những tác động tiêu cực lại được nói đến một cách hời hợt và không rõ ràng, chỉ gói
gọn trong các cụm từ như “xâm lược”, “cưỡng bức”, “tiêu cực”. Các cuốn sách có
trình bày lý luận về chủ nghĩa thực dân đều đưa ra những luận điểm chưa toàn diện với


đúng bản chất của nó, tức cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Chẳng hạn như trong
cuốn: Key Concepts in American History-Colonialism của Darrell J. Kozlowski lại
đưa ra khái niệm về chủ nghĩa thực dân như sau: “Chủ nghĩa thực dân là sự mở rộng
lãnh thổ của một quốc gia đến những vùng đất bên ngoài biên giới của mình. Những
vùng đất mới được thành lập bởi các nước chính quốc được gọi là thuộc địa”
[28, tr.1]. Trong công trình nghiên cứu này những cuộc xâm chiếm của châu Âu đối
với châu Mỹ cùng những chính sách cai trị của họ lại được nhìn nhận là những nhân tố


4

định hình nên lịch sử nước Mỹ. “Nhà nghiên cứu người Mỹ David S. Landes viết cuốn
sách “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”được Kenneth Galbraith đánh giá: “Thật là
tuyệt vời. Không nghi ngờ cuốn sách này sẽ đặt David S. Landes thành một người
hàng đầu xuất sắc trong lĩnh vực của ông và trong thời đại của ông”. Cuốn sách đã
nghiên cứu toàn diện về điều kiện tự nhiên, địa lý, chính trị, thể chế quan hệ quốc tế để
tìm lời giải cho vấn đề vì sao có những quốc gia vượt lên các quốc gia khác và trở nên
giàu có, còn nhiều nước trải qua hàng thế kỷ vẫn không thoát khỏi tình trạng nghèo
đói” [42]. Qua đó vấn đề chủ nghĩa thực dân cũng được ông đề cập trong một số
chương của cuốn sách, đặc biệt là về chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ. Ngoài các tác
phẩm trình bày lý luận về chủ nghĩa thực dân như: Colonialism in Question-Theory,
Knowledge, History của Frederick Cooper và Key Concepts in American HistoryColonialism thì tại các nước thực dân cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
chính sách thuộc địa của một quốc gia cụ thể trên một khu vực địa lý, một quốc gia
nhất định. Tiêu biểu về thực dân Anh tại Ấn Độ có một số công trình nghiên cứu như:
Britain’s Oceanic Empire, Atlantic and Indian Ocean Worlds, c. 1550–1850 của các
tác giả H. V. Bowen, Elizabeth Mancke, and John G. Reid. Cuốn sách là một công
trình lớn, tập hợp rất nhiều bài viết của các tác giả khác nhau, trong đó ở phần III và
IV có một số bài nghiên cứu về hoạt động của công ty Đông Ấn và quá trình xâm lược
vào Ấn Độ mà cuốn sách gọi là “ngoại giao ở Ấn Độ”. Qua đó cuốn sách cũng dựng
lên một bức tranh khá rõ nét về chính sách thuộc địa và tình hình kinh tế của Ấn Độ


vào thời kỳ đầu cai trị của Anh. Tuy nhiên, cuốn sách cũng chỉ dừng ở việc đánh giá
tác động của các chính sách thuộc địa đối với đế quốc Anh, còn đối với Ấn Độ thì
chưa được đánh giá toàn diện. Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình khác nói về
thực dân Anh như: A short history of British colonial policy của Hugh Edward
Egerton được viết vào năm 1897 và British colonial policy của George Louis Beer
viết năm 1907. Cả hai cuốn sách đều lấy các chính sách thuộc địa của Anh làm mục
đích nghiên cứu chính và đã trình bày rất rõ về quá trình xâm lược của Anh vào các
vùng thuộc địa. Tuy nhiên, do ra đời khi chủ nghĩa thực dân Anh chưa thực sự bộc lộ
hết các đặc điểm của nó cho nên hai công trình chưa trình bày được đầy đủ và rõ nét
về các chính sách thuộc địa của Anh tại Ấn Độ và một số khu vực khác. Ngoài ra,


5

người nghiên cứu cũng tham khảo một số bài viết trên các tạp chí trong đó quan trọng
nhất là hai bài viết, bài thứ nhất với nhan đề: The Raj reconsidered: British India’s
informal Empire and spheres of influence In Asia and Africa [2009] và The Arabian
Frontier of the British Raj: Merchants, Rulers, and the British in the nineteenthCentury Gulf [Oxford University Press, 2007], của James Onley Dr. Đây thực sự là
những bài nghiên cứu vô cùng giá trị đối với người nghiên cứu, không những cách
trình bày khoa học mà các bài viết còn đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như mục
đích của việc xâm lược Ấn Độ và cách cai trị của người Anh ở các vùng trong khu vực
châu Á. Bài thứ hai của tác giả Ryan Brown được viết năm 2010 với tên gọi The
British empire in India đã trình bày quá trình người Anh vào Ấn Độ từ vương triều
Mohgol cho tới năm 1947 khi Ấn Độ giành được độc lập. Người nghiên cứu chủ yếu
khai thác được ở bài viết này một số chính sách mà Anh đã thi hành qua một số giai
đoạn và qua những nhà cầm quyền thuộc địa Anh ở Ấn Độ.
Về thực dân Pháp có cuốn: The French in Tonkin and South China của Alfred
Cunningham, đây như một tài liệu quý của tác giả, ghi lại cuộc hành trình của mình
đến Trung quốc và Đông Dương. Bố cục của công trình được chia theo từng địa danh,
Việt Nam được nhắc tới bởi những địa danh như Hà Nội, Hải Phòng. Trong mỗi khu


vực này, tác giả ghi lại tất cả mọi thứ mà ông nhìn, thấy và cảm nhận được một cách
rất chân thực. Tuy không trình bày một cách rõ ràng về chính sách thuộc địa của Pháp
tại Đông Dương nhưng cuốn sách đã cung cấp những dẫn chứng rất chân thực về hệ
quả của các chính sách thuộc địa và phần nào bắt đầu so sánh các hoạt động, chính
sách thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp. Công trình mang tên: The colonial
tariff policy of France của tác giả Arthur Girault được viết vào năm 1916 bao gồm hai
phần và 14 chương đã giành ra một chương để nói về Đông Dương, trong đó chủ yếu
nói về Việt Nam. Cuốn sách đề cập một cách chi tiết về chính sách thuế quan cũng
như vai trò, lợi ích về mặt kinh tế của khu vực Đông Dương đối với chính quốc thông
qua số liệu về các loại hàng hóa ở khu vực này nhưng không đánh giá đến tác động
của các chính sách thuộc địa đối với khu vực Đông Dương. Về việc so sánh giữa thực
dân Anh và thực dân Pháp, người viết cũng tiếp cận được một số tài liệu nước ngoài
trong đó có bài viết: The legacies of history Colonization and immigrant integration


6

in Britain and France được đăng trên tạp chí Theory and Society vào năm 2005,
trong bài viết này tác giả Erik Bleich đã trình bày và so sánh một cách ngắn gọn về
chính sách thuộc địa của Anh và Pháp cũng như những di sản thuộc địa của hai quốc
gia này. Đây là một khía cạnh tiếp cận mới của một tác giả nước ngoài mà người viết
cần thiết phải tham khảo để đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu. Riêng
về tác động của các chính sách thuộc địa ở Đông Dương phải kể đến luận án tiến sĩ
của Julia Alayne Grenier Burlette mang tên:French influence overseas: The rise and
fall of colonial Indochina, bao gồm 3 chương và tác giả đã trình bày rất chi tiết, cụ
thể về quá trình người Pháp vào Đông Dương cho đến các chính sách kinh tế, văn hóa
và cũng giải thích cho sự thất bại của người Pháp ở khu vực này. Đặc biệt, Julia
Alayne Grenier Burlette đề cập rất nhiều đến tác động của các chính sách thuộc địa, cả
tiêu cực và tích cực và đây là một tài liệu rất quan trọng cho người nghiên cứu khi tìm
hiểu về vấn đề này.


Ngoài ra tại các quốc gia phương Tây còn có các cuốn sách như: Colonial
memory and postcolonial Europe, Maltese Settlers in Algeria and France của
Andrea L. Smith hay The making of British colonial development policy 1914–1940
của Stephen Constantine, những tác phẩm ấy được viết đều với chung một mục đích là
để phân tích và đánh giá về nguyên nhân thành công hay thất bại của các chính sách
thuộc địa của họ mà thôi, các tác động tiêu cực của nó đối với các nước thuộc địa chỉ
là những minh chứng họ đưa ra để đánh giá mức độ thành công hay thất bại chứ không
hề đánh giá đến sự thiệt hại to lớn mà các nước thuộc địa phải gánh chịu.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đứng trên lập trường của một nước thuộc địa
cũng đưa ra cái nhìn về chủ nghĩa thực dân, nhưng vấn đề này lại thường được lồng
ghép trong các vấn đề khác và chủ yếu nhấn mạnh đến những chính sách, tác động tiêu
cực của chủ nghĩa thực dân đối với nước ta, qua đó lên án gay gắt thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, cụ thể có một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Trong cuốn sách của tác giả Đỗ Thanh Bình có nhan đề: Lịch sử phong trào giải
phóng dân tộc thế kỷ XX, một cách tiếp cận thì vấn đề và cách nhìn nhận về chủ
nghĩa thực dân đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ và khách quan. Đặc biệt, đây
là một trong số rất ít những công trình tại Việt Nam đã trình bày một cách khái quát về


7

lý luận của chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, nó lại được trình bày gắn liền với vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa nên còn bị hạn chế ở nhiều mặt
và chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về chính tình
hình Việt nam trong thời kỳ là thuộc địa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tiêu biểu
như cuốn sách Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của tác giả Nguyễn Thế Anh. Được
viết vào năm 1970 khi thực dân Pháp đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam và bởi một tác
giả đã có cơ hội làm việc tại Pháp do đó cách viết và trình bày của cuốn sách có sự
khác biệt với những tác giả khác vào thời kỳ đó. Cuốn sách chia làm ba phần, mỗi
phần ba chương nhưng hoàn toàn là theo mạch trình bày các biến cố chính trị hay quân


sự, “sự kiện thuộc địa” trong đó, độc giả có thể hình dung được diễn biến của một giai
đoạn lịch sử chứa đựng nhiều biến đổi cho xã hội Việt Nam. Với cùng suy nghĩ và
cách viết đó còn có cuốn sách: Người Pháp và người Annam, bạn hay thù? của
Philippe Devillers-một nhà sử học đã sống và nghiên cứu tại Việt Nam về cuộc chiến
tranh tại Đông Dương, trình bày những diễn biến của hành động với việc bám sát các
niên đại để giải thích “ hành động và phản ứng” của cả hai phía Pháp và Việt Nam.
Trong hai tài liệu này rất khó để tìm thấy một nhận xét khen chê nhưng nó lại cung cấp
cho chúng ta nhiều “chất liệu” để có nhận thức đúng đắn về hệ quả của những chính
sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. Về các chính sách thuộc địa Anh ở Ấn Độ, có
nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề này nhưng chủ yếu coi đó là một giai đoạn trong
lịch sử của Ấn Độ hoặc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu chứ rất ít các công trình
nghiên cứu riêng về vấn đề này. Một số công trình tiêu biểu cho cách trình bày này là:
Lịch sử Ấn Độ của Vũ Dương Ninh, Ấn Độ qua các thời đại của Nguyễn Thừa Hỷ,
Các nhân vật lịch sử cận đại [tập IV] và hiện đại [tập II] của Lê Vinh Quốc và Ngô
Minh Oanh. Đây cũng là những tài liệu rất hữu ích cho người nghiên cứu có cái nhìn
bao quát nhất về lịch sử Ấn Độ nói chung và vị trí của thời kỳ là thuộc địa của Anh
trong tiến trình phát triển của lịch sử Ấn Độ nói riêng.
Như vậy, mặc dù vấn đề chủ nghĩa thực dân đã được nghiên cứu rất nhiều tại
Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thế nhưng lý luận của chủ nghĩa thực dân
cũng như những đặc điểm của từng nước thực dân và hệ quả mà nó để lại đối với sự
phát triển của nhân loại vẫn luôn làm say mê và không bao giờ là đủ đối với những


8

người nghiên cứu sử học. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề quan trọng vẫn phải tiếp tục
tìm hiểu, đặc biệt đối với một đất nước từng là thuộc địa như Việt Nam, điều đó càng
cần thiết để giúp cho những người nghiên cứu lịch sử có một nhận thức đúng đắn và
hoàn chỉnh hơn về quá trình hình thành, phát triển của từng nước thực dân và những
tác động của chủ nghĩa thực dân đối với nước ta nói riêng và trên bình diện thế giới


nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm so sánh chế độ thuộc địa của Anh và Pháp dựa trên
những chính sách thuộc địa được thi hành tại Ấn Độ và Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
văn cũng muốn đưa ra đánh giá toàn diện hơn về hệ quả của các chính sách thuộc địa
đối với cả các nước thực dân và các nước thuộc địa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chế độ thuộc địa của Anh và Pháp mà chủ yếu là những
chính sách thuộc địa mà họ đã thi hành ở Ấn Độ và Việt Nam và một số nét tương
đồng cũng như khác biệt trong cách cai trị thuộc địa của Anh và Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian:
- Tập trung ở Ấn Độ [trước năm 1947] và Việt Nam [trước 1945].
 Về thời gian:
- Khoảng từ giữa thế kỉ XIX đến giữa XX, tương đương với thời gian từ khi Ấn
Độ và Việt Nam đều là thuộc địa của Anh và Pháp cho đến khi độc lập. Tuy nhiên,
giai đoạn trước và sau đó cũng sẽ được đề cập tới trong những giới hạn nhất định để
làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
Mác Lênin, bên cạnh đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tôi
còn sử dụng một số phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, dân tộc học, địa
lý học…


9

6. Nguồn tư liệu
- Các sách viết hoặc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


- Các bài báo, tạp chí, khóa luận, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Các website lớn, đáng tin ở trong và ngoài nước viết về đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
Cho đến nay, việc nghiên cứu về chế độ thuộc địa của Anh và Pháp cũng như
những hệ quả, di sản mà nó để lại đối với sự phát triển của các nước thuộc địa và toàn
nhân loại đã được rất nhiều các học giả tại Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, hướng
nghiên cứu so sánh đặc điểm của các nước thực dân thông qua chế độ thuộc địa của nó
tại thuộc địa thì chưa nhiều. Do vậy, đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm có thể thu
thập và hệ thống hóa một số nguồn tài liệu tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy
về chế độ thuộc địa Anh và Pháp ở Ấn Độ, Việt Nam cùng với hệ quả được nhìn nhận
một cách toàn diện hơn. Người nghiên cứu hi vọng đây sẽ là tài liệu có ích đối với
những người quan tâm đến đề tài hoặc những lĩnh vực có liên quan mà đề tài đã đề cập
và nghiên cứu.
8. Bố cục của luận văn và các vấn đề cần giải quyết
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn
có ba chương:
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC ẤN ĐỘ, VIỆT NAM CỦA ANH, PHÁP
Nội dung của chương 1 nhằm giải quyết hai vấn đề:
Thứ nhất là một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân sẽ đề cập đến các nội
dung chi tiết như: Quá trình ra đời, vị trí lịch sử, một số khái niệm và cách nhìn nhận
cũng như hình thức biểu hiện về chủ nghĩa thực dân, cuối cùng là trình bày quan điểm
của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân.
Thứ hai là trình bày về quá trình xâm lược Ấn Độ và Việt Nam của Anh và Pháp,
trong đó cũng tìm hiểu về tình hình của hai quốc gia này trước khi bị Anh, Pháp cai trị.
Chương 2. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHẾ
ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA ANH, PHÁP TẠI ẤN ĐỘ, VIỆT NAM [GIỮA THẾ KỶ
XIX-GIỮA THẾ KỶ XX]



10

Chế độ thuộc địa được Anh và Pháp xây dựng tại Ấn Độ và Việt Nam có những
sự giống và khác nhau trong các lĩnh vực. Nội dung của chương 2 nhằm so sánh, tìm
ra một số nét tương đồng và khác biệt trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo
dục, xã hội mà hai đế quốc thực dân này đã áp đặt lên Ấn Độ và Việt Nam
Chương 3. TÁC ĐỘNG TỪ CÁC CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA CỦA ANH
VÀ PHÁP ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM
Các chính sách thuộc địa đã tác động sâu sắc đến đời sống của Ấn Độ và Việt
Nam. Nội dung của chương 3 sẽ trình bày về những tác động tích cực và tiêu cực của
những chính sách này trên một số lĩnh vực cụ thể.


11

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA
THỰC DÂN QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀO ẤN ĐỘ,
VIỆT NAM CỦA ANH, PHÁP
1.1. Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân
1.1.1. Quá trình ra đời và vị trí lịch sử của chủ nghĩa thực dân
Xét về mặt thời gian, trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, chủ nghĩa
thực dân xuất hiện không phải là hiện tượng cá biệt mà là phổ biến, mang tính toàn
cầu. Nó tồn tại trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.Darrell J. Kozlowski cho rằng “Lịch
sử của chế độ thực dân-hành động mở rộng quyền lực tới quốc gia khác-trải dài trên
khắp toàn cầu và kéo dài qua thời gian. Chủ nghĩa thực dân thường được sử dụng để
chỉ đế quốc châu Âu ở nước ngoài. Lịch sử của chế độ thực dân có thể bắt nguồn từ
người Phoenicia và Hy Lạp cổ đại” [28, tr.1]. Cũng theo tác giả:
“Người Phoenicia, người đầu tiên định cư ở rìa phía Đông của biển Địa
Trung Hải, họ nắm thế lực rất lớn về thương mại ở khu vực Địa Trung Hải
khoảng từ năm 1550 TCN cho đến 300 TCN. Họ trao đổi với các thành phố


ở Ai Cập, Hy Lạp và thành lập các thuộc địa xa về phía tây là Cadiz ngày
nay, thuộc Tây Ban Nha. Ở Hy Lạp cổ đại, các thành bang Hy Lạp thường
thiết lập thuộc địa để buôn bán với nước ngoài và làm tăng sự giàu có của
họ. 30 thành bang Hy Lạp đã thành lập được nhiều hơn một thuộc địa ở khu
vực Địa Trung Hải. Nhà thực dân tích cực nhất là thị quốc Miletus. Nó thiết
lập được 90 thuộc địa trải dài trên Địa Trung Hải, từ bờ biển ngày nay là
phía đông Thổ Nhĩ Kỳ đến bờ biển phía nam thuộc phía tây Tây Ban Nha
ngày nay. Một số các thuộc địa nằm trên bờ biển phía bắc của châu Phi.Ban
đầu người La Mã thường thiết lập các thuộc địa để bảo vệ các vùng đất mới
xâm chiếm được. Trong thời kỳ đầu, các thuộc địa của công dân La Mã
nằm dọc theo hai bên bờ biển của Ý” [28, tr.1-2].
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, “chủ nghĩa thực dân đã xuất hiện và tồn tại
sớm với việc các thương nhân phương Tây lập ra các thương điếm rải rác ở châu Á,


12

châu Phi. Nhưng nhìn chung, người ta thường lấy năm 1511, với sự kiện thực dân Bồ
Đào Nha xâm chiếm bán đảo Ma-lắc-ca ở Đông Nam Á làm mốc mở đầu cho thời kỳ
của chủ nghĩa thực dân, mặc dù đến năm 1511 chưa có một cuộc cách mạng tư sản nào
diễn ra. Khi Macao trở về Trung Quốc, năm 1999 được coi là mốc cáo chung của chủ
nghĩa thực dân đã từng tồn tại kéo dài ít nhất 5 thế kỷ” [3, tr.11]. Trong suốt quá trình
tồn tại của mình, chủ nghĩa thực dân có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử
nhân loại. Trong cách nhìn của các dân tộc bị áp bức, chủ nghĩa thực dân là sản phẩm
của chế độ tư bản chủ nghĩa, là vết nhơ trong lịch sử nhân loại, vì nó đã tạo ra một thời
kỳ đầy bi thương cho các dân tộc thuộc địa ở Á, Phi và Mĩ Latinh.
Xét về mặt không gian, phạm vi bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa thực dân,
người ta thấy nó không dừng lại ở một khu vực nào, ở một châu lục nào, mà có mặt ở
khắp trên thế giới. Nó “đã mở rộng phạm vi thế lực của mình ra 2/3 diện tích địa cầu,
có mặt ở tất cả các châu lục. Từ châu Âu rồi Bắc Mĩ, khu vực Mĩ Latinh và cả châu


Đại Dương xa xôi” [3, tr.12]. Có thể nói “từ khi bắt đầu xuất hiện cho đến nửa sau thế
kỷ XX, thuộc địa vẫn được coi là thước đo sức mạnh, giá trị của chủ nghĩa thực dân,
chủ nghĩa tư bản. Việc tranh giành thuộc địa là một trong những nguyên nhân chủ yếu
làm bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng loạt các cuộc chiến tranh khu vực
[như chiến tranh Anh – Bôơ [1899-1902], Mĩ – Tây Ban Nha [1898], hay sự can thiệp
của 8 nước đế quốc vào Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XIX…]. Đồng thời, thuộc địa
cũng là một vấn đề chính gây nên những rắc rối, bất ổn trong quan hệ quốc tế, quan hệ
song phương giữa các nước lớn, kéo dài nhiều thế kỉ. Chính nhờ có thuộc địa mà một
số nước tư bản đã trở thành những cường quốc tư bản hàng đầu và giữ vị trí đó trong
một thời gian không phải là ngắn, chi phối thế giới. Điển hình là Anh và sau đó là
Pháp. Đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn bao la, đứng đầu thế giới, đó là đế
quốc mà “Mặt trời không bao giờ lặn”. Chính nhờ ưu thế về thuộc địa mà mặc dù Anh
mất độc quyền về công nghiệp từ cuối thế kỷ XIX nhưng Anh vẫn giữ vị trí đứng đầu
thế giới tư bản về sự giàu có, về sức mạnh nói chung. Sau Anh là Pháp. Pháp có hệ
thống thuộc địa rộng lớn và đông dân thứ hai sau Anh vì thế vai trò và vị trí của Pháp
cũng xếp thứ hai trong thế giới tư bản cho tới tận trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân


13

cũ lần lượt sụp đổ. Vị trí và vai trò của Anh, Pháp dần dần bị đẩy xuống phía sau,
trong khi đó Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới tư bản cùng với bành trướng thuộc địa
bằng chủ nghĩa thực dân trá hình. Mĩ là đế quốc đi đầu trong việc áp dụng chủ nghĩa
thực dân trá hình trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân cũ bị nhân loại nguyền rủa và sụp
đổ. Do đó, chủ nghĩa thực dân trá hình của Mĩ đã thành công ở một số nơi.
Khi phân tích quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, phân tích
vai trò và vị trí của thuộc địa đối với các nước tư bản, V.I Lênin đã đưa ra một trong
năm đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đó
là vấn đề thuộc địa. Có thể nói hệ thống thuộc địa là một trong những đặc điểm không


thể thiếu của chủ nghĩa đế quốc. Nói cách khác, thuộc địa là nơi mà “tất cả sinh lực
của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy” ở đó” [3, tr.12-13].
1.1.2. Một số khái niệm và cách nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân nói chung hay những khía cạnh có liên
quan đến phạm trù này, chúng ta cần phải tìm hiểu qua một số khái niệm như: đế chế,
chủ nghĩa đế quốc; thuộc địa, chủ nghĩa thực dân. Tùy theo cách tiếp cận tài liệu và
quan niệm của người nghiên cứu mà các khái niệm này có phần khác nhau. Trong Key
Concepts in American History-Colonialism của Darrell J. Kozlowski đưa ra khái
niệm về chủ nghĩa thực dân như sau “Chủ nghĩa thực dân là sự mở rộng lãnh thổ của
một quốc gia đến những vùng đất bên ngoài biên giới của mình. Những vùng đất mới
được thành lập bởi các nước chính quốc được gọi là thuộc địa” [28, tr.1]. Tương tự như
vậy, trong tác phẩm “Sự giàu và nghèo của các dân tộc” tác giả David S. Landes
cũng cho rằng: “Chủ nghĩa đế quốc là hệ thống [nguyên lý hay tinh thần] và sự thực
hiện đế chế-sự thống trị của một nước đối với những nước khác. Các đế chế lớn lên
khi các quốc gia lớn lên, quốc gia này mạnh hơn quốc gia kia. Căn cứ vào cái phả hệ
lâu đời đó và mối liện hệ giữa đế chế với chinh phục quân sự và thủ đoạn ngoại giao,
với vị trí xã hội, quyền lực và của cải, “đế chế” và “chủ nghĩa đế quốc” đã từng là
những từ kiêu hãnh” [4, tr.413]. Vào cuối thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa tư bản lên đến
tột cùng và chủ nghĩa đế quốc cũng lên đến đỉnh điểm như một phát minh hay sản
phẩm phụ của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nhiều người đã lập luận rằng đế chế là tất
yếu và cần thiết cho sự thịnh vượng và sống sót của chủ nghĩa tư bản hiện đại, và rằng


14

chủ nghĩa đế quốc nhằm mục đích trên hết là lợi ích vật chất, ngay cả ở những nơi mà
nó phải trả giá và chịu thiệt thòi. Bên cạnh quan niệm như thế, cũng không ít ý kiến
trình bày về vấn đề này và nó phản ánh sự cần thiết phải làm mất uy tín của bọn đế
quốc và tư bản nhằm khuyến khích sự chống cự và cách mạng, hiển nhiên nó thường
xảy ra tại các nước yếu và bị thống trị. “Chủ nghĩa thực dân là chủ nghĩa đế quốc ở


dạng còn đen tối hơn nữa. Đối với nhiều người, nó bao hàm những bất công xã hội,
những sự nhục mạ con người, những đòi hỏi và đạo đức buộc người ta phải có những
hành động chống lại, những yêu sách về công lý và những cuộc đấu tranh để giải
phóng. Từ “colony” vốn có một nguồn gốc chẳng tội tình gì trong xã hội cổ đại, nó có
nghĩa là một nơi định cư ở xa-ví như khu định cư của người Phenixi ở Carthage hay
những khu định cư của người Hi Lạp ở Ý. Nhưng định cư lại bao hàm những kiểu di
dời được sự chỉ định của những người đứng đầu quốc gia tới những vùng đất không
phải vô chủ, vì vậy nó không thể nào là tốt hay phù hợp đạo lý, ít nhất là đối với
những nạn nhân của sự di dời” [4, tr.414]. Cho nên sự định cư xét như một hệ thống rõ
ràng là xấu. Do vậy mà cũng có nhà nghiên cứu cho rằng: “Chủ nghĩa thực dân là
chính sách của các nước đi xâm chiếm nước khác để thống trị, bóc lột. Chủ nghĩa thực
dân có mầm mống từ thời cổ đại song phát triển mạnh mẽ, có hệ thống dưới thời tư
bản…” [12, tr.107] “… là một hình thức mở rộng sự thống trị tạm thời của người đối
với người và như vậy nó là một phần của lịch sử nhân loại với những hình thức thống
trị, nô dịch, áp bức và bóc lột” [36, tr.291].
Thậm chí: “Thực dân là một hành động xâm lăng và duy trì sự xâm lăng bằng
bạo lực nhằm khai thác và chiếm đoạt những tài nguyên của các nước bị thuộc địa. Đó
là một hình thức người bóc lột người, người đè nén người. Cho nên chế độ thực dân là
một chế độ vô nhân đạo, phi chính nghĩa. Vì không thể phơi bày tính chất vô nhân đạo
một cách trắng trợn, nên chế độ thực dân phải núp sau những lý tưởng, những chủ
nghĩa giả dối để huyễn diệu người ta. Có thể gọi những chủ nghĩa thực dân tạo ra là
huyền thoại” [20, tr.1]. Đây chính là khái niệm về chủ nghĩa thực dân nằm ngay trong
lời tựa của cuốn sách chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam-thực chất và huyền thoại
của tác giả Nguyễn Văn Trung.


15

“Trong cách nói gần đây hơn, “colonialism” đã mở rộng nội dung để chỉ “bất cứ
điều kiện bị lệ thuộc nào về kinh tế hay chính trị,” dù sự lệ thuộc đó có dẫn đến sự di


dời của dân bản địa hay không. Nghĩa xấu của từ này đã khiến những nhà phê bình
hiện đại chỉ trích sự thống trị của nước ngoài [của Phương Tây], thích dùng từ
colonialism [chủ nghĩa thực dân] hơn là thuật ngữ imperialism [chủ nghĩa đế quốc].
Colonialism nghe xấu hơn” [4, tr.414]. Có ý kiến cho rằng “Sự khác biệt quan trọng
giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc dường như là sự hiện diện hay không
của một số lượng đáng kể những người định cư vĩnh viễn ở thuộc địa từ chính quyền
thực dân” [38, tr.47]. Người ta thường cho rằng chủ nghĩa đế quốc là một cái gì đó do
phương Tây sáng tạo ra như một độc quyền của mình để đổ lên đầu các dân tộc không
phải người châu Âu. Trái ngược với những quan điểm đó, các học giả phương Tây phủ
nhận điều đó và cho rằng chủ nghĩa thực dân diễn ra vòng quanh trái đất. Ở phương
đông, “người Trung Hoa đã tràn xuống phía nam, khuất phục và nuốt chửng nhiều dân
tộc không phải người Hán. Người Nhật Bản đã chinh phục những hòn đảo từ tay người
Ainu. Người Miến Điện đã di cư từ gốc gác của họ ở Mông Cổ và lấy tên của mình đặt
cho một dải đất ở xa dưới phía nam, đồng hóa phần lớn các thổ dân. Người Ảrập đã
bung ra từ hoang mạc, tràn qua miền bắc Châu Phi, cải đạo đa số thần dân của họ
thành những tín đồ Hồi giáo. Họ tạo nên những quốc gia Hồi giáo, và ngôn ngữ của họ
trở thành tiêu chí định nghĩa chung của những nhân dân đa dạng này”
[4, tr.415].
Như vậy, chủ nghĩa thực dân là hành động xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ của một
quốc gia dưới sự chỉ đạo của chính phủ thành những chính sách, đường lối rõ ràng, cụ
thể. Và nếu hiểu rằng chủ nghĩa thực dân là chỉ để ám chỉ các nước Phương Tây thì
chưa toàn diện. “Đương nhiên là đã có một cái gì khác đi khi người Châu Âu cưỡi
thuyền hay cưỡi ngựa đi vòng quanh thế giới và khuất phục những thị tộc, dân tộc xa
lạ bằng những vũ khí, kiến thức của họ ở trình độ cao hơn. Những địa phương và con
người bản địa này đều khác xa người Châu Âu cả về văn hóa, địa lý và cơ thể. Nếu
những cuộc chinh phục trước đó đều ở gần sát biên giới lãnh thổ và mang ý nghĩa hấp
thu hay đồng hóa nhằm sát nhập nó vào lãnh thổ vốn có, thì những miền đất xa lạ này


16



được coi là những phần thưởng, những vùng đất do cơ hội mà có. Chúng không phải
những bộ phận hợp thành mà là những bộ phận phụ thêm” [4, tr.415].
1.1.3. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân.
Chủ nghĩa thực dân là một vấn đề lớn trong lịch sử nhân loại. Cùng với quá trình
phát triển của chủ nghĩa thực dân thì cũng có những cái nhìn khác nhau về nó. Sở dĩ có
điều đó là do các nhà nghiên cứu đứng ở các góc độ khác nhau, ở vị trí hay thời đại
khác nhau để đánh giá, nhìn nhận. Trước Mác, việc nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân
không phải ai khác mà chính là các học giả tư sản người Anh, người Bồ Đào Nha,
người Tây Ban Nha. Các học giả tư sản viết khá nhiều về chính sách thực dân nhưng
chủ yếu tập trung vào việc khai thác chức năng “khai hóa” của nó. Sự nhìn nhận về
thuộc địa của các học giả tư sản nhiều khi rất chi tiết, cặn kẽ, nhưng tất cả là để phục
vụ cho chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
C. Mác là người đầu tiên nghiên cứu, có những đánh giá về chủ nghĩa thực dân
và đưa ra những luận điểm chính thống của mình. Cơ sở đầu tiên để C.Mác nghiên cứu
và đưa ra những luận điểm của mình chính là việc nghiên cứu sự thống trị của Anh đối
với Airơlen, đặc biệt là nghiên cứu quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Anh ở
Ấn Độ. Ph.Ăngghen cũng có những nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa thực dân và
thuộc địa. Hai ông đã thể hiện những luận điểm về các vấn đề này trong tác phẩm:
tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Tư bản, Hệ tư tưởng Đức…Khi nghiên cứu về chủ
nghĩa thực dân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra những mặt tiêu cực, chỉ ra những
mặt xấu xa của nó. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, hai ông viết “…giai cấp tư
sản đã bắt nông thôn phải phục tùng thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man
phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương
Tây” [dẫn theo 3, tr.14]. Sự cưỡng bức các dân tộc thuộc địa chậm phát triển phụ
thuộc vào các nước phưuơng Tây, như C.Mác và Ăngghen đã chỉ rõ, là mặt trái của
chủ nghĩa thực dân. Qua đó, C.Mác nói rõ quá trình bót lột thuộc địa tàn nhẫn của chủ
nghĩa thực dân nhằm để tạo ra sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản. C.Mác viết:
“việc tìm thấy những mỏ vàng và bạc ở Châu Mĩ, việc biến người bản xứ thành nô lệ,
việc chôn vùi họ vào các hầm mỏ hoặc tuyệt diệt họ đi, những bước đầu của công cuộc


chinh phục và cướp bóc ở Đông Ấn, việc biến Châu Phi thành vùng đất cấm thương


17

mại dành riêng cho việc săn bắt người da đen, đấy là những biện pháp tích lũy nguyên
thủy có tính chất tình ca, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa.” [dẫn
theo 3, tr.14]. quá trình bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương tây để tạo nên
nguồn lợi nhuận cho tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã thấm đầy bùn máu và
nhơ như Mác đã chỉ ra. Nếu không có quá trình bóc lột ấy thì sẽ không có sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở các giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh yếu tố kinh tế, như đã nói ở trên, mặt xấu xa của chủ nghĩa thực dân
cũng thể hiện ở yếu tố văn hóa-tư tưởng. C.Mác đã nhắc tới sự thống trị của tư tưởng
chủng tộc, tư tưởng “khai hóa văn minh” của các nước thực dân phương Tây đối với
các dân tộc “mọi rợ”. Điều này, theo C.Mác, nó đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng
của các dân tộc và chính là ngòi nổ làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa, các cuộc đấu
tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa mà cuộc khởi nghĩa Cipayes ở Ấn Độ
[1857-1859] là một điển hình. Đó là cuộc khởi nghĩa mà một người Anh đã phải nói
rằng “Tôi cho rằng chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi chúng ta thực hiện thương mại vào
Ấn Độ, nó trở thành một điều xấu hổ của cộng đồng Thiên Chúa giáo chúng ta... Hai
lĩnh vực tiên phong của văn minh là Kitô giáo và thương mại không bao giờ nên tách
rời ra; và người Anh nên được cảnh báo với những hệ quả của việc bỏ qua nguyên tắc
điển hình trong việc quản lý các vấn đề của Ấn Độ....” [dẫn theo 30, tr.84]. Đây chính
là mặt trái của chủ nghĩa thực dân, là vết thương của các dân tộc thuộc địa mà phải có
thời gian mới xóa bỏ đi được. Sau này, ách áp bức dân tộc biến tướng thành chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc. Điển hình nhất là chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi. Chủ nghĩa
Apacthai cũng xuất phát từ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân. Mặc dù nó đã bị xóa bỏ
từ những năm 1993-1994, nhưng những dấu vết ở Nam Phi và trên thực tế ở một số
nơi vẫn còn tồn tại sâu sắc, nghiệt ngã.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân, bên cạnh chỉ ra những tiêu cực, những


mặt phá hoại của nó là chủ yếu, các nhà nghiên cứu, trên một khía cạnh nào đó, còn
nhìn thấy có những yếu tố xây dựng. các nhà xã hội học hay sử gia phương Tây
thường gọi đó là “khai hóa văn minh”. Mác là người sớm nhận thấy tính hai mặt của
chủ nghĩa thực dân. Trong khi đề cập đến mặt phá hoại thì C.Mác cũng đề cập đến
việc “thực hiện sứ mệnh xây dựng”, nhưng đó là kết quả của một quá trình nằm ngoài


18

ý muốn của chủ nghĩa thực dân. Điều này được C.Mác phân tích khi nói về sự thống
trị của Anh ở Ấn Độ. “Theo C.Mác, sự thống trị này một mặt là phá hoại xã hội truyền
thống Châu Á, mặt khác lại đặt cơ sở vật chất cho xã hội phương Tây ở châu Á. “chính
điều này đã quyết định xu hướng phát triển của lịch sử châu Á cận đại” [dẫn theo 3,
tr.15]. Từ khía cạnh này, người ta thấy đây chính là khuynh hướng để xã hội châu Á
hội nhập vào xã hội hiện đại. Năm 1858, C.Mác lại nhắc rằng: “sự thống trị của Anh
đã phá vỡ công xã lạc hậu ở Ấn Độ, điều đó đã thể hiện một cuộc cách mạng hết sức
tiến bộ” [dẫn theo 3, tr.15]. Như vậy, khía cạnh thứ hai của chủ nghĩa thực dân đã
được C.Mác chứng minh. Nó đã tạo ra một sự tiến bộ trên lĩnh vực kinh tế. sự tác động
đó được coi như một công cụ vô ý thức của lịch sử, tạo ra một bước tiến bộ cho xã hội
Ấn Độ. Dẫu sao thì mặt phá hoại vẫn là điểm chủ yếu, có ý thức trong sự thống trị
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
V.I Lênin là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen trong
cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại. trong lĩnh vực nghiên cứu về thuộc địa và chủ
nghĩa thực dân, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định và phát triển luận điểm của Mác, và
người cũng rất công bằng khi nói về chủ nghĩa thực dân: “điều quan trọng là chủnghĩa
tư bản không thể tồn tại và phát triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi
thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở không
phải tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới” [dẫn theo 3, tr.16] .
Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam cũng đã tiếp nhận và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong những năm 20 của thế kỷ XX đã có


những luận điểm phát triển về vấn đề thuộc địa. Người đã phân tích vị trí của hệ thống
thuộc địa với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Người chỉ rõ, cách mạng ở các
nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc và Người cũng
nhận định rằng, “cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cánh
mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc” [dẫn theo
3, tr.16].
Rõ ràng chủ nghĩa thực dân bao giờ cũng mang tính hai mặt hay hai chức năng:
phá hoại xã hội thuộc địa, phụ thuộc và xây dựng xã hội, lôi cuốn xã hội thuộc địa và
phụ thuộc vào guồng máy kinh tế tư bản chủ nghĩa… chính sự lôi cuốn ấy đã bắt buộc


Mục lục

  • 1 Nguồn gốc [1497 – 1583]
    • 1.1 Thuộc địa hóa Ireland
  • 2 "Đệ Nhất đế quốc" [1583 – 1783]
    • 2.1 Châu Mỹ, châu Phi và buôn bán nô lệ
    • 2.2 Kình địch với Hà Lan tại châu Á
    • 2.3 Chiến tranh với Pháp
    • 2.4 Cách mạng Mỹ
  • 3 Sự nổi lên của Đế quốc
    • 3.1 Thám hiểm Thái Bình Dương
    • 3.2 Chiến tranh với Napoléon
    • 3.3 Bãi bỏ chế độ nô lệ
  • 4 "Thế kỷ đế quốc" của Anh [1815 – 1914]
    • 4.1 Công ty Đông Ấn tại châu Á
    • 4.2 Kình địch với Nga
    • 4.3 Cape đến Cairo
    • 4.4 Cải biến địa vị của các thuộc địa da trắng
  • 5 Thời kỳ 1914 – 1945
    • 5.1 Chiến tranh thế giới thứ nhất
    • 5.2 Thời kỳ giữa hai Thế Chiến
    • 5.3 Chiến tranh thế giới thứ hai
  • 6 Phi thuộc địa hóa và suy tàn [1945 – 1997]
    • 6.1 Giải thoát ban đầu
    • 6.2 Khủng hoảng Suez và hậu quả
    • 6.3 "Gió đổi chiều"
    • 6.4 Đế quốc kết thúc
  • 7 Nhân khẩu
    • 7.1 Dân số và dân tộc trên các lãnh thổ
    • 7.2 Tôn giáo
  • 8 Di sản
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Nguồn gốc [1497 – 1583]Sửa đổi

Một mô hình của tàu Matthew, chiếc thuyền mà thuyền trưởng John Cabot dùng để đến Tân thế giới trong chuyến hành trình thứ hai của mình

Nền móng của Đế quốc Anh bắt đầu được xây dựng từ khi Anh và Scotland còn là hai vương quốc riêng biệt. Sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm hải ngoại, đến năm 1496 Quốc vương Henry VII của Anh đã ủy quyền cho John Cabot dẫn đầu một cuộc hành trình khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương.[23] Cabot khởi hành năm 1497, tức 5 năm sau khi người châu Âu phát hiện châu Mỹ, và mặc dù ông ta đã đặt chân lên bờ biển của Newfoundland, họ đã không có bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập nên một thuộc địa tại nơi đây [cũng như Cristoforo Colombo, ông nhầm tưởng rằng mình đến được châu Á].[24] Cabot còn dẫn đầu một chuyến đi khác đến châu Mỹ vào năm sau, nhưng sau đó không còn nghe được tin tức gì về các tàu của ông nữa.[25]

Người Anh đã không tiếp tục nỗ lực nhằm thiết lập các thuộc địa tại châu Mỹ cho đến khi Nữ vương Elizabeth I trị vì trong những thập niên cuối của thế kỷ XVI.[26] Vào thời điểm này, cuộc Cải cách Tin Lành khiến cho Anh và vương quốc Tây Ban Nha theo Công giáo trở thành kẻ thù của nhau.[23] Năm 1562, Elizabeth I đã khuyến khích các thuyền trưởng hải tặc như John Hawkins và Francis Drake tiến hành các cuộc tấn công bắt nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi[27] với mục tiêu là thâm nhập vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị người Tây Ban Nha đẩy lui, và đến khi cuộc chiến tranh Anh – Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth lại chống lưng cho các tàu lùng tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công vào các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về Tây Ban Nha vốn được chất đầy kho báu của Tân thế giới.[28] Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee [người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire"][29] bắt đầu thúc giục thành lập một đế quốc riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã trở thành thế lực chiếm ưu thế tại châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở mậu dịch và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, còn Pháp đã bắt đầu thuộc địa hóa khu vực sông Saint-Laurent và nơi này sau đó trở thành Tân Pháp.[30]

Thuộc địa hóa IrelandSửa đổi

Mặc dù Anh đi sau các cường quốc châu Âu khác trong việc thiết lập các thuộc địa hải ngoại, nhưng trong thế kỷ XVI, họ đã tiến hành đưa những người Tin Lành từ Anh và Scotland đến Ireland, tiếp nối tiền lệ người Norman xâm chiếm Ireland vào năm 1169.[31][32] Nhiều người đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc thuộc địa hóa tại Bắc Mỹ vào ban đầu, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây".[33]

Các nước Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Mục 1

1. Nước Anh

a] Tình hình kinh tế

- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:

+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.

+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.

+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Từ cuối thập niên 70:

+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

* Nguyên nhân của sự giảm sút:

+ Máy móc xuất hiện sớm nêncũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.

+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh [5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước]

+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

b] Tình hình chính trị

* Đối nội:Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng [Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ] thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại:

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh:là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Lược đồ phạm vi thuộc địa của các nước đế quốc đầu thế kỉ XX

Mục 2

2. Nước Pháp

a] Tình hình kinh tế

- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh.

*Nguyên nhân:

- Kĩ thuật lạc hậu.

- Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh.

- Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

- Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- Nông nghiệp:

+ Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.

+ Không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

+ Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt=> nguồn lợi kinh tế quan trọng này bị sa sút.

- Công nghiệp: có những tiến bộ đáng kể.

+ Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước=> đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp.

+ Cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.

- Đầu thế kỷ XX, quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành cáccông ty độc quyền,chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng [chậm hơn các nước khác]

* Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:

- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.

- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

=> Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

b] Tình hình chính trị

- Đối nội:

+ Sau cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

+ Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. [Trong vòng 40 năm [1875 - 1914], ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.]

- Đối ngoại:

+ Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức.

+ Tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi, hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.…

ND chính

Tình hình kinh tế - chính trị của các nước Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Loigiaihay.com

  • Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

    Tóm tắt mục II. Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

  • Trình bày tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 175 SGK Lịch sử 10

  • Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 175 SGK Lịch sử 10

  • Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 177 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nét nổi bật về tình hình chính trị Pháp thời kì này.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 177 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

    Giải bài tập 3 trang 110 SGK Lịch sử 10. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều,

  • Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII

    Tóm tắt mục 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII. Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI

Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

Mục 1

1. Anh:

a] Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới [sau Mĩ và Đức].

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b] Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c] Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Mục 2

2. Pháp:

a] Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới [sau Anh], nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:“chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c] Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới [sau Anh], với 11 triệu km^2

Mục 3

3. Đức:

a] Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới [sau Anh, Pháp], nhưng từ khi hoàn thành thống nhất [1871], công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới [sau Mĩ].

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b] Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ [Anh, Pháp] chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

Mục 4

4. Mĩ:

a] Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới [sau Anh, Pháp và Đức].

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:

+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.

+ “vua thép” Moóc-gan.

+ “vua ô tô” Pho,...

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b] Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Lược đồ hệ thống thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

ND chính

Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

Sơ đồ tư duy Các nước Anh- Pháp- Đức -Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Loigiaihay.com

  • Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

    Tóm tắt mục II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

  • Lý thuyết các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

  • Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 39 SGK Lịch sử 8

  • Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 40 SGK Lịch sử 8

  • Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 40 SGK Lịch sử 8

  • Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

    Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

  • Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913]

    Tóm tắt mục I. Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913]. Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

Video liên quan

Chủ Đề