Sinh mổ và sinh thường cái nào tốt hơn năm 2024

Sinh thường hay sinh mổ là một trong những thắc mắc thường gặp nhất của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), phương pháp sinh thường được các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu lựa chọn vì mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé:

• Hồi phục sức khỏe nhanh hơn, và có thể tự đi lại sau vài giờ “vượt cạn”.

• Mẹ sinh thường, bé sẽ được bú sữa non (có trong 72 giờ đầu sau sinh).

• Giải tỏa căng thẳng, lo lắng suốt 9 tháng mang thai sẽ tan biến khi mẹ nhìn thấy con khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

•Trọng lượng thai nhi quá to (> 4000g) so với khung chậu của mẹ.

• Khung chậu của mẹ bị hẹp.

• Ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang.

• Trường hợp khẩn cấp: suy thai vì sinh ngã âm đạo, em bé có nguy cơ mất tim thai.

• Trong trường hợp mẹ được chỉ định sinh thường, nhưng khi vỡ ối, sa dây rốn buộc phải chuyển sang sinh mổ, vì đầu em bé chèn vào dây rốn gây suy thai hoặc tử vong bé.

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì điều ba mẹ mong muốn nhất đó là thiên thần nhỏ sẽ được chào đời khỏe mạnh. Để giảm bớt nỗi lo lắng trong việc lựa chọn phương pháp sinh nào là phù hợp, các bác sĩ Sản Khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) sẽ là người bạn đồng hành giúp mẹ có những lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn phương pháp sinh tuỳ thuộc vào cơ địa và đưa ra lời khuyên để hành trình “vượt cạn” của Mẹ sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời và an tâm nhất.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh.

Sinh thường (hay còn gọi sinh ngả âm đạo) là quá trình thai nhi được chào đời tự nhiên thông qua ống sinh sản của mẹ, không có hỗ trợ bằng dụng cụ giúp sinh. Theo đó, người mẹ chuyển dạ sinh con khi cổ tử cung giãn ra, mở từ từ; đi kèm là cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất nhanh hơn, đều và mạnh, giúp đầu của thai nhi di chuyển đến cửa âm đạo. Lúc này, mẹ chỉ cần rặn, hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ là em bé chính thức chào đời.

Thông thường, tổng thời gian từ khi chuyển dạ đến khi sinh con kéo dài 12 - 14 tiếng (đối với lần sinh con đầu tiên) và ngắn hơn ở lần sinh tiếp theo. Phương pháp sinh này thường được chỉ định trong các trường hợp không có bất kỳ trở ngại trong quá trình sinh con, như:

  • Mẹ có sức khỏe tốt, đảm bảo có thể rặn, hít thở sâu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé trong quá trình “vượt cạn”.
  • Thai nhi không bị sa dây rốn, không xảy ra suy thai.
  • Thai nhi không quá to (<4000g).

Sinh mổ và sinh thường cái nào tốt hơn năm 2024

2. Phương pháp sinh mổ là như thế nào?

Sinh mổ là phẫu thuật xâm lấn đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Cụ thể, bác sĩ rạch một đường khoảng 10cm ở bụng dưới, vào tử cung của mẹ và sau đó, đưa em bé cùng với nhau thai ra ngoài. Thời gian từ khi sinh mổ đến khi kết thúc kéo dài 45 phút, trong đó thai nhi được sinh ra trong vòng 10 - 15 phút đầu tiên. Thông thường, chỉ định mổ lấy thai được áp dụng dựa trên một trong hai trường hợp sau đây:

  • Trường hợp được lập kế hoạch trước: Đây là trường hợp mẹ gặp phải vấn đề sinh sản, chẳng hạn như khung chậu hẹp; nguy cơ tiền sản giật nặng; nhau tiền đạo; nhau cài răng lược; ngôi mông con to hoặc nhiễm trùng đường âm đạo.

Xem thêm: Mẹ bầu nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu?


  • Trường hợp khẩn cấp, không có kế hoạch trước: Đây là trường hợp sức khỏe của mẹ và bé bị đe dọa, chẳng hạn như chuyển dạ kéo dài; chuyển dạ ngưng tiến triển; suy tim thai; thai già tháng; bất xứng đầu chậu; chảy máu âm đạo trong trường hợp dọa vỡ tử cung; sa dây rau hoặc cao huyết áp trước sinh.

Sinh mổ và sinh thường cái nào tốt hơn năm 2024

3. Sinh thường hay sinh mổ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Sinh mổ hay sinh thường đều có ưu nhược điểm nhất định. Vì vậy, thai phụ nên tìm hiểu kỹ trước để quyết định rằng nên sinh mổ hay sinh thường tốt hơn.

3.1. Đối với người mẹ

Phương pháp Sinh thường Sinh mổ Ưu điểm

- Sau khi sinh thường, cơ thể của mẹ phục hồi nhanh chóng, dễ dàng đi lại và cho con bú sau đó.

- Sinh thường hạn chế ứ sản dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Mẹ và bé được tiếp xúc sớm, kết nối tình mẫu tử nhiều hơn.

- Có thể mang thai sớm hơn vào lần sau.

- Người mẹ không phải trải qua cơn đau chuyển dạ. Sau 30 phút lên bàn mổ là mẹ có thể nhìn thấy em bé.

- Sản phụ và gia đình có thể lập kế hoạch trước, chủ động về thời gian và chuẩn bị tâm lý tốt.

- Khi có sự cố xảy ra, ví dụ như thai nhi trong tình trạng nguy hiểm thì sinh mổ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Hạn chế

- Sinh thường có thể tạo áp lực về tâm lý vì mẹ phải chịu cơn đau dai dẳng, không biết khi nào chuyển dạ kết thúc.

- Sinh thường khiến mẹ bị són tiểu khi ho, rặn.

- Tổn thương âm đạo tầng sinh môn, dẫn đến cơn đau ở đáy chậu.

- Dễ bị lệch ngày dự sinh do tâm trạng của mẹ lo lắng, thấp thỏm.

- Mất máu nhiều hơn sinh thường, dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh.

- Thời gian phục hồi lâu hơn, kéo dài khoảng một tuần. Đồng thời, chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ vô cùng phức tạp.

- Dễ bị mất sữa hoặc ít sữa sau khi sinh.

- Để lại sẹo mổ trên bụng mất thẩm mỹ.

- Nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ rất cao.

- Xảy ra biến chứng muộn ở thai kỳ sau, như: mổ lấy thai lần hai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung hoặc thai bám sẹo mổ cũ.

3.2. Đối với thai nhi

Phương pháp Sinh thường Sinh mổ Ưu điểm

- Em bé được sinh thường có thể bú mẹ sau 2 giờ đầu. Nhờ vậy, bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình phát triển sau này.

- Nhờ sinh thường nên khi qua âm đạo của mẹ, thai nhi được tiếp xúc với vi sinh vật có lợi, từ đó kích thích hệ miễn dịch tối ưu.

- Trong quá trình sinh thường, lực ép của đường sinh giúp bé đẩy dịch trong phổi ra ngoài, hạn chế nguy cơ mắc bệnh hô hấp.

- Sinh mổ giúp em bé chào đời an toàn, không gặp phải tổn thương.

- Dễ khắc phục sự cố xảy ra, đặc biệt với thai nhi có kích thước quá lớn hoặc quá tuần dự sinh.

Hạn chế - Thai nhi có thể bị chấn thương nếu mẹ khó sinh hoặc sinh bằng dụng cụ hỗ trợ.

- Không được bú mẹ do thời gian cách ly mẹ và con sau sinh mổ.

- Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng do tác dụng của thuốc tê trong quá trình sinh mổ.

- Nguy cơ suy hô hấp sau sinh, do thai nhi được lấy ra trực tiếp từ buồng ối, không được ép nước ối trong phổi như sinh thường.

- Khả năng miễn dịch yếu, có thể bị suyễn khi trưởng thành vì không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi.

Nhìn chung, sinh thường đem lại lợi ích nhiều hơn so với sinh mổ. Tuy nhiên, để xác định phương pháp sinh phù hợp thì điều này phụ thuộc vào thể trạng của mẹ.

Nếu mẹ có sức khỏe ổn định và thai nhi phát triển bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì sinh thường là phương pháp “vượt cạn” tốt hơn. Ngược lại, trong trường hợp chuyển dạ kéo dài, mẹ bị sa dây rốn, có tiền sử phẫu thuật tử cung hoặc mắc phải bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu và tiền sản giật thì lúc này, sinh mổ là lựa chọn an toàn giúp bảo vệ cho mẹ và bé.

Tốt nhất để biết nên sinh thường hay sinh mổ tốt hơn, mẹ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn, để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời phát hiện, đánh giá nguy cơ có thể xảy ra, để đưa ra chỉ định đúng đắn, kịp thời.

Ngoài ra, để quá trình sinh con diễn ra suôn sẻ, thai phụ cần lưu ý:

  • Nắm rõ đặc điểm của mỗi phương pháp sinh thông qua lớp học tiền sản, truyền thông giáo dục sức khỏe, để phối hợp tốt với bác sĩ, từ đó đảm bảo “vượt cạn” thành công.
  • Nếu được chỉ định sinh thường, mẹ nên tìm hiểu cách rặn và thở phù hợp, để quá trình sinh con diễn ra nhanh chóng, không bị mất sức sau sinh.
  • Nếu được chỉ định sinh mổ, mẹ nên nắm rõ cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Sinh mổ và sinh thường cái nào tốt hơn năm 2024

Thêm vào đó, để có sức khỏe tối ưu, chuẩn bị cho hành trình sinh con sắp tới, mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu chất đạm (sữa chua, đậu phộng, phô mai…) giúp mẹ có năng lượng dồi dào, phục vụ cho quá trình sinh con.
  • Thực phẩm giàu chất xơ (cà rốt, khoai lang, súp lơ…) giúp mẹ dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
  • Thực phẩm giàu chất sắt (cá hồi, cải bó xôi, hạt bí ngô…) giúp mẹ ít mệt mỏi, dễ sinh con hơn; đồng thời ngăn ngừa thiếu máu cho thai nhi.
  • Thực phẩm giàu Axit Folic (lòng đỏ trứng, quả bơ, măng tây…) hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.

Quan trọng hơn, với 1 ly sữa bầu đều đặn mỗi ngày là mẹ và bé đã hấp thu đầy đủ dưỡng chất thiết yếu; đồng thời mẹ có nhiều năng lượng để quá trình “vượt cạn” thuận lợi.

Hiện nay, Frisomum Gold là thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn đồng hành trong suốt quá trình mang thai. Sản phẩm cung cấp hàm lượng cao Magie và vitamin nhóm B, giúp mẹ dễ tiêu hóa, giảm căng thẳng và mệt mỏi; đồng thời, cung cấp năng lượng dồi dào, để mẹ chăm sóc thai kỳ tốt hơn, có sức khỏe tham gia hoạt động thường nhật, cũng như dễ dàng sinh con sau này.

Cùng với đó, Frisomum Gold nổi bật với hệ dưỡng chất dành riêng cho bé, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12, giúp thai nhi phát triển tốt cân nặng, chiều cao, trí não, cũng như ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Sản phẩm còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt, Frisomum Gold có vị sữa thanh nhạt, với hương cam và hương vani tự nhiên cho mẹ uống ngon miệng mà không sợ bị nghén.