So sánh hoạch định tổng hợp và hoạch định tác nghiệp

Hoạchđịnh tổng hợp

Khái niệm

Hoạchđịnh tổng hợp trong tiếng Anh được gọi là general planning.

Hoạchđịnh tổng hợp là quá trình lập kế hoạch, phân bổvà bốtrí các nguồn lực có thểhuyđộngđược cho thời kì trung hạn [từ 6 thángđến 3 năm] nhằm cân bằng khảnăng sản xuất của doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất dựkiến vàđạt hiệu quảkinh tếcao.

Nội dung của hoạch định tổng hợp làđiều chỉnh tốcđộsản xuất, sốlượng công nhân, mứcđộtồn kho, thời gian làm thêm giờvà lượng hàngđặt gia công bên ngoài với mụcđích là giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sựbiếnđộng nhân lực hay mứcđộtồn kho trong suốt giaiđoạn kếhoạch.

Phạm viứng dụng hoạchđịnh tổng hợp rất rộng từnhững doanh nghiệp sản xuấtđến các doanh nghiệp cungứng dịch vụnhưbệnh viện, ngân hàng, trường học.

Mục tiêu của hoạchđịnh tổng hợp là phát triển kếhoạch sản xuất có tính hiện thực và tốiưu.

Tính hiện thực của kếhoạch thểhiệnởchỗcác kếhoạch phải nhằm vào việc đápứng nhu cầu khách hàng trong khảnăng của doanh nghiệp.

Tính tốiưu là bảođảm việc sửdụng hiệu quảcác nguồn lực củađơn vịvới chi phíởmức thấp nhất.

Trong quá trình lập kếhoạch sản xuất có thểxảy ra hai khuynh hướng:

Thứnhất:Khảnăng sản xuất thực tếcủa doanh nghiệp lớn hơn so với nhu cầu hoặc đơn hàngđặt.

Doanh nghiệp sẽduy trì mức sản xuất cao và chấp nhận sẽcó tồn kho nhưngđổi lại sẽnâng cao khảnăngđápứngđơn hàng cho khách hàng.

Thứhai: Khảnăng sản xuất thực tếnhỏhơn so với nhu cầu hoặcđơn hàngđặt.

Doanh nghiệp sẽduy trì mức sản xuất thấpđểgiảm thiểu chi phí tồn kho nhưng ngược lại có thểlàm mất khách hàng và bỏlỡcơhội kinh doanh.

Sựlãng phí nguồn lực hoặc bỏlỡcơhội kinh doanhđều không hiệu quả, vấnđề đặt ra của hoạchđịnh tổng hợp là phải tìm ra khảnăng sản xuất trong từng thời kì gắn với nhu cầu sao cho cân bằng giữa năng lực huyđộng tổng hợp các nguồn lực với nhu cầu vàđơn hàng của khách hàng.

Nguyên nhân của sai lệch

Bên cạnhđó, trên thực tế, giữa nhu cầu sản xuất thực tếvà nhu cầu dựbáo trong doanh nghiệp luôn có những sai lệch. Nguyên nhân của sai lệch có thểdo:

- Sốliệu khôngđầyđủ, không liên tục, chưađủlớn

- Nhận thức vềvai trò của dựbáo chưađúng hoặc dựbáo không có cơsở

- Sửdụng phương pháp, cách tính toán không nhất quán hoặc chưa phù hợp

- Dựbáo không có kiểm chứng, chưa tính hết các yếu tố ảnh hưởngđến kết quảdựbáo

- Môi trường biếnđộng và nhữngđiều kiện thayđổi...

Các chiến lược

Các chiến lược hoạchđịnh tổng hợp

Chiến lược hoạchđịnh tổng hợpđược phân thành các loại khác nhau, căn cứvào các tiêu thức khác nhau. Sauđây là hai cách phân loại chiến lược hoạchđịnh tổng hợp chủyếu:

- Chiến lược thuần tuý và chiến lược hỗn hợp

Nếu trong một khoảng thời gian xácđịnh, chúng ta cố định cácđiều kiện, chỉthayđổi một yếu tốtức là lúcđó theo đuổi một chiến lược thuần tuý nhấtđịnh.

Nếu doanh nghiệpđồng thời kết hợp hai hay nhiều chiến lược thuần túy trong cùng một thờiđiểm tức là doanh nghiệp theo đuổi chiến lược hỗn hợpđểhoạchđịnh tổng hợp.

- Chiến lược chủ động và chiến lược bị động

Nếu nhà quản trịxây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh theo cách làm thayđổi cácđiều kiện của doanh nghiệpđể thíchứng với những thayđổi của nhu cầu thịtrường thìđó là chiến lược bị động.

Ngược lại, nếu nhà quản trịlàm thayđổi các yếu tố đặc biệt của doanh nghiệp nhằm làm thayđổi nhu cầu của thịtrườngđểchủ độngđưa ra kếhoạch tức là chiến lược chủ động.

[Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân]

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm [Group layout] là gì? Ưu điểm
27-09-2019 Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào [Cellular Layout] là gì? Ưu và nhược điểm
27-09-2019 Bố trí mặt bằng hỗn hợp [Combination Type of Layout] là gì?

Đối tượng và phạm vi của hoạch định tổng hợp

Hoạch định là một trong những chức năng của nhà quản trị sản xuất và điều hành. Hoạch định tổng hợp là xác định số lượng sản phẩm và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn, thương từ 3 tháng đến 18 tháng. Để đáp ứng nhu cầu trung hạn đã được dự báo, nhà quản trị tác nghiệp phải tìm ra cách tốt nhất nhằm biến đổi mức sản xuất phù hợp với mức nhu cầu và đạt hiệu quả cao.

Đối tượng của hoạch định tổng hợp là sự biến đổi khả năng sản xuất, đó chính là khả năng của một hệ thống sản xuất cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường. Khả năng sản xuất của hệ thống này phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:

- Khả năng sản xuất của nhà xưởng và máy móc thiết bị: tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau của hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng cho những khả năng sản xuất nhất định. Khả năng sản xuất này người ta thường gọi là năng lực sản xuất. Như vậy năng lực sản xuất được hiểu như là khả năng sản xuất của hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhất định.

- Khả năng sản xuất của lực lượng lao động ở đơn vị hiện có;

- Khả năng làm thêm giờ của công nhân lao động;

- Khả năng liên kết hợp đồng với các đơn vị bên ngoài;

- Sự chuẩn bị sẵn sàng về vật tư, nguyên liệu cho sản xuất,...

Khả năng sản xuất là sự tổng hợp khả năng của từng yếu tố theo một cách thức nhất định, trong những điều kiện nhất định. Thông thường khả năng sản xuất của hệ thống sẽ do khả năng sản xuất của khâu yếu kém quyết định.

Bộ phận kho thay đổi nhất trên phạm vi thời gian trung hạn là năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất có thời hạn cam kết dài, muốn biến đổi các khả năng này thường nhờ vào các kế hoạch dài hạn như đầu tư phát triển sản xuất. Trong hoạch định tổng hợp năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi được. Khả năng sản xuất của hệ thống trong mỗi thời kỳ không thể vượt quá giới hạn được xác định bởi năng lực sản xuất.

Xét trên phạm vi trung hạn, đối tượng mà hoạch định tổng hợp nhằm vào là mức sản xuất biến đổi phụ thuộc vào các biến số trung hạn của nó, như:

- Khả năng sản xuất của lực lượng lao động có thể biến đổi bằng cách thuê thêm hoặc giảm bớt công nhân lao động. Thời hạn cần thiết để có sự thay đổi này sẽ bao gồm thời gian tuyển, đào tạo huấn luyện để có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất, cũng như các thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc giảm bớt công nhân.

- Khả năng tăng thêm giờ so với điều kiện sản xuất bình thường, có một ý nghĩa lớn trong việc làm thay đổi mức sản xuất nhanh chóng và trong thời kỳ ngắn hạn. Tuy nhiên sử dụng làm thêm giờ luôn có giới hạn về độ dài thời gian ngày làm việc và khả năng giới hạn về sức lực của công nhân.

- Cho rỗi giờ [chờ việc]: áp dụng đối với lực lượng lao động dôi ra trong lúc đơn vị không có đủ việc cho công nhân thực hiện, chỉ cho nghỉ tạm thời chứ không đuổi việc công nhân. Sự chờ việc trên thực tế còn bao hàm cả khoảng thời gian mà hệ thống sản xuất phải duy trì và chấp nhận toàn bộ lực lượng lao động với năng suất thấp.

- Tăng ca: có thể là một biện pháp được tiến hành trong hợp nhu cầu tăng công nhân và làm thêm giờ vượt quá giới hạn của một ca, thì đơn vị cần tổ chức thực hiện tăng ca.

- Hợp đồng với bên ngoài: cho phép tăng khả năng sản xuất nhờ vào việc duy trì các quan hệ hợp tác, gia công với đơn vị bên ngoài.

- Yếu tố nguyên vật liệu: là đối tượng của kế hoạch sản xuất ngắn hạn vì thời hạn cần thiết để làm cho nguyên vật liệu sẵn sàng cho sản xuất ngắn nên nó thường ảnh hưởng và quyết định đến năng lực sản xuất. Chúng ta không thể điều chỉnh sự sẵn sàng này bằng các quyết định ngắn hạn hoặc phải chấp nhận khoản chi phí lớn để dự trữ nguyên vật liệu.

Video liên quan

Chủ Đề