So sánh GDP Việt Nam và Singapore

GDP Việt Nam vượt Singapore: Nhìn vào thu nhập người dân 2 nước...

Châu Như Quỳnh
Thứ tư, 04/11/2020 - 13:33

[Dân trí] - Lần đầu tiên trong lịch sử, tăng trưởng GDP Việt Nam vượt Singapore và đứng thứ 4 ASEAN. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người Singapore là hơn 69.000 USD/người, còn Việt Nam là 2.750 USD/người.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới kinh tế tăng trưởng dương; trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc - nền kinh tế có quy mô rất lớn.

Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Singapore [337,5 tỷ USD], Malaysia [336,3 tỷ USD], đứng thứ 4 ở khu vực ASEAN.

Quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Singapore [337,5 tỷ USD]

Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay [4/11], ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đánh giá: “Đây là thành công rất lớn của Việt Nam. Tôi đánh giá rất cao điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Chính phủ thời gian qua, từ việc“bơm” tiền tới thu hút đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy mức thu ngân sách và thu nhập của người dân có bị giảm sút nhưng chỉ số giá tiêu dùng [CPI] vẫn kiểm soát được, dự trữ ngoại hối tăng lên và tỷ giá ngoại tệ biến động không đáng kể”.

Tuy nhiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng phải đặt ra vấn đề là tăng trưởng kinh tế có bền vững hay không? Đây là vấn đề rất đáng lưu ý để đạt được tăng trưởng bền vững và thực sự mang lại thu nhập của người dân, chứ không phải kinh tế “tăng trưởng hộ”.

Giải thích về “tăng trưởng hộ”, ông Sinh cho biết đó là tăng trưởng rất cao nhưng các nhà đầu tư FDI lại mang hết lợi nhuận về nước họ. Đây là vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi phải cân đối để tăng trưởng chất lượng và mang lại lợi ích cho người dân, đời sống người dân tốt hơn.

“Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chọn Việt Nam là nơi lắp ráp; may mặc hay dược Việt Nam cũng nhập nguyên liệu về nên lợi nhuận không nhiều. Rõ ràng, Việt Nam chỉ là nơi gia công trong chuỗi kinh tế của các nhà đầu tư. Có nghĩa là Việt Nam có tăng trưởng thật nhưng giá trị để lại cho người dân Việt Nam thì không nhiều” - ông Sinh cho hay.

Theo ông Sinh, Việt Nam phải có giải pháp để khắc phục trong thời gian tới, Việt Nam không nên là đất nước gia công nữa mà phải chủ động nghiên cứu các dây chuyền sản xuất, phải có phát minh của mình và do mình làm chủ.

Ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội [ảnh: Quốc Chính]

“Quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 ASEAN nhưng thực sự năng suất lao động của chúng ta thế nào? Thu nhập bình quân đầu người ra sao?” - ông Sinh nói và cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore là mấy chục nghìn USD/người, trong khi ở Việt Nam chỉ là 2.750 USD/người. Vì vậy phải nhìn vào thực chất của vấn đề xem tăng trưởng đó có nâng cao được đời sống của người dân hay không, đây là vấn đề quan trọng”.

Về thu nhập bình quân đầu người, năm 2019 Singapore đạt hơn 69.000 USD/người, còn Việt Nam báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội dự kiến đạt mức 2.750 USD/người trong năm 2020. Câu hỏi đặt ra ở đây là: So sánh GDP Việt Nam và Singapore liệu có “khập khiễng” về giá trị tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người?

Trả lời câu hỏi nói trên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay: “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi thu nhập của họ cao thì họ chi dùng cũng cao. Tôi được biết thời gian tới Chính phủ sẽ đánh giá lại chỉ số GDP tăng thêm khoảng 25%”.

Ông Sinh cũng cho biết thêm: Trong cả nhiệm kỳ này, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt “đỉnh” nhất là năm 2019 với mức 7,09%. Đó là năm điểm cuối của nhiệm kỳ và tất cả mọi thứ đều “chạy” trơn tru. Năm 2021, nếu đánh giá lại để đẩy chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6% lên 7,5% thì tôi cho rằng đó là một thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế mở nhưng tình hình dịch Covid-19 trên thế giới chưa biết thời điểm kết thúc.

Châu Như Quỳnh

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Hỗ trợ không nên là bơm tiền, tránh đẩy thị trường tài sản lên mức cao

Những phát ngôn, con số rất đáng chú ý về gói hỗ trợ kích thích kinh tế

Bộ trưởng GTVT đặt mục tiêu hoàn thiện 729 km cao tốc Bắc Nam vào năm 2025

Chuyên gia Fulbright phân tích cơ hội để kinh tế Việt Nam không lỡ nhịp

Khuyến nghị đầu tư 22.970 tỷ đồng cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, tại sao không?

Chính phủ yêu cầu sớm thanh tra việc mua sắm kit test Covid-19

Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng cần được triển khai càng nhanh càng tốt

GDP Việt Nam năm 2020 vượt Singapore: Đừng vội mừng?

Nguyễn Mạnh
Thứ năm, 15/10/2020 - 09:13

[Dân trí] - Theo chuyên gia, sự tăng đột biến về quy mô GDP trong báo cáo do IMF công bố là do điều chỉnh của phương pháp tính toán và sự ghi nhận lại quy mô của nền kinh tế Việt Nam.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam được IMF dự báo sẽ đạt gần 3.500 USD/người

Sau khi IMF công bố báo cáo, một số chuyên gia cũng đã lên tiếng cho rằng việc tổ chức này sử dụng số liệu sau đánh giá lại để tính toán GDP Việt Nam là điều bình thường.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được IMF dự báo tăng trưởng dương với mức 1,6% trong năm nay và 6,7% trong năm 2021.

Còn lại ở khu vực Đông Nam Á, hàng loạt các quốc gia được dự báo tăng trưởng âm như: Thái Lan [-7,1%], Malaysia [-6%], Philippines [-8,3], Indonesia [-1,5%] và Singapore [-6%].

Theo dự báo của IMF, GDP của Việt Nam trong năm 2020 có thể đạt hơn 340 tỷ USD, vượt cả Singapore [337 tỷ USD] và Philippines [367 tỷ USD].

GDP bình quân đầu người của Việt Nam được IMF dự báo sẽ đạt 3.497,51 USD [gần 3.500 USD/người], vượt mức GDP bình quân đầu người của Philippines [3.372 USD].

GDP bình quân đầu người của Việt Nam như vậy sẽ đạt vị trí thứ 6 trên 10 quốc gia [vượt trên một bậc và thay thế vào vị trí của Philippines].

“Điều này cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong suốt 3 thập niên vừa qua về tăng trưởng kinh tế và trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực”, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - Giám đốc Economica nói với Dân trí.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, những con số này cần phải được đọc cùng với một loạt các thông tin khác để có thể đánh giá đúng hơn về kết quả vượt trội này của năm 2020.

Trong báo cáo công bố năm 2019, IMF cho biết, GDP của Việt Nam năm 2019 đạt 260,5 tỷ USD và dự báo năm 2020 đạt 282,4 tỷ USD.

“Dự báo GDP của Việt Nam tăng đột biến, đạt 340 tỷ USD vừa mới công bố của IMF rõ ràng đã được điều chỉnh theo số liệu về thay đổi quy mô GDP mà Tổng Cục Thống kê đã tính toán lại mới đây”, ông Lê Duy Bình nói.

Như vậy, theo vị chuyên gia, sự tăng đột biến này thuần túy là do điều chỉnh của phương pháp tính toán và sự ghi nhận lại quy mô của nền kinh tế Việt Nam.

“Những thông tin như GDP Việt Nam năm 2020 vượt Singapore hay Malaysia cũng cần được đón nhận một cách bình tĩnh hơn. Cũng cần phải đặt các thông tin này bên cạnh một loạt các chỉ số khác như vào cuối năm 2020, GDP bình quân của Singapore được dự báo sẽ đạt mức 58.483 USD/người hay Malaysia đạt mức 10.192 USD/người”, ông Bình nhấn mạnh.

Với tương quan như vậy, theo ông Bình, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chúng ta mới chỉ bằng 1/17 của Singapore và 1/3 của Malaysia.

Bên cạnh đó chưa kể đến việc hai quốc gia này liên tục được xếp hạng trong nhóm dẫn đầu trên bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của WB hay năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF.

“Những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam đã khẳng định vị thế kinh tế ngày một lớn hơn của chúng ta trong khu vực.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận thực trạng để có những chiến lược đúng và các hành động bền bỉ để Việt Nam vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn tới và thực hiện thành công tầm nhìn đến năm 2045”, ông Lê Duy Bình cho biết.

Sau khi IMF công bố báo cáo, một số chuyên gia cũng đã lên tiếng cho rằng, việc tổ chức này sử dụng số liệu sau đánh giá lại để tính toán GDP Việt Nam là điều bình thường, bởi trước đó IMF cũng chính là đơn vị hỗ trợ Tổng cục Thống kê trong việc đánh giá lại nền kinh tế.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, GDP và các chỉ số tính toán dựa trên GDP chỉ là một trong rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá tính hấp dẫn của một quốc gia trên phương diện môi trường đầu tư. Thậm chí, sự đột phá không thể đơn thuần chỉ tính bằng quy mô GDP.

Nguyễn Mạnh

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Ngành nào vẫn "hốt bạc" khi 106.500 doanh nghiệp "chết lâm sàng"?

Gỡ nút thắt vốn vay cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chuyên gia Fulbright phân tích cơ hội để kinh tế Việt Nam không lỡ nhịp

Tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, tại sao không?

Cách tiền đang tìm nơi "trú ẩn"

Bao giờ kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia?

Nóng: Đề xuất gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội hơn 840.000 tỷ đồng

Vaccine công nghệ cho công ty tài chính tiêu dùng

GDP Việt Nam vượt Singapore và Malaysia hàng trăm tỷ USD, đứng thứ 4 ASEAN

Xuất siêu kỷ lục

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, nội dung chính của cuộc họp Chính phủ là bàn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm với nhiều điểm sáng. Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tháng 10 chỉ tăng 0,09% so với tháng trước, và là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước, dưới mức Quốc hội giao. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công là điểm sáng, tháng 10 và 10 tháng qua đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 [tháng 10 tăng 42,2%; 10 tháng tăng 34,4%].

Nông nghiệp tiếp tục giữ ổn định, thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, trong khi sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp đà khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo, với mức tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tháng 10 tăng 18,4% so với tháng trước cùng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng 10,4% so với cùng kỳ...

Đáng nói là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy thương mại quốc tế, thì hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn là một điểm sáng với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng ước đạt hơn 439 tỉ USD, tăng 2,5%; xuất khẩu ước đạt gần 229 tỉ USD, tăng 4,5%; nhập khẩu ước đạt hơn 210 tỉ USD, tăng 0,4%. Xuất siêu kỷ lục hơn 18,7 tỉ USD nhờ công lớn đóng góp của 31 mặt hàng xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD, trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu hơn 10 tỉ USD.

Đặc biệt, ông Dũng thông tin, Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF] đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong Asean với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỉ USD, vượt Singapore [337,5 tỉ USD], Malaysia [336,3 tỉ USD], đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.

Video liên quan

Chủ Đề