So sánh các phương pháp chưng cất năm 2024

Phương pháp chưng cất tinh dầu nguyên chất có rất nhiều, nhưng phổ biến hiện nay là dựa trên nguyên lý lôi cuốn hơi nước. Vậy khi bắt tay vào làm tinh dầu bà con đã biết được ưu - nhược điểm gì của cách làm này chưa? Hãy cùng xem nội dung thông tin sau đây nhé!

Ưu nhược điểm của chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước

Chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước là quá trình nguồn hơi nước tiếp xúc với nguyên liệu kéo theo tinh dầu đi theo đường ống dẫn và chuyển sang dạng lỏng khi gặp lạnh ở bộ phận ngưng tụ.

Ưu điểm của phương pháp:

-Cách thức thực hiện đơn giản, không cần phải có trình độ chuyên môn cũng đều tự làm được. Thậm chí nhiều người còn tự sáng chế ra thiết bị chưng cất dựa theo nguyên lý hoạt động này. Vì thế, nó được bà con ở nhiều nơi áp dụng trong việc nấu tinh dầu nguyên chất.

-Thiết bị nồi chưng cất tinh dầu lôi cuốn có giá thành rẻ, dễ mua… Có thể sử dụng bằng nhiều loại nhiên liệu đốt khác nhau từ điện cho đến gas, than, củi…

-Thích hợp dùng để sản xuất các loại tinh dầu như sả, khuynh diệp, quế, tràm gió…

-Tinh dầu chưng cất ra vẫn giữ nguyên được các giá trị về màu sắc, mùi hương, thành phần không bị biến đổi.

-Phạm vi ứng dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số bà con.

Nhược điểm của phương pháp:

Bên cạnh những ưu điểm thì cũng sẽ có những điểm hạn chế nhất định. Đó là thời gian chưng cất khá lâu mất khoảng 4-5 tiếng, nguồn nước cấp vào làm mát bình ngưng tụ cũng tốn khá nhiều.

Không thích hợp để sử dụng cho những loại tinh dầu có hàm lượng thấp như hoa hồng, đinh hương, nhài…

Hiểu được càng rõ về phương pháp sản xuất tinh dầu, bà con sẽ khai thác nguyên liệu một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Nhưng tin chắc rằng, so với các cách chưng cất như ướp lạnh, dung môi. Đây vẫn là cách bà con nên lựa chọn và áp dụng.

So sánh các phương pháp chưng cất năm 2024

Giới thiệu về thiết bị chưng cất tinh dầu hơi nước LALIFA

Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng chung của thị trường nên LALIFA đã nhập khẩu về rất nhiều loại nồi chưng cất tinh dầu, phễu chiết sử dụng theo phương pháp lôi cuốn hơi nước để phục vụ bà con được chu đáo nhất.

Các mẫu nồi chưng cất từ mini đến công nghiệp đều được làm bằng inox 201, 304 dày dặn, chắc chắn và cực kỳ an toàn. Cùng một loại dung tích nhưng có nồi chạy bằng gas, than, có loại lại dùng điện rất tiện ích để lựa chọn.

Nồi chưng cất lôi cuốn hơi nước ở đây đều có cấu tạo chung là gồm nồi chứa nguyên liệu và nước, ống dẫn hơi, bình ngưng tụ… Ngoài ra, còn có các chốt cài để đảm bảo không bị rò rỉ hơi nước ra bên ngoài. Nhìn vào thiết bị đảm bảo sẽ khiến nhiều bà con ưng ý, hài lòng, khác hẳn dòng nồi tự chế.

Bên cạnh việc nấu tinh dầu các loại sả, bưởi, cam, quế… bà con còn dùng nồi để nấu canh, luộc bánh hay nấu rượu cũng được. Chiếc nồi này khá đa di năng và thích hợp đối với nhiều gia đình hiện nay.

Hàng luôn có sẵn tại công ty, bà con cần bất cứ lúc nào cũng có thể qua xem trực tiếp hoặc gọi điện tư vấn, đặt hàng để nhân viên gửi đến tận nhà. Trước khi đóng gói gửi đi xa, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra hàng cẩn thận và gửi kèm cả hướng dẫn lắp đặt để bà con yên tâm.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với nhân viên để được hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng nhất nhé!

Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau. Chất rắn hòa tan, ví dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, ví dụ như khi khử muối ra khỏi nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dù điều này chính xác ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ. Trong các ngôn ngữ châu Âu, từ chưng cất bắt nguồn từ tiếng La tinh destillare có nghĩa là nhỏ giọt xuống.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Cổ đại các loại tinh dầu được chưng cất nhiều nhất. Vào thời kỳ chuyển tiếp thế kỷ (năm 1000), khi axít sulfuric và axít nitric và đặc biệt là từ khi rượu (êtanol) được khám phá thì chưng cất trở thành một phương pháp hết sức quan trọng. Thêm vào đó, trong thế kỷ 17, là việc chưng cất lấy nước ngọt từ nước biển và chưng cất nhựa đường và hắc ín để trét kín tàu.

Các nguyên tắc[sửa | sửa mã nguồn]

So sánh các phương pháp chưng cất năm 2024
Thiết bị chưng cất của một cửa hiệu bán thuốc vào khoảng năm 1900

Có hàng loạt Phương pháp tách để tách một hỗn hợp. Tính đặc biệt của chưng cất là dùng năng lượng như là phương tiện trợ giúp để tách. So với các phương tiện trợ giúp khác. Ví dụ như là các chất hấp thụ hay dung môi, năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi một hệ thống. Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Người ta cũng nói là các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ. Nếu đưa năng lượng vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu.

Phải phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần, như hay diễn ra trong phòng thí nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất liên tục, thường diễn ra trong các cột chưng cất của một nhà máy hóa học.

Lặp lại bước tách hỗn hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Nồng độ của chất cần phải tách có thể được tiếp tục nâng cao bằng cách tiếp tục chưng cất lại phần cất. Nhiệt độ sôi khác nhau càng lớn thì người ta cần càng ít lần chưng cất để đạt đến một nồng độ nhất định.

Chưng cất phân đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất giảm. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất thành phần của tinh dầu.

Chưng cất lôi cuốn[sửa | sửa mã nguồn]

Chưng cất thật ra chỉ cần thiết khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau ví dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa tan vào nhau, ví dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng bằng cách lắng và gạn đi.

Khi khai thác tinh dầu chỉ có trong cây cỏ ở nồng độ thấp như cây oải hương (Lavandula angustifolia) hay cây cúc Đức (Matricaria recutita) người ta cho thêm một ít nước vào cây cỏ đã được cắt nhỏ và đun nóng (chưng cách thủy). Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100 °C. Hơi dầu đi cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó có thể tách bằng cách lắng gạn đi. Hơi nước cuốn theo một thành phần khác thật ra là không tan đi theo. Nếu không có nước thì nhiệt độ sẽ tăng cao đến mức dầu có thể bị phân hủy.

Một cách khác là có thể đun nước trong một lò nấu riêng và cho hơi nước đi qua cây tinh dầu được cắt nhỏ để lôi cuốn tinh dầu đi theo hơi nước.

Rượu và các hỗn hợp đẳng phí[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất rượu mạnh. Nồng độ của êtanol chỉ có thể nâng cao đến tối đa là 95,57%. Trong nhiều trường hợp có một tỷ lệ nhất định của hỗn hợp hai chất lỏng mà không thể tiếp tục tách bằng phương pháp chưng cất được nữa. Các hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu muốn tăng nồng độ của cồn phải dùng đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác.