So sánh luận điểm trong đời sống và luận điểm trong văn nghị luận

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ [chú ý các đối tượng].

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ [chú ý các đối tượng].

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

đặc điểm của văn nghị luận

Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục.

2. Luận cứ:

Luận cứ trong bài "Chống nạn thất học":

    + Nguyên nhân nạn thất học

    + Sự cần thiết của việc chống nạn thất học

    + Cách chống nạn thất học

    + Một số ví dụ dẫn chứng

Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

3. Lập luận

- Lập luận đi theo trình tự: từ thực trạng -> yêu cầu -> cách khắc phục.

- Cụ thể là:

    + Vì sao phải chống nạn thất học?

    + Chống nạn thất học để làm gì?

    + Chống nạn thất học bằng cách nào?

Ưu điểm: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục cho bài văn.

bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có bố cục ba phần:

- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;

- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

hok tốt

{[ ae 2k6 ]}

I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG

1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a] Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b] Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

c] Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Câu hỏi:

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng [ý định, quan điểm] của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:

Các câu có phần đầu là luận cứ:

a] Hôm nay trời mưa,

b] Em rất thích đọc sách,

c] Trời nóng quá,

- Ba phần sau là kết luận.

a] chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b] qua sách em học được nhiều điều.

c] đi ăn kem.

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả.

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.

- Chẳng hạn: Chúng ta không đi chơi nữa vì hôm nay trời mưa

  • Kết luận                              luận cứ
  • [kết quả của quyết định]       [nguyên nhân cụ thể]

2. Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:

a] Em rất yêu trường em...

b] Nói dối rất có hại...

c] ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d] ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e] ... em rất thích đi tham quan.

Trả lời: 

a]  Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b]  Nói dối rất có hại bởi mọi người không tin mình nữa.

c]  Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d]  Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e]  Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp các luận cứ sau:

a] Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

b] Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

c] Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

d] Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...

e] Cậu này ham bóng đá thật...

Trả lời: 

a]  Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b]  Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c]  Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d]  Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e]  Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

II. LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a] Chống nạn thất học.

b] Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c] Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

d] Sách là người bạn lớn của con người.

e] Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Trả lời: 

So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở Lập luận trong đời sổng với Lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:

Qua sách em học được nhiều điều, Sách là người bạn lớn của con người.

Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của”em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.

2. Do luận điểm có tầm quan tọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ... Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Trả lời: 

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Trả lời:

1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

- Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. 

- Luận cứ:

 + Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.

 + Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động

 + Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.

- Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.

2. Xác định luận điểm và lập luận của truyện Ếch ngồi đáy giếng

- Luận điểm: Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá râ't đắt.

- Luận cứ:

 + Ếch sống trong giếng rất lâu, bên cạnh những con vật nhỏ bé.

 + Khi ếch cất tiếng kêu vang động, những con vật này rất sợ hãi

 + Do đó ếch tưởng mình giống như một vị chúa tể.

 + Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.

 + Êch đi lại nghêng ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

  + Êch bị trâu giẫm bẹp.

- Lập luận theo trình tự thời gian, không gian với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc đế rút ra kết luận.

Video liên quan

Chủ Đề