So sánh nitro 5 và tus gaming

Acer Nitro 5 và Asus TUF là những mẫu laptop gaming trong phân khúc phổ thông tầm trung của hai ông lớn trong ngành công nghệ máy tính. Chúng vẫn được hai hãng này đầu tư đổi mới về ngoại hình thiết kế, cập nhật những trang bị phần cứng mới theo từng năm, qua đó phục vụ cho nhu cầu của những game thủ không dư dả về tiền bạc.

Và ngay sau đây, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi vào so sánh kỹ hơn Acer Nitro 5 (AN515-57) và ASUS TUF Gaming F15 (FX506), để xem cái nào vượt trội hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/acer-nitro5-ksp7.jpg?w=1920)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/tuf-f15-front.jpg?w=1920)

Thiết kế và độ hoàn thiện

Về mặt thiết kế, cả hai mẫu laptop này đều mang nét gaming đặc trưng với những nét góc cạnh hầm hố, ở cả mặt trong lẫn ngoài. Nitro 5 có sự kết hợp màu sắc nổi bật và bắt mắt hơn TUF F15.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/img_7344.png?w=1920)

Vỏ ngoài của Acer Nitro 5 được làm hoàn toàn bằng nhựa, nhưng khung máy vẫn cho cảm giác cầm nắm chắc chắn. Bản lề linh hoạt và cân bằng để người dùng có thể đóng mở nắp máy bằng một tay mà không cần dùng quá nhiều lực.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/img_7348.png?w=1920)

Nó có trọng lượng tương đối là 2,2kg, phần viền trên và dưới của màn hình hơi dày.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/09_durability_a13-e1631782359917-1-e1637743171324.png?w=1920)

Asus TUF F15 thì mang lại sự khác biệt nhỏ ở phần nắp máy, chúng ta sẽ có 2 tùy chọn: nắp nhựa hoặc nắp kim loại nhôm, và chúng có thiết kế hoàn toàn khác nhau. Chất liệu hoàn thiện phần vỏ ngoài cũng giống Nitro 5 là nhựa, thiết bị cũng được hoàn thiện chắc chắn, cứng cáp, các góc cạnh bo cong tròn và vát cạnh tương tự nhau. Nếu là phần nắp kim loại thì TUF F15 nhìn cồng kềnh hơn Nitro 5 một chút, trọng lượng máy là khoảng 2,3kg.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/02_dn_nbb-1-e1637743194785.png?w=1920)

Bàn phím và touchpad

Cả hai mẫu laptop gaming đều có bàn phím full size với cụm phím số numpad, và cụm phím W A S D được làm nổi bật. Theo cảm nhận của chúng tôi thì Nitro 5 cho hành trình phím dài hơn, độ phản hồi khi gõ phím nhanh hơn nên mang lại trải nghiệm tốt hơn. Các phím mũi tên điều hướng của Nitro 5 cũng lớn hơn của TUF.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/img_7414-e1637744945543.jpg?w=1920)

Bù lại thì TUF F15 có đèn Led nền RGB, trong khi Nitro 5 chỉ có đèn nền màu đỏ. Cả hai đều hiếm gặp tình trạng flex khi nhấn và gõ mạnh lên bàn phím. Về touchpad thì mẫu máy tính của Asus thể hiện tốt hơn: thao tác rê vuốt lướt mượt mà hơn, độ nhạy chính xác hơn, và các phím chuột trái và phải được tách biệt ra.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/f1-e1637744991622.jpg?w=1920)

Các cổng kết nối

Về cổng kết nối, thì Nitro 5 nhỉnh hơn một chút vì nó có tới 3 cổng USB-A 3.2 (Gen 1), cũng như USB-C 3.2 (Gen 2) có tích hợp Thunderbolt 4. Ngoài ra còn có cổng mạng RJ-45, cổng HDMI, và không thiếu cổng cắm nguồn.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/fhasfaudszczx.jpg?w=1920)

TUF chỉ thua là nó có 1 trong 3 cổng USB-A là 2.0 cũ, còn lại mọi thứ là như nhau. Ngoài ra cả hai đều không có khe đọc thẻ nhớ SD.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/12_input-scaled-1.jpg?w=1920)

Thông số kỹ thuật cơ bản

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(170).png?w=1920)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(171).png?w=1920)

Tháo gỡ nâng cấp và vệ sinh

Acer Nitro 5 (AN515-57)

Asus TUF Gaming F15 (FX506)

Cả Nitro 5 và TUF F15 đều có hai khe Ram SODIMM, nhưng TUF F15 có thể hỗ trợ mức RAM cao hơn một chút, tối đa là 64GB DDR4, trong khi Nitro 5 chỉ là 32GB DDR4. Ngược lại Acer Nitro vượt lên về dung lượng bộ nhớ lưu trữ. Dù cả hai đều có hai khe M.2, nhưng của Acer thì một khe hỗ trợ cả ổ PCIe và SATA, trong khi ASUS chỉ hỗ trợ PCIe. Và không chỉ vậy, Nitro thậm chí còn mang tới thêm một khe cắm SATA riêng biệt.

Màn hình hiển thị

Cả hai đều sử dụng chung mã model màn hình: Innolux N156HRA-EA1 (CMN1521). Chúng ta có một màn hình kích thước 15,6 inch, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS, 144Hz, tỷ lệ màn hình 16:9, cùng mật độ điểm ảnh 142 ppi.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/micr-asus_tuf_gaming_f15-n156hra-ea1.jpg?w=1920)

Cả hai màn hình đều cho góc nhìn thoải mái, rộng sang 2 bên.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/angles-asus-tuf-gaming-f15-fx506.jpg?w=1920)

Độ sáng tối đa đo được là 306 nits ở giữa màn hình, và trung bình là 278 nits ở toàn bộ các khu vực khác, với độ lệch tối đa là 14%. Nhiệt độ màu tương ứng trên màn hình trắng là 6930K - hơi lạnh hơn một chút so với nhiệt độ tối ưu cho tiêu chuẩn sRGB là 6500K. Mức sai lệch màu không quá nhiều, DeltaE ở mức 2 và 3, tỷ lệ tương phản khá 1:1480.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/uniformity-asus_tuf_gaming_f15-n156hra-ea1.png?w=1920)

Các đường chấm màu vàng hiển thị phạm vi gam màu của 2 mẫu Nitro 5 và TUF F15. Nó có độ bao phủ màu sRGB đạt 57%.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/gamut-asus_tuf_gaming_f15-n156hra-ea1.jpg?w=1920)

Thời lượng pin

Nitro 5 được lắp viên pin 57Wh, nhỏ hơn nhiều so với viên pin 90Wh của TUF F15 FX506, thế nên trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi thì Nitro 5 đã thua hoàn toàn trước TUF F15: 2 tiếng 34 phút lướt duyệt Web và 2 tiếng 38 phút phát video, so với 4 tiếng lướt duyệt và 4 tiếng phát video.

Hiệu năng CPU và GPU

Acer Nitro 5 (AN515-57) có hai tùy chọn CPU: Intel Core i5-11400H và Core i7-11800H. Còn GPU thì chúng ta có nhiều lựa chọn hơn, bắt đầu với GeForce GTX 1650, sau đó là dòng Ampere: RTX 3050 (75W), RTX 3050 Ti (75W), RTX 3060 (95W) và RTX 3070 (100W).

Asus TUF Gaming F15 (FX506) thì ngược lại một chút, khi bạn có nhiều tùy chọn CPU hơn và ít GPU hơn. CPU sẽ là: Core i5-11260H, Core i5-11400H, Core i7-11800H và Core i9-11900H. Còn GPU có 3 tùy chọn: RTX 3050 (75W), RTX 3050 Ti (75W) và RTX 3060 (95W).

CPU

2 cấu hình thử nghiệm của chúng tôi đều sử dụng Intel Core i7-11800H, thế nên điểm số kiểm tra hiệu năng gần như tương đương.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(169).png?w=1920)

GPU

Nitro 5 mà chúng tôi có thì được trang bị RTX 3050 Ti (75W), còn của TUF là RTX 3060 (95W), nên các bạn cũng có thể dễ đoán được sự vượt trội hơn của RTX 3060 so với 3050 Ti.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(166).png?w=1920)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(168).png?w=1920)

Chơi game

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(164).png?w=1920)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(165).png?w=1920)

Nhiệt độ và tản nhiệt

Acer Nitro 5 (AN515-57)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/img_20210924_153446-scaled-1.jpg?w=1920)

Asus TUF Gaming F15 (FX506)

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/cooling-8-e1637763424896.jpg?w=1920)

Stress test

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(163).png?w=1920)

Qua bài kiểm tra stress test và bảng so sánh bên trên, các bạn có thể thấy rằng TUF F15 duy trì mức xung nhịp CPU cao hơn Nitro 5 trong toàn bộ thời gian, bù lại thì Nitro 5 mát mẻ hơn. Nhìn chung sự chênh lệch là không quá lớn, cả hai đều thể hiện tốt, ngay cả khi chạy các tác vụ nặng và kéo dài.

-v%C3%A0-asus-tuf-gaming-f15-(fx506)/newfolder/screenshot-(162).png?w=1920)

Trải nghiệm sử dụng

Khu vực cụm phím W A S D và khu vực kê tay trên Nitro 5 có cảm giác nóng hơn một chút so với TUF 15 nhưng không nhiều. Lý do TUF mát hơn là vì cụm phím W A S D nằm ngay trên đầu một quạt tản, giúp hút nhiều không khí qua bàn phím. Về tiếng ồn phát ra khi chạy tác vụ nặng, thì âm thanh của Acer to hơn khá nhiều so với Asus, nhưng bù lại thì nó giữ nhiệt độ trong tầm kiểm soát, mát mẻ hơn so với Asus.