So sánh các phuong phap dinh luong oxy hoa tan năm 2024

Oxy hòa tan ( Dissolved oxygen – DO ) là oxy phân tử tan trong nước. Đơn vị đo lường là mg/L, có nghĩa là bao nhiêu miligam oxy trong mỗi lít nước. Mức độ oxy có thể phản ánh khả năng tự làm sạch trong nước.

Trong một môi trường có nồng độ DO cao, việc phân hủy các chất ô nhiễm khác nhau và làm cho nước được làm sạch nhanh hơn là có lợi. Ngược lại, trong một môi trường có nồng độ DO thấp, các chất ô nhiễm trong nước sẽ phân hủy chậm hơn.

Mức độ DO bị ảnh hưởng bởi nhiêt độ, áp suất không khí và độ mặn của nước. Nồng độ oxy giảm khi nhiệt độ nước tăng, càng cao thì nồng độ oxy càng thấp. Giá trị oxy tan trong nước là cơ sở để nghiên cứu khả năng tự làm sạch của nước.

Làm thế nào để kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi?

Để đo hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, có thể sử dụng các phương pháp đo đơn giản như bộ kiểm tra oxy hoặc các thiết bị đo oxy hòa tan. Công việc này giúp người nuôi kiểm soát và duy trì oxy hòa hòa an toàn trong quá trình nuôi, hạn chế biến động tắc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật thủy sản.

Ngoài ra, việc đo hàm lượng oxy cũng giúp người nuôi đưa ra các giải pháp điều chỉnh môi trường ao nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu sản phẩm sinh thái và phát triển sản phẩm sinh vật thủy tinh.

So sánh các phuong phap dinh luong oxy hoa tan năm 2024

Người nuôi có thể mua bộ test để tự đo hàm lượng oxy hòa tan tại ao

Ngưỡng oxy hòa tan của một số loài thủy sản được nuôi hiện nay

Loài Nồng độ nguy kịch Nồng độ gây chết Tôm 3 – 4 0.5 – 1 Cá nước lạnh 5 – 6 2.5 – 3.5 Cá nước ấm 4 – 5 1 – 2

Đối với hầu hết các loài cá hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển tốt > 5 ppm (mg/l)

Đối với tôm hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho tôm khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh 5 – 7 ppm (mg/l)

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ oxy hòa tan trong nước

Yếu tố nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng lên, nồng độ oxy dần giảm. Trong nước ngọt, oxy tan chủ yếu đến từ hai phần: một là oxy được giải phóng bởi quang hợp thực vật, chiếm khoảng 60%. Một phần khác là oxy trong không khí tan trong nước, chiếm khoảng 40%. Khi nhiệt độ tăng lên, khoảng cách giữa các phần tử nước trở nên nhỏ hơn, oxy trong những khoảng trống này bị ép ra và nồng độ oxy giảm. Thông thường, nồng độ DO trong nước thấp nhất vào mùa hè.

Khi nước nóng lên, số lượng và kích thước của các bong bóng tăng theo nhiệt độ. Đó là những bong bóng khí đã tan trong nước. Chúng ta có thể tưởng tượng nước như một chất đồng nhất. Nó có nhiều lỗ hổng được phân tán khắp một phần của thể tích của nó. Áp suất khí trên bề mặt nước sẽ làm đầy những lỗ hổng này bằng khí. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng, khí này bị ép tách khỏi các phần tử nước. Những bong bóng này cũng chứa oxy, do đó nồng độ oxy sẽ giảm.

Yếu tố độ mặn

Khi nồng độ muối tăng, mức độ oxy hòa tan cũng giảm. Bởi vì khi muối tăng trong nước những phân tử muối này chiếm dụng những khoảng trống giữa các phân tử nước, từ đó làm giảm nồng độ oxy. Ví dụ, trong một chai đựng đá, rót một ít cát mịn vào, thì sẽ có ít không khí hơn trong chai. Vì cát mịn lấp đầy khoảng trống giữa các viên đá.

Yếu tố áp suất không khí

Áp suất không khí càng lớn thì càng có nhiều phân tử oxy có thể được áp vào nước, và nước có nhiều oxy hơn. Áp lực từ phía trên cho phép nước giữ nhiều phân tử oxy hơn. Ngược lại, áp suất không khí càng nhỏ, oxy trong nước càng dễ tràn ra. Thông thường, nồng độ oxy tan rất thấp khi áp suất không khí thấp, chẳng hạn trước khi mưa, đặc biệt là trước những cơn mưa lớn vào mùa hè.

So sánh các phuong phap dinh luong oxy hoa tan năm 2024

Quạt nước cung cấp oxy cho ao nuôi

Một số yếu tố khác

Oxy hòa tan trong quá trình quang hợp của thủy sinh vật

Oxy bị tiêu hao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước của vi khuẩn

Oxy bị tiêu hao trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật

Độ thoáng trên bề mặt nước, thoáng nhiều thì oxy hòa tan nhiều và ngược lại.

Độ hòa tan oxy phụ thuộc vào mức độ xáo trộn gây ra bởi dòng chảy và các tác nhân như gió trên bề mặt nước.

Khi nồng độ oxy trong nước không đủ, nó sẽ gây ra tác động tiêu cực đến vật nuôi. Gây hại cho sự phát triển, sinh sản và thậm chí là sự tồn tại của chúng. Trong trường hợp nhẹ, thể lực giảm và tốc độ tăng trưởng chậm lại, và trường hợp nặng, gây ra một số lượng lớn bị chết. Do đó, bà con cần lưu ý việc theo dõi nồng độ oxy và tăng cường oxy đúng lúc rất quan trọng.

(TSVN) – Hàm lượng ôxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong ao là yếu tố quyết định sự sống cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển của cá. Do đó, người nuôi cần căn cứ điều kiện cụ thể, có biện pháp tạo ôxy phù hợp và hiệu quả.

Nguyên nhân

Trong quá trình nuôi, có nhiều nguyên nhân khiến ao bị thiếu ôxy như do áp suất khí quyển giảm, nhiệt độ và độ mặn tăng, không có gió lưu thông, tảo nở hoa, tảo tàn, phân tầng mặt nước trong ao, phân hủy chất thải hữu cơ, thức ăn dư thừa, mật độ nuôi cao… Các nguyên nhân có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau xảy ra cùng lúc trong ao.

So sánh các phuong phap dinh luong oxy hoa tan năm 2024

Sử dụng thiết bị cung cấp ôxy cho ao cá. Ảnh: ST

Tác động

Mỗi loài cá, mỗi gian đoạn phát triển và điều kiện môi trường khác nhau lại có những tiêu chuẩn riêng về ôxy. Hàm lượng ôxy hòa tan trong ao lớn hơn 5 mg/l thì cá sinh trưởng phát triển tốt. Ngược lại, nếu hàm lượng ôxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/l sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Cá chậm tăng trưởng, dễ mắc bệnh, tỷ lệ sống giảm, ao không đạt năng suất, cá ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến thức ăn dư thừa trong ao, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao, tích tụ khí độc, thời gian nuôi dài, chi phí sử dụng thuốc, hóa chất cao…

Dấu hiệu

Khi hàm lượng ôxy trong ao nuôi thấp, cá sẽ hạn chế di chuyển, ăn ít hơn. Cá thường nổi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp gọi là hiện tượng cá nổi đầu. Cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao. Khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay khi mặt trời lên thì hết nổi đầu. Nếu mức độ thiếu ôxy hòa tan nặng, cá nổi đầu ngay cả lúc đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm. Lúc mặt trời lên cá vẫn nổi đầu. Khi này, nếu không có biện pháp xử lý cá sẽ chết hàng loạt thậm chí có thể chết toàn bộ.

Xử lý

Khi phát hiện cá có hiện tượng nổi đầu, khẩn cấp bật quạt nước, sử dụng ôxy tức thời. Cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cá thiếu ôxy để có biện pháp khắc phục hợp lý.

Các ngày tiếp theo, tùy tình hình có thể giảm 50 – 70% lượng thức ăn cho cá hoặc ngừng cho ăn. Thay nước, sử dụng men vi sinh để phân hủy mùn bã hữu cơ dưới đáy ao.

Quản lý

Mật độ phù hợp: Khi thả giống, cần căn cứ vào hình thức nuôi, đối tượng nuôi, điều kiện trang thiết bị, trình độ quản lý, sản lượng mong muốn cùng với quy cách giống để tính toán mật độ thả nuôi sao cho hợp lý. Mật độ quá cao mức tiêu thụ ôxy càng lớn sẽ gây ra tình trạng “tranh ôxy” giữa các cá thể, giảm thấp hiệu quả sản xuất kéo theo hiệu quả kinh tế giảm.

Kỹ thuật chăm sóc, cho ăn: Phân động vật và thức ăn dư thừa là nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu trong ao nuôi, quá trình phân giải hữu cơ sẽ tiêu hao một lượng lớn ôxy. Vì vậy, thức ăn cho cá cần đảm bảo chất lượng, cùng đó phải cho ăn khoa học. Căn cứ vào thời tiết, chất lượng nước, hoạt động bắt mồi và tình hình sinh trưởng của cá để cho cá ăn với lượng phù hợp, hạn chế tình trạng dư thừa.

Quản lý môi trường: Quá trình quang hợp của tảo là nguồn cung cấp ôxy hòa tan quan trọng trong nước ao nuôi. Tuy nhiên, nếu tảo phát triển quá mạnh sẽ tiêu hao nhiều ôxy hòa tan, về đêm gây ngạt cho cá. Do đó, nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh khống chế sinh học hoặc hóa học để duy trì mật độ tảo thích hợp. Nên duy trì màu nước và độ trong từ 25 – 40 cm là tốt nhất.

Cung cấp ôxy bằng các thiết bị: Đối với các ao nuôi mật độ cao nên lắp máy máy quạt nước, máy phun nước, máy thổi khí, máy nén khí tùy theo điều kiện ao. Thời gian bật máy dài hay ngắn cũng phải dựa vào nước ao và lượng ôxy đáy để xác định.

Thường xuyên kiểm tra hàm lượng ôxy: Hàng ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 2 – 3 giờ chiều cần kiểm tra hàm lượng ôxy để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hiện nay, để kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan có thể sử dụng các thiết bị đo chuyên nghiệp. Phương pháp này cho phép đo nhanh, thao tác thuận tiện với kết quả có độ tin cậy cao. Khi sử dụng các máy kiểm tra nước với thiết kế cầm tay, chỉ cần đặt đầu đo vào trong dung dịch mẫu, từ đó có thể biết được kết quả trực tiếp trên màn hình hiển thị.

Chủ động định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân giải các chất độc hại có trong nguồn nước, tham gia hoạt hóa, chuyển các sản phẩm độc, thành những sản phẩm ít độc hại hơn, cân bằng các thông số môi trường.