So sánh nước mắm truyền thống và công nghiệp

Ban đầu Tú cũng cực kỳ bất ngờ khi biết thông tin về tác hại của nước mắm công nghiệp. Mình cứ nghĩ nó nguyên chất 100% nhưng thực ra nó chỉ là quảng cáo mà thôi. Hôm nay đọc một bài trên VietNamNet thì quyết định là viết bài này để giúp các bạn dễ dàng phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp.

Phân biệt nước mắm truyền thông và nước mắm công nghiệp

Khoảng 6 tháng trước thì Tú có tranh luận với 1 chị về nước mắm truyền thống [lâu rồi nên không nhớ link], chị ấy làm mình phải suy nghĩ "ăn bẩn thì không chết chỉ đau bụng, còn ăn hóa chất thì kiểu gì cũng chết". Từ đó về nhà mình khuyên mẹ chuyển hẳn sang nước mắm truyền thống từ đó tới nay.

Với nước mắm truyền thống thì 100% là đạm từ cá, không chất tạo màu, tạo hương, chất bảo quản còn nước mắm công nghiệp thì lên men đạm thực vật, thường là đậu nành, thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi pha chế hương liệu trộn dung dịch đạm thành nước mắm. Nước mắm công nghiệp có màu nâu nhạt, loãng chứ không phải có màu nâu cánh gián, độ đặc sánh và vị đậm đà.

Nguồn Trung Thành

Những chất công nghiệp thì không tốt cho sức khỏe, bài báo của VietNamNet bên trên chỉ là 1 phần thôi. Sử dụng nước mắm công nghiệp, nghe quy trình sản xuất có vẻ bẩn nhưng mà lại an toàn, bởi vì nó tự nhiên và không có các chất công nghiệp độc hại.

Cách nhận biết nước mắm truyền thống dựa theo độ đạm

Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43-45 độ [rất hiếm]. Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà. Khi cầm các chai nước mắm thì xem cái phần thông số họ ghi trên chai ấy.

Phân biệt nước mắm truyền thông và nước mắm công nghiệp

Cách phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp [nước mắm hóa học] 

Hãy nhìn vào phần thành phần ở trên nhãn trai. Nước mắm truyền thống thành phần chỉ có cá + muối. Còn nước mắm hóa học [công nghiệp] như Chinsu, Nam ngư,  đệ nhật, đệ nhị... thì đều là loại hóa học có hại cho sức khỏe, toàn pha từ hóa chất thôi.

Thành phần nước nắm truyền thông chỉ có Cá + Muối
Thành phần nước nắm truyền thông chỉ có Cá + Muối

Nhìn độ đạm ở nước mắm có phải càng cao càng “chất”

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm [Đại học Bách khoa Hà Nội] cho biết:

“Về độ đạm trong nước mắm, trong quá trình thủy phân cá, chất protein được thủy phân tạo thành axit amin. Gọi là “độ đạm” nhưng thực chất đó là hàm lượng axit amin. Theo đó, người ta đánh giá độ đạm này càng cao bao nhiêu thì chất lượng nước mắm càng ngon và tốt bấy nhiêu. Thông thường, nếu là nước mắm truyền thống theo phương pháp thủy phân bình thường thì độ đạm chỉ có thể đạt nhiều nhất 25-30%”.

Ví dụ như ở thông tin giá trị dinh dưỡng trong 100ml của nước mắm Nam Ngư [hiệu “3 trong 1”] chỉ cho biết hàm lượng Protein là 6,25g chứ không có thông tin về độ nitơ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể tự quy đổi ra hàm lượng nitơ như sau: Trong 1000ml nước mắm, 1g nitơ = 6,25g protein. Vậy, ở trường hợp này, độ đạm trong nước mắm Nam ngư là 100N.

Tại siêu thị BigC Nam Thăng Long [Hà Nội]: nhãn hiệu nước nắm Quốc Nhĩ [Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Phát] có giá 33.600 đồng/lít lại cung cấp chỉ số độ đạm như sau: “Hàm lượng nitơ tổng ≥10g/l, tức trên 100N; lượng nitơ >11g/l là thông tin của nhãn hiệu Nước mắm Hải Viên [Công ty cổ phần NOSAFOOD]; tương tự, nước mắm truyền thống Barona [Công ty TNHH Nam Phương V.N] cũng ghi: “Hàm lượng nitơ toàn phần không nhỏ hơn 12g/l” – đây là những con số không cụ thể cho người tiêu dùng.

Nguồn: Nông Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Nhà Tú từ lâu đã chuyển qua dùng nước mắm cá linh Baka rồi, đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng. Bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết nên dùng nước mắm truyền thống nào có thể tham khảo sản phẩm này ở đây 

Nếu thấy cái nào có chữ hương liệu thì cạch. Để hôm tới mình làm chuyến khảo sát ở BigC coi thử rồi chụp ví dụ cụ thể cho các bạn phân biệt nhé. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phân biệt được và lựa chọn sản phẩm tốt cho gia đình mình. 

Your browser does not support the audio element. Miền Bắc

Từ xa xưa, người Việt Nam đã rất thích và có thói quen sử dụng nước mắm trong việc chế biến ẩm thực nhưng để phân biệt giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp thì không phải ai cũng biết.

Nước mắm truyền thống hiểu thế nào cho đúng?

Định nghĩa nước mắm được công bố bởi Câu lạc bộ nước mắm truyền thống thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP]. Đây là lần đầu tiên bộ công bố tiêu chuẩn cho các sản phẩm nước mắm truyền thống được công bố tại Việt Nam.

Thuật ngữ và quy trình sản xuất nước mắm truyền thống trong bộ tiêu chuẩn này được định nghĩa lại. 

Nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá. [Ảnh minh họa]

Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn.

Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thủy phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.

Nước mắm truyền thống là cách gọi tắt thể hiện phương thức sản xuất nước mắm truyền thống nhằm phân biệt với cách thức sản xuất nước mắm công nghiệp.

Nước mắm được hiểu đây là loại chất lỏng trong, không có cặn lơ lửng, mùi đặc trưng của cá biển lên men trong muối mặn kéo dài ít nhất 9 tháng.

Cách chế biến nước mắm theo truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Theo định nghĩa nước mắm mùi đặc trưng của nước mắm là mùi cá nên nguyên liệu chính của nước mắm sẽ làm từ cá. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 [gọi là chượp] rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2,5 – 8 m3, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng “nước bổi”.

Nước mắm trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp “chín”, nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, nước ba. Những đợt nước sau nước cốt thì gọi là “nước ngang” và độ đạm giảm dần và phẩm chất càng kém. Nước mắm ngon phải để chượp chín 12 tháng mới rút nước cốt.

Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải, Hải Phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Nước mắm sản xuất tại Việt Nam sang thế kỷ 21 đã công nghệ hóa nên nước bổi, nước cốt do nhà sản xuất cung cấp thường được pha chế thêm để tăng sản lượng trước khi chai đóng chai đem bán.

Nước mắm công nghiệp là gì?

Nước mắm công nghiệp là nước mắm sản xuất theo quy trình hiện đại với công nghệ pha chế để tạo ra một sản phẩm nước mắm trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu về lượng cho thị trường. Đồng thời, sản phẩm nước mắm tạo ra có hương vị phù hợp với đa số khẩu vị của người tiêu dùng và đảm được cả về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn do mỗi Quốc gia quy định.

Chất lượng của nước mắm công nghiệp luôn ổn định, chẳng hạn 15 độ đạm là đúng 15 độ đạm, hàm lượng muối bao nhiêu là chính xác bao nhiêu. Do nhà sản xuất pha chế nên tất cả các sản phẩm nước mắm đều như nhau, không có hiện tượng xuống màu, hoặc lắng cặn, màu sắc luôn giữ đẹp.

Chất lượng của nước mắm công nghiệp luôn ổn định. [Ảnh minh họa]

Quy trình sản xuất nước mắm công nghiệp đạt chuẩn là được sản xuất trên công nghệ khép kín theo tiểu chuẩn quốc tế và phải đạt được chỉ số an toàn do mỗi Quốc gia quy định.

Nguyên liệu đầu vào là nước mắm cốt được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc được thu mua từ những nhà thùng sản xuất nước mắm truyền thống. Sau đó được pha loãng và rộn thêm chất điều vị, tạo màu, chất bảo quản, chất điều chỉnh độ chua, tạo sánh.

Ngoài nguồn đạm có thể có từ cá do thu mua từ các lò nước mắm, trong một chai nước mắm công nghiệp còn có đạm từ đậu nành hoặc nitơ tổng hợp. 

Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

Phân biệt qua thành phần

Nước mắm truyền thống hình thành từ quá trình phân giải cá trong muối mặn với thời gian ít nhất 8 tháng trở lên. Trong thành phần chỉ có cá và muối. Một số cơ sở có thể thêm chất điều vị khi phối trộn [chất tạo ngọt, mỳ chính] để giảm độ mặn và cũng ghi rõ trong thành phần.

Nước mắm công nghiệp được tạo thành từ sự pha loãng nước mắm truyền thống, sau đó trộn thêm hơn chục chất điều vị, tạo màu, chất bảo quản, chất điều chỉnh độ chua, tạo sánh… Như thế, nước mắm công nghiệp có thể tạo ra được trong thời gian 1-2 ngày, giá thành thấp hơn.

Bằng việc đọc thông tin về thành phần ghi trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng có thể bước đầu phân biệt được đâu là sản phẩm tự nhiên truyền thống và công nghiệp.

Phân biệt qua độ đạm

Độ đạm là yếu tố quan trọng giúp chúng ta phân biệt được nước mắm truyền thống và nước mắm chấm công nghiệp, người tiêu dùng cần hiểu rõ thế nào là độ đạm nước mắm, Theo đó có các chỉ tiêu sau:

Độ đạm >30 N g/l: Loại đặc biệt. Độ đạm >25 N g/l: Loại thượng hạng. Độ đạm >15 N g/l: Loại hạng 1. Độ đạm >10 N g/l: Loại hạng 2.

Độ đạm

Chủ Đề