So sánh javafx và java swing năm 2024

với những bạn lập trình ứng dụng bằng ngôn ngữ Java thì chắc hẳn sẽ biết đến JavaFX dù ít hay nhiều. Vậy về chi tiết thì JavaFX là gì? JavaFX có những tính năng nào nổi bật và những ưu nhược điểm gì trong việc hỗ trợ lập trình hiệu quả? Cùng Trust Media tìm hiểu các thông tin về JavaFX và cách để thiết lập môi trường lập trình với JavaFX tại bài viết này nhé !

So sánh javafx và java swing năm 2024
Javafx Là Gì?

Định nghĩa JavaFX là gì?

JavaFX là gì? Là một thư viện sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java, thư viện này dùng để xây dựng, phát triển và phân phối các ứng dụng chạy trên các thiết bị máy tính để bàn và các ứng dụng Rich Internet Applications (RIA) – ứng dụng internet chạy trên nhiều thiết bị khác nhau.

Có thể hiểu một cách cụ thể hơn JavaFX là gì. JavaFX là một framework (khung) bao gồm các gói đồ họa, các công cụ hỗ trợ cho người lập trình viên có thể tạo, kiểm tra, triển khai ứng dụng và gỡ lỗi trên nhiều loại thiết bị điện tử như: Điện thoại di động, máy tính để bàn, TV,…

JavaFX ra đời nhằm mục đích thay thế Swing cho các ứng dụng phát triển bằng ngôn ngữ Java như một khung giao diện đồ họa người dùng (GUI). So với Swing thì JavaFX được đánh giá nổi trội hơn hẳn, JavaFX cung cấp nhiều tính năng mới cho người dùng, có dung lượng nhẹ, sở hữu tốc độ phần cứng được gia tăng đáng kể.

Nguồn gốc và sự ra đời của JavaFX là gì?

Khi đã hiểu định nghĩa JavaFX là gì thì tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc của JavaFX.

  • Vào tháng 5 năm 2007, Sun Microsystems lần đầu tiên công bố về JavaFX tại hội nghị JavaOne Worldwide Java Developer.
  • Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008, Sun đã phát hành JavaFX phiên bản 1.0.2.
  • Trong năm 2009, Tập đoàn Oracle mua lại Sun Microsystems, đến ngày 2 tháng 6 năm 2009, JavaFX 1.2 (tên là Marina) được phát hành tại JavaOne .
  • Không ngừng nâng cấp, vào năm 2010, JavaFX 1.3 ra mắt và năm 2011 JavaFX 2.0 được phát hành.
  • Vào ngày 18/3/2014, Phiên bản JavaFX8, được phát hành như một phần tất yếu của Java.
    So sánh javafx và java swing năm 2024
    Javafx Là Gì?

JavaFX được đánh giá nổi trội hơn ứng dụng Swing bởi các tính năng mới cực hữu ích được tích hợp trên framework này. Thông tin chi tiết về các tính năng nổi bật của JavaFX là gì được mô tả cụ thể ở bảng trong hình ảnh dưới đây.

So sánh javafx và java swing năm 2024
Javafx Là Gì? Và Các Tính Năng Nổi Bật

JavaFX và những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại

Những ưu điểm nổi bật

JavaFX là gì mà được người dùng yêu thích – Nó cung cấp cho người dùng một loạt tính năng nổi bật để hỗ trợ trong việc phát triển ứng dụng đồ họa và giao diện người dùng tương tác. Trust Media giới thiệu đến bạn một số ưu điểm nổi bật của JavaFX để bạn nghiên cứu:

  • Thành phần giao diện người dùng (UI components): JavaFX mang đến một bộ sưu tập các thành phần giao diện cho người dùng như: nút (button), ô văn bản (text field), bảng (table), danh sách (list), menu (menu), v.v… Các thành phần này có thể được điều chỉnh và tuỳ biến để phù hợp với những yêu cầu cụ thể của ứng dụng.
  • CSS Styling: Cho phép lập trình viên áp dụng CSS để tạo kiểu cho giao diện người dùng. Bằng cách sử dụng CSS, người dùng có thể thay đổi các thông tin như: màu sắc, kích thước, Font chữ, hiệu ứng ( vfx) và nhiều các chi tiết khác nữa cho các thành phần giao diện người dùng, giúp lập trình viên tạo ra giao diện đẹp mắt và phù hợp với thiết kế/thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Animation – Hiệu ứng đồ họa: JavaFX hỗ trợ tuyệt vời cho các hiệu ứng đồ họa mạnh mẽ như: di chuyển, xoay, zoom và mờ dần. Người dùng có thể sử dụng các animation này để làm cho giao diện của mình trở nên sống động và hấp dẫn hơn, tối ưu trải nghiệm người dùng.
  • Đa phương tiện (Media): Hỗ trợ phát lại âm thanh và các video đa phương tiện. Người dùng có thể tích hợp âm thanh và video vào ứng dụng của mình để tạo ra những trải nghiệm đa phương tiện phong phú hơn theo ý muốn.
  • Đồ họa vector (Vector Graphics): Một ưu điểm hấp dẫn nữa là JavaFX hỗ trợ đồ họa vector, cho phép lập trình viên vẽ các hình dạng phức tạp, thiết kế biểu đồ và tạo các hiệu ứng đồ họa tùy chỉnh theo nhu cầu. Điều này giúp bạn tạo ra giao diện người dùng bắt mắt với sự chuyển động linh hoạt.
  • Tích hợp trình duyệt web: JavaFX cho phép người dùng tích hợp trình duyệt web vào ứng dụng. Các lập trình viên có thể hiển thị và tương tác với nội dung web trong giao diện người dùng của ứng dụng,điều này cho phép hiển thị trang web, trang HTML5 và các ứng dụng web khác.
  • Đa luồng (Concurrency): Bạn có thể tạo ra các ứng dụng mượt mà và phản hồi nhanh với sự hỗ trợ lập trình đa luồng (concurrency) từ JavaFX để xử lý các tác vụ đồng thời, hơn nữa còn tránh làm đóng băng giao diện người dùng trong quá trình thực thi.
  • Hỗ trợ tương tác cử chỉ (Gesture Support): Người dùng có thể tạo ra các ứng dụng dễ dàng thực hiện trên các thiết bị di động và máy tính bảng bởi JavaFX hỗ trợ nhận diện và xử lý các cử chỉ tương tác như kéo, vuốt, zoom và xoay trên các thiết bị đa cảm ứng (touch devices).
  • Hỗ trợ trò chơi (Game Development Support): JavaFX cung cấp các tính năng hỗ trợ phát triển trò chơi như khung cảnh 2D và 3D sắc nét, hệ thống vật lý, xử lý sự kiện và hiệu ứng đồ họa. Với sự hỗ trợ này, lập trình viên có thể xây dựng các trò chơi đa nền tảng đẹp mắt và tương tác.

JavaFX và cách thiết lập môi trường để lập trình giao diện Java

Để có thể thiết lập môi trường và thực hiện lập trình giao diện Java với JavaFX, người lập trình viên cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cài đặt JDK (Java Development Kit)

  • Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng JDK đã được cài đặt trên máy tính của bạn. Ứng dụng này cung cấp các công cụ để phát triển Java cần thiết, biên dịch và chạy ứng dụng JavaFX.
  • Để cài đặt JDK, người dùng có thể tải JDK từ trang web chính thức của Oracle hoặc sử dụng một bản phân phối OpenJDK.

Bước 2: Cài đặt IDE (Integrated Development Environment)

  • Lựa chọn một IDE phù hợp để lập trình JavaFX. IntelliJ IDEA, Eclipse và NetBeans là những IDE khá phổ biến và có thể hỗ trợ JavaFX tốt.
  • Bạn có thể tải và cài đặt IDE theo hướng dẫn được cung cấp trên trang web chính thức của từng IDE.

Bước 3: Tạo dự án JavaFX

Hãy bắt đầu bằng việc tạo một dự án mới trong IDE của bạn. Trong IntelliJ IDEA, lập trình viên có thể tạo dự án JavaFX bằng cách chọn “New Project” và chọn “JavaFX” trong danh sách các mẫu dự án.

  • Trong Eclipse, có thể tạo dự án JavaFX thông qua “File” -> “New” -> “Project” và chọn “JavaFX Project”.
  • Trong NetBeans, tạo dự án JavaFX bằng cách click vào “File” sau đó đến “New Project” và chọn “JavaFX” trong danh sách các mẫu dự án.

Bước 4: Cấu hình thư viện JavaFX

Đối với các phiên bản JDK 11 trở đi, JavaFX không được tích hợp sẵn trong JDK mặc định. Người dùng cần tải về thư viện JavaFX riêng biệt và cấu hình nó trong dự án.

  • Trong IntelliJ IDEA và Eclipse, người dùng có thể thêm thư viện JavaFX bằng cách thêm các phụ thuộc Maven hoặc Gradle trong tệp build của dự án.
  • Trong NetBeans, bạn có thể thêm thư viện JavaFX bằng cách chọn “Properties” trên dự án và chỉ định đường dẫn đến thư viện JavaFX.

Bước 5: Viết mã JavaFX

  • Bây giờ bạn đã thiết lập môi trường lập trình JavaFX và có thể bắt đầu viết mã JavaFX trong dự án của mình. IDE sẽ cung cấp các công cụ và tính năng hỗ trợ trong việc lập trình JavaFX, bao gồm các gợi ý mã, gỡ lỗi và xem trực quan giao diện người dùng.

Bước 6: Biên dịch và chạy ứng dụng JavaFX

  • Khi đã hoàn thành việc viết mã, lập trình viên có thể sử dụng các tính năng của IDE để biên dịch và chạy ứng dụng JavaFX của mình. IDE tạo ra các tệp thực thi như (.jar, .exe, vv.) hoặc chạy trực tiếp ứng dụng để người dùng có thể kiểm tra lại.

Các lập trình viên cần chú ý 1 điều quan trong là hãy đảm bảo rằng bạn đã cấu hình môi trường phát triển đúng cách, đảm bảo JDK, thư viện JavaFX được cài đặt và tích hợp một cách chính xác trong dự án vừa thiết kế .

Một vài câu hỏi thường gặp về JavaFX

So sánh javafx và java swing năm 2024
Javafx Là Gì? Những Câu Hỏi Thường Gặp

Giữa Java Swing và JavaFX có sự khác biệt gì?

  • JavaFX là một nền tảng web với mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển ứng dụng tạo giao diện người dùng hiện đại, thông minh cho các ứng dụng trên các thiết bị điện tử như: máy tính để bàn, thiết bị di động và trình duyệt.
  • Java Swing là một bộ công cụ GUI cho Java, ban đầu Swing được thiết kế bởi Sun Microsystems, đây là một trong những bộ công cụ phổ biến nhất trong lĩnh vực lập trình trên thế giới.

JavaFX có giống với ngôn ngữ JavaScript hay không?

  • Java và JavaScript là hai ngôn ngữ lập trình hoàn toàn không liên quan đến nhau, phục vụ các ngách cực kỳ khác nhau. Còn JavaFX không phải là một ngôn ngữ, mà nó là một thư viện đồ họa cho Java.

Trust Media hi vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về javafx là gì cho bạn, chúc bạn thành công trên con đường của mình.