So sánh điệp ngữ trong đoạn thơ và chỉ rõ đặc điểm của mỗi dạng

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

a] Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[…] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.

b] Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Xem lời giải

Soạn bài Điệp ngữ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
1.
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
2. Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
II. Các dạng điệp ngữ
1. So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.
a] Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[…] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.

b] Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
III. Luyện tập
1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích trong SGK trang 153 và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.
2. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
3. a] Theo em, trong đoạn văn trong SGK trang 153 và cho biết, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?
b] Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.
Lời giải:
Câu 1 trang 152 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
Trả lời:
Ở khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa có từ nghe được lặp đi lặp lại.
Ở khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có từ vì được lặp đi lặp lại.
Câu 2 trang 152 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
Trả lời:
Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng.
Ghi nhớ: Khi nói, khi viết, người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ [có khi cả một câu]. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ [điệp: từ Hán Việt nghĩa là lặp lại].
Câu 3 trang 152 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ trong SGK trang 152, tìm đặc điểm của mỗi dạng.
Trả lời:
Điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng. Còn điệp ngữ trong hai đoạn thơ a, b dưới đây là điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng].

Ghi nhớ: Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng].
Luyện tập
Câu 1 trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích trong SGK trang 153 và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.
Trả lời:
a] Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Có các điệp ngữ:
– một dân tộc đã gan góc
– năm nay
– dân tộc đó phải được
Tác giả dùng các điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập.
b] đi cấy: nhấn mạnh công việc làm.
trông: nhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.
Câu 2 trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đây là những dạng điệp ngữ gì.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau.Có thể xa nhau mãi mãi.Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.
Trả lời:
– Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.
– Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.
Câu 3 trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:
a] Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?
Phía sau nhà em có một mảnh vườn.Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa.Em trồng hoa cúc.Em trồng hoa thược dược.Em trồng hoa đồng tiền.Em trồng hoa hồng.Em trồng cả hoa lay ơn nữa.Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em.Em hái hoa tặng chị em…
b] Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.
Trả lời:
a] Trong đoạn văn ấy, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả.
b] Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em và chị em.
Câu 4 trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.
Trả lời:
Đoạn văn mẫu tham khảo :
Những tòa nhà cấp bốn ngày xưa đã thành nhà để xe, và đã được thay một diện mạo mới là hàng loạt các tòa nhà 2 tầng uy nghi mà tráng lệ. Hàng sáng nó hòa quyện với ánh nắng và màu sơn tường làm ngôi trường trở lên rực rỡ hơn bao giờ hết. Và đặc biệt hơn nữa là đã có thêm biết bao là lớp học riêng để học từng môn như sinh học, lý….Nhưng đặc biệt nhất là cánh cổng, nó đã được ghi một dòng chữ đẹp tuyệt vời là: Trường Trung Học Cơ Sở Dương Liễu thật đẹp khiến người khác phải ngưỡng mộ ngôi trường của mình biết bao.
Giải các bài tập Bài 13 SGK Ngữ văn 7 Tiếng gà trưa Điệp ngữ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Làm thơ lục bát
Bài trước Bài sau

Soạn bài Điệp ngữ [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ

Trả lời câu 1 [trang 152 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

Trả lời:

- Ở khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa có từ nghe được lặp đi lặp lại.

- Ở khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có từ vì được lặp đi lặp lại.

Trả lời câu 2 [trang 152SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý được nói tới trong câu, gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ và có nhịp điệu.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

a] Anh đã tìm em,rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanhphơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

[…]

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương embiết mấy

[Phạm Tiến Duật]

b] Cùng trông lại mà cùng chẳngthấy

Thấyxanh xanh những mấyngàn dâu

Ngàn dâuxanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

[Đoàn Thị Điểm]

Trả lời:

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng].

a.Là dạng điệp nối tiếp.

b.Là dạng điệp vòng tròn.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 153SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Tìm điệp ngữ trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

a] Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

[Hồ Chí Minh]

b] Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

[Ca dao]

Lời giải chi tiết:

a]

- một dân tộc đã gan góc

- dân tộc đó phải được

=> Tác giả dùng các điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập.

b]

đi cấy: nhấn mạnh công việc làm.

trông: nhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 153SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì?

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

[Khánh Hoài]

Lời giải chi tiết:

- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 153SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

a. Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm không

Phía sau nhà em có trồng một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em…

b. Em hãy chữa lại đoạn văn

Lời giải chi tiết:

a. Trong đoạn văn ấy, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả.

b. Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em và chị em.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 153SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - đêm trăng quê hương. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà không rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa.Em yêuđêm trăng đẹp.Em yêuquê hương mình biết bao !

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn nhất tập 2 bài Tục ngữ về con người và xã hội. Câu 1: Em đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận [Chi tiết]

    Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 7 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 1. Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" [Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi.

  • Soạn bài Rút gọn câu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Rút gọn câu. Câu 1. Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đặc điểm của văn bản nghị luận. Câu 1. I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:

Video liên quan

Chủ Đề