So sánh chiều rộng của 2 đối tượng violet năm 2024

Trẻ vận dụng cách so sánh để sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng, diễn đạt được ý: “ Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất”.

- Củng cố kỹ năng đặt cạnh, sắp thứ tự từ rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất - Vận dụng kỹ năng so sánh vào các trò chơi một cách chính xác

- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú với giờ học.

- Giáo dục trẻ yêu quí, lễ phép, tôn trọng và biết nghe lời cô giáo

II. Chuẩn bị.

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có 3 băng giấy: băng giấy đỏ rộng nhất, băng giấy xanh hẹp hơn, băng giấy vàng hẹp nhất.

III. Tiến hành

Hoạt động 1: Ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng.

- Cho trẻ quan sát 2 chiếc khăn

- Các con hãy quan sát lên bảng xem cô có gì đây ?

- Các con thấy 2 chiếc khăn này thế nào ?

- Có bằng nhau không ? Vì sao ?

- Chiếc khăn nào rộng hơn ?

- Chiếc khăn nào hẹp hơn ?

- Đúng rồi 2 chiếc khăn này không bằng nhau khăn màu đỏ rộng hơn còn khăn màu xanh thì hẹp hơn đấy các con ạ.

Hoạt động 2: So sánh chiều rộng của 3 đối tượng.

- Cho trẻ lên lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi của mình

- Các con xem trong rổ có những gì?

- Các con hãy lấy cho cô băng giấy màu xanh

- 2 băng giấy này như thế nào với nhau?

- Băng giấy màu đỏ so với băng giấy màu xanh thì như thế nào?

- Muốn biết băng giấy nào rộng hơn chúng mình cùng so sánh băng giấy màu đỏ với băng giấy màu xanh bằng cách đặt băng giấy màu xanh chồng lên băng giấy màu đỏ sao cho 2 đầu và 1 cạnh của các băng giấy trùng khít với nhau nào?

- Băng giấy màu đỏ so với băng giấy màu xanh như thế nào?

*Cô khái quát: Băng giấy màu đỏ thừa ra 1 phần nên băng giấy màu đỏ rộng hơn băng giấy màu xanh.

- Cô cho trẻ nhắc lại: Băng giấy đỏ rộng hơn

- Các con hãy lấy cho cô băng giấy màu đỏ và băng giấy màu vàng

- Băng giấy màu đỏ so với băng giấy màu vàng ntn?

- Băng giấy màu đỏ và băng giấy màu vàng băng giấy nào rộng hơn?

* Cô khái quát: băng giấy màu đỏ thừa ra 1 phần nên băng giấy màu đỏ rộng hơn băng giấy màu vàng.Băng giấy màu vàng hẹp hơn băng giấy màu đỏ.C

- Cô cho trẻ nhắc lại

- Chúng mình cùng so sánh băng giấy màu vàng với băng giấy màu đỏ và băng giấy màu xanh xem băng giấy màu vàng ntn?

- Băng giấy màu vàng so với băng giấy màu đỏ và băng giấy màu xanh ntn?

* Cô khái quát: Băng giấy màu vàng hẹp hơn băng giấy màu đỏ và băng giấy màu xanh nên băng giấy màu vàng là hẹp nhất.

- Cô cho trẻ nhắc lại

- Vậy trong 3 băng giấy băng giấy nào hẹp nhất, băng giấy nào hẹp hơn băng giấy nào rộng nhất.

- Cho trẻ đọc lại: Băng giấy màu đỏ “ rộng nhất” băng giấy màu xanh “ hẹp hơn” băng giấy màu vàng “ hẹp nhất”.

* Giáo dục: Yêu quí ngôi nhà của mình các con phải biết giữ gìn không vẽ bậy, vứt rác bừa bãi ra nhà. Ngoài ra các con còn phải yêu quí lễ phép, nghe lời bố mẹ vì bố mẹ là người đã làm ra ngôi nhà cho các con ở đấy.

2. HĐ 2 : Bài mới .

  1. Ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng.

- Cho trẻ quan sát 2 băng giấy.

- Hôm nay cô có một món quà tặng cả lớp. Trẻ đếm cùng cô từ 1-3 để mở hộp quà ra.

- Trong hộp quà có những gì đây? [ Băng giấy và khăn ]

- Đúng rồi! Vậy các con có nhận xét gì về 2 BG này?

- BG nào rộng hơn? Băng giấy nào hẹp hơn?

- Tại sao con biết?

- Để xem các con dự đoán đúng chưa bây giờ cô và các con cùng kiểm tra nhé! Cô đặt BG vàng chồng lên BG đỏ sao cho 2 đầu BG và 1 cạnh trùng khít nhau.

- Các con thấy 2 BG thế nào so với nhau?

- Đúng rồi 2 băng giấy này không bằng nhau, băng giấy màu đỏ rộng hơn còn băng giấy màu vàng thì hẹp hơn đấy các con ạ.

- Cô lại đưa 2 chiếc khăn ra và hỏi trẻ ?

- Trên tay cô có gì? Cô mời 2 trẻ lên chìa tay, cô trải khăn vào tay trẻ.

- Các con có nhận xét gì về 2 chiếc khăn này sau khi được cô trải vào tay của 2 bạn? Vì sao con biết?

- Để xem bạn trả lời đúng chưa các con hãy kiểm tra cùng cô nhé!

- Cô đặt khăn xanh chồng lên khăn trắng sao cho 2 đầu và một cạnh của 2 chiếc khăn trùng khít nhau. Các con thấy 2 chiếc khăn này thế nào so với nhau?

- Đúng rồi, 2 chiếc khăn này không bằng nhau, khăn màu xanh heph hơn, khăn màu trắng rộng hơn đấy.

- Cô thấy lớp mình hôm nay bạn nào cũng giỏi. Cô tặng mỗi bạn một rổ đồ chơi các con hãy quya lại phia sau lấy rổ đồ chơi.

  1. Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng.

- Mỗi trẻ 1 rổ có 3 BG: đỏ- vàng- xanh.

- Trong rổ của các con có gì?

- Cho trẻ xếp 3 BG ra trước mạt theo ý thích.

- Các con có nhận xét gì về 3 BG này? [ Trẻ trả lời theo suy nghĩ].

- Để biết các con trả lời đúng chưa cô và các con cùng so sánh chiều rộng của 3 BG này với nhau.

B1. Tìm băng giấy rộng nhất.

* So sánh băng giấy màu đỏ với băng giấy màu vàng:

- Các con hãy lấy băng giấy màu đỏ ra đặt trước mặt nào.

- Bây giờ các con lấy tiếp băng giấy màu vàng xếp chồng lên BG màu đỏ sao cho 1 cạnh và 2 đầu của 2 BG trùng nhau.

- Các con thấy BG màu đỏ so với BG màu vàng thì BG màu đỏ như thế nào? [ rộng hơn ]

- Vì sao con biết? [ vì có phần thừa ra ]

- Cô chốt lại: Đúng rồi đấy BG màu đỏ so với BG màu vàng thì BG màu đỏ rộng hơn vì có phần thừa ra.

* So sánh BG màu đỏ với BG màu xanh

- Cho trẻ cất băng giấy màu vàng và giữ nguyên băng giấy màu đỏ.

- Các con lấy tiếp băng giấy màu xanh xếp chồng lên BG màu đỏ sao cho 1 cạnh và 2 đầu của 2 BG trùng nhau.

- Các con thấy BG màu đỏ so với BG màu xanh thì BG màu đỏ như thế nào? [ rộng hơn ]

- Vì sao con biết? [ vì có phần thừa ra ]

- Cô chốt lại: Đúng rồi đấy BG màu đỏ so với BG màu xanh thì BG màu đỏ rộng hơn vì có phần thừa ra.

- Bây giờ các con lại lấy BG màu vàng ra đặt vào giữa 2 BG màu đỏ và BG màu xanh cho cô nào!

- Vừa rồi các con đã so sánh 3 băng giấy, các con thấy băng giấy màu đỏ rộng hơn những BG nào?

- Cho trẻ trả lời.

* Cô khẳng định lại: Đúng rồi, băng giấy màu đỏ rộng hơn cả băng giấy màu vàng và băng giấy màu xanh vậy nên băng giấy màu đỏ được gọi là BG “ Rộng nhất” đấy.

- Cho trẻ nhắc lại: “ Băng giấy màu đỏ là băng giấy rộng nhất”

- Cho trẻ cất cả 3 BG vào rổ.

B2. Tìm băng giấy hẹp nhất.

* So sánh BG màu xanh với BG màu đỏ.

- Cho trẻ lấy BG màu xanh ra.

- Các con lấy tiếp cho cô BG màu đỏ ra và đặt phía dưới BG màu xanh sao cho 2 đầu và 1 cạnh của 2 BG trùng khít nhau nhé!

- Các con thấy BG màu xanh so với BG màu đỏ thì BG màu xanh như thế nào? [ hẹp hơn]

- Vì sao con biết? [ vì có phần bị thiếu].

- Cô chốt lại: Đúng rồi BG màu xanh so với BG màu đỏ thì BG màu xanh hẹp hơn vì có phần bị thiếu.

* So sánh BG màu xanh với BG màu vàng.

- Cho trẻ cất BG màu đỏ.

- Các con lấy cho cô BG màu vàng ra đặt phía dưới BG màu xanh sao cho 2 đầu và 1 cạnh của 2 BG trùng khít nhau nhé!

- Các con thấy BG màu xanh so với BG màu vàng thì BG màu xanh như thế nào? [ hẹp hơn]

- Cô chốt lại: Đúng rồi BG màu xanh so với BG màu vàng thì BG màu xanh hẹp hơn vì có phần bị thiếu.

- Vừa rồi các con đã được so sánh BG màu xanh- màu đỏ, BG màu xanh- màu vàng. Bây giờ các con lấy BG màu đỏ ra đặt phía trên BG màu xanh.

- Các con thấy BG màu xanh hẹp hơn những BG nào?

* Kết luận: băng giấy màu xanh hẹp hơn cả băng giấy màu vàng và băng giấy màu đỏ nên băng giấy màu xanh được gọi là BG “ hẹp nhất”.

- Cô cho trẻ nhắc lại: “ Băng giấy màu xanh là băng giấy hẹp nhất”.

- Cho trẻ cất cả 3 BG vào rổ.

B3. Tìm băng giấy hẹp hơn.

* So sánh băng giấy màu vàng- màu đỏ.

- Cô cho trẻ cất băng giấy màu vàng ra.

- Các con lấy cho cô băng giấy màu đỏ ra đặt phía dưới BG màu vàng sao cho 2 đầu và 1 cạnh của 2 BG trùng khít nhau nhé!

- Bây giờ các con hãy so sánh cho cô BG màu vàng với BG màu đỏ như thế nào? [ hẹp hơn ]

- Vì sao con biết? [ vì có phần bị thiếu].

- Cô chốt lại: Đúng rồi, BG màu vàng so với BG màu đỏ thì BG màu vàng hẹp hơn [ vì có phần bị thiếu].

* So sánh băng giấy màu vàng- màu xanh.

- Cho trẻ cất băng giấy màu đỏ.

- Các con lấy cho cô băng giấy màu xanh xếp chồng lên băng giấy màu vàng sao cho 2 đầu và 1 cạnh của hai băng giấy trùng khít nhau nhé!

- Các con thấy băng giấy vàng so với băng giấy xanh thì BG màu vàng như thế nào? [ Rộng hơn].

- Vì sao con biết? [ Vì có phần thừa ra].

- Cô chốt lại: BG màu vàng so với BG màu xanh thì BG màu vàng rộng hơn vì có phần thừa ra.

- Cho trẻ lấy BG màu đỏ ra xếp dưới BG màu vàng.

- Vậy băng giấy vàng so với băng giấy đỏ và băng giấy xanh thì BG vàng như thế nào?

* Cô khẳng định lại: À, đúng rồi! Băng giấy vàng hẹp hơn băng giấy đỏ nhưng lại rộng hơn băng giấy xanh nên băng giấy vàng được gọi là băng giấy hẹp hơn.

- Cô cho trẻ nhắc lại: “ Băng giấy màu vàng là băng giấy hẹp hơn”.

- Vừa rồi các con đã được so sánh chiều rộng của 3 BG.Vậy bây giờ nhìn vào 3 băng giấy các con hãy cho cô biết:

+ Băng giấy nào rộng nhất? [ Màu đỏ]

+ Băng giấy nào hẹp hơn? [ Màu vàng ]

+ Băng giấy nào hẹp nhất? [ Màu xanh]

* Cô chốt lại : Đúng rồi! băng giấy màu đỏ là băng giấy rộng nhất, băng giấy màu vàng là băng giấy hẹp hơn còn băng giấy màu xanh là băng giấy hẹp nhất.

- Cô cho trẻ nhắc lại từng BG.

3. HĐ 3: Luyện tập

  1. Trò chơi 1: Ai nhanh nhất.

- Cách chơi: Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi gồm 3 băng giấy đỏ, vàng, xanh có chiều rộng khác nhau. Cô sẽ gọi tên chiều rộng của 3 băng giấy [ rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất ]. Nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe thật tinh xem yêu cầu của cô là gì rồi chọn đúng băng giấy có độ dài theo yêu cầu của cô giơ lên và nói màu sắc của băng giấy đó.

- Luật chơi: bạn nào giơ không đúng sẽ phải nhảy lò có 1 vòng.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ.

  1. Trò chơi 2: Xếp băng giấy theo yêu cầu của cô.

- Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn 2 cái bảng, 2 rổ chứa các băng giấy rộng hẹp khác nhau. Cô gọi 4 đội lên chơi. Khi cô yêu cầu xếp các băng giấy theo chiều tăng dần [ giảm dần ] trẻ sẽ xếp theo yêu cầu của cô. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.

Chủ Đề