So sánh các thuốc ức chế men chuyển năm 2024

Suckhoedoisong.vn - Theo một phân tích được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mới bắt đầu điều trị thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) đều mang lại lợi ích cho người mới điều trị huyết áp cao, nhưng ARB có thể ít gây tác dụng phụ hơn,

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin - hai loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến.

Trong khi nhóm thuốc hạ huyết áp được gọi là thuốc ức chế men chuyển (ACE) có thể được kê đơn phổ biến hơn, thì thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) cũng hoạt động hiệu quả và có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn. Hiện nay, thuốc ACE được kê đơn phổ biến hơn ARB như một loại thuốc kiểm soát huyết áp lần đầu.

So sánh các thuốc ức chế men chuyển năm 2024

Phát hiện dựa trên phân tích dữ liệu hồ sơ sức khoẻ của gần 3 triệu bệnh nhân dùng thuốc cao huyết áp lần đầu tiên mà không có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.

Cả hai loại thuốc đều hoạt động trên hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, một nhóm các hormone có liên quan hoạt động cùng nhau để điều chỉnh huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) làm giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn một loại enzym sớm trong hệ thống để tạo ra ít angiotensin, một chất hóa học làm thu hẹp mạch máu, và các mạch máu có thể mở rộng và thư giãn hơn. ARB ngăn chặn các thụ thể trong mạch máu mà angiotensin gắn vào, làm giảm tác dụng co mạch.

Các loại thuốc chính để điều trị huyết áp cao bao gồm thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển (ACE), ARB và thuốc chẹn kênh canxi vì chúng đã được chứng minh là làm giảm biến cố tim mạch. Đồng thời kết hợp với hoạt động thể chất và các thay đổi lối sống khác được khuyến khích để kiểm soát huyết áp cao, ngay cả khi người bệnh cần dùng thuốc.

Lợi ích điều trị như nhau nhưng tác dụng phụ khác nhau

So sánh các thuốc ức chế men chuyển năm 2024

Các nhà nghiên cứu đã so sánh sự xuất hiện của các biến cố liên quan đến tim và đột quỵ trong số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) với bệnh nhân được điều trị bằng ARB. Họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào về sự xuất hiện của cơn đau tim, đột quỵ, nhập viện vì suy tim hoặc bất kỳ biến cố tim mạch nào. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về sự xuất hiện của bốn tác dụng phụ của thuốc. So với những người dùng ARB, những người dùng thuốc ức chế ACE có nguy cơ gặp 4 tác dụng phụ sau: Tăng gấp 3,3 lần khả năng tích tụ chất lỏng và phù mạch; 32% khả năng bị ho (có thể khan, dai dẳng và khó chịu); 32% khả năng phát triển viêm tụy; 18% khả năng bị xuất huyết ở đường tiêu hóa...

Không phát hiện ra sự khác biệt về cách hai loại thuốc làm giảm các biến chứng của tăng huyết áp, nhưng có sự khác biệt về tác dụng phụ. Vì vậy, nếu một bệnh nhân đang bắt đầu điều trị tăng huyết áp lần đầu tiên, kết luận từ nghiên cứu cho thấy nên bắt đầu với ARB thay vì thuốc ức chế ACE.

Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị: Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, nên thảo luận với bác sĩ xem liệu chế độ điều trị hạ huyết áp của bạn có cần được điều chỉnh hay không.

Cũng cần lưu ý rằng kết quả từ phân tích của liệu pháp đầu tay này có thể không khái quát được đối với những người bị tăng huyết áp đã được chỉ định điều trị kết hợp hoặc những người chuyển từ loại thuốc này sang loại thuốc khác.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngoài việc khuyến khích bệnh nhân sống một lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo quy định để kiểm soát huyết áp, thì cần theo dõi huyết áp thường xuyên bằng một thiết bị đã được kiểm chứng và tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có kế hoạch giảm huyết áp.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/can-nhac-lua-chon-thuoc-dieu-tri-lan-dau-cho-nguoi-tang-huyet-ap-n198449.html

Phát ban, ho, phù mạch, tăng kali máu (đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc dùng các chế phẩm bổ sung kali), chứng khó tiêu, tổn thương thận cấp có hồi phục nếu hẹp động mạch thận một bên hoặc cả 2 bên, Protein niệu (hiếm gặp với liều khuyến cáo), giảm bạch cầu trung tính (hiếm gặp), hạ huyết áp liều đầu (đặc biệt ở bệnh nhân có hoạt độ renin huyết tương cao hoặc giảm thể tích tuần hoàn do dùng thuốc lợi tiểu hoặc các bệnh lý khác)

Captopril

Liều 12,5-150 mg, 2 lần/ngày

Enalapril

2,5-40 mg, một lần/ngày

Fosinopril

10-80 mg, một lần/ngày

Lisinopril

5-40 mg, một lần/ngày

Perindopril erbumine

4-8 mg, 1 lần/ngày

Quinapril

5-80 mg, một lần/ngày

Ramipril

1,25-20 mg, một lần/ngày

Trandolapril

1-4 mg, 1 lần/ngày

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Azilsartan

80 mg, một lần/ngày

Ở bệnh nhân > 65 tuổi, liều khởi đầu 40 mg, một lần/ngày

Chóng mặt, phù mạch (rất hiếm gặp); về mặt lý thuyết, các thuốc này có tác dụng không mong muốn lên chức năng thận, kali máu và huyết áp tương tự như các thuốc ức chế ACE (trừ protein niệu và giảm bạch cầu)

Candesartan

8-32 mg, một lần/ngày

Eprosartan

400-1200 mg, một lần/ngày

Irbesartan

75-300 mg, một lần/ngày

Losartan

25–100 mg, 1 lần/ngày

Olmesartan

20-40 mg, một lần/ngày

Telmisartan

20-80 mg, một lần/ngày

Valsartan

80-320 mg, một lần/ngày

* Tất cả các thuốc ức chế ACE và các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đều chống chỉ định với phụ nữ có thai (loại C trong 1 tháng đầu, loại D trong 2 tháng giữa và 3 tháng cuối).

Thuốc huyết áp ức chế men chuyển là gì?

Thuốc ức chế men chuyển (ACE) là một trong những nhóm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động thuốc ức chế men chuyển là gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I dẫn đến làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II (là một chất gây co mạch mạnh).

Tại sao ức chế men chuyển gây suy thận cấp?

Các thuốc ức chế men chuyển (captopril, quinapril, enalapril, lisinopril...) gây giảm tưới máu thận và suy thận cấp chức năng. Vì vậy, không chỉ định ức chế men chuyển trong tăng huyết áp do hẹp động mạch thận. Các thuốc lợi tiểu giữ kali như: amilorid, spironolacton có thể gây tăng kali huyết nặng ở người suy thận.

Tại sao các thuốc ức chế men chuyển bị chống chỉ định trong thai kỳ đặc biệt là ở ba tháng giữa và ba tháng cuối?

  1. Thuốc ức chế men chuyển (ace) Khi sử dụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, những thuốc này có thể qua nhau thai và phá vỡ hệ thống renin-angiotensin của bào thai. Những ảnh hưởng gồm: phá hủy thận, giảm sản sọ, và gây chết bào thai.

ARB là nhóm thuốc gì?

Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin (Angiotensin II receptor blockers – ARB) là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay bên cạnh nhóm thuốc ức chế men chuyển, là thuốc được khuyến cáo thay thế khi bệnh nhân dị ứng hoặc có nhiều tác dụng phụ (ho khan, phù…) khi sử dụng nhóm ức chế men chuyển.