Sinh khiết là gì

Quá trình thực hiện thủ thuật này hoàn toàn không gây đau đớn và tỷ lệ rủi ro thấp. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lấy một mảnh da, mô của cơ quan hoặc khối u nghi ngờ và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu sinh thiết là gì, quá trình thực hiện và hiệu quả của xét nghiệm này như thế nào nhé!

Sinh thiết là gì?

Sinh thiết là gì? Đây là một thủ thuật y tế xét nghiệm với độ chính xác cao nhằm chẩn đoán hầu hết các bệnh ung thư. Các loại xét nghiệm hình ảnh như chụp CT và X – quang chỉ có thể giúp xác định các khu vực cần kiểm tra, nhưng không thể phân biệt giữa các tế bào thông thường và tế bào ung thư như xét nghiệm sinh thiết.

Sinh thiết được thực hiện bằng bằng việc lấy mẫu của mô từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, như da, nội tạng hay cấu trúc khác. Sau đó, mẫu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Mục đích của thủ thuật này thường hướng đến việc kiểm tra sự bất thường về chức năng của một bộ phận hoặc sự thay đổi cấu trúc tế bào bất thường như khối u, sưng, bướu…

Sinh thiết thường liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm thì không có nghĩa là bạn bị bệnh ung thư. Các bác sĩ sử dụng thủ thuật này để kiểm tra xem những bất thường trong cơ thể là do ung thư hay do các vấn đề khác.

Ví dụ, nếu một phụ nữ có một khối u ở vú, xét nghiệm hình ảnh sẽ xác nhận khối u. Sinh thiết sẽ giúp xác định liệu đó có phải ung thư vú hay một tình trạng nào khác, chẳng hạn như xơ hóa đa nang.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng liên quan đến ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để kiểm tra sau khi xác định được khu vực nghi ngờ bằng các xét nghiệm thông thường.

Các loại xét nghiệm sinh thiết

Sinh thiết được phân thành nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ chọn dựa trên tình trạng và khu vực nghi ngờ trên cơ thể. Dù bất cứ loại nào, bạn cũng sẽ được gây tê cục bộ để giảm đau khu vực được thực hiện. Dưới đây là một số loại phổ biến mà bạn nên biết:

1. Sinh thiết tủy xương

Bên trong một số xương lớn như xương hông hoặc xương đùi, các tế bào máu được sản xuất nhờ một vật liệu xốp gọi là tủy xương. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng có vấn đề với máu, bạn sẽ được sinh thiết tủy xương.

Xét nghiệm tủy xương có thể chẩn đoán các tình trạng ung thư và không ung thư như bệnh bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng hoặc ung thư hạch. Xét nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra xem các tế bào ung thư từ một bộ phận khác của cơ thể có di căn đến xương hay không.

Phần tủy xương được dễ dàng tiếp cận bằng cách sử dụng một cây kim dài chèn vào xương hông. Bên trong xương không thể bị gây tê, vì vậy một số người có thể cảm thấy đau âm ỉ trong quá trình thực hiện.

2. Sinh thiết nội soi

Sinh thiết nội soi được sử dụng để tiếp cận mô bên trong cơ thể nhằm thu thập các mẫu từ các bộ phận như bàng quang, đại tràng, phổi…

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng linh hoạt được gọi là ống nội soi có camera nhỏ và đèn. Bác sĩ sử dụng màn hình video để xem hình ảnh giúp thu thập mẫu dễ dàng hơn. Sau khi thực hiện, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, đầy hơi, đầy hơi hoặc đau họng.

Sinh thiết nội soi có thể được thực hiện qua vết mổ nhỏ trên cơ thể, hoặc thông qua các bộ phận bao gồm miệng, mũi, trực tràng hoặc niệu đạo. Quá trình thực hiện thường mất từ 5 – 20 phút.

3. Sinh thiết kim

Xét nghiệm này được sử dụng để thu thập các mẫu da, hoặc bất kỳ mô nào có thể dễ dàng tiếp cận dưới da. Các loại sinh thiết kim khác nhau bao gồm:

• Kim lõi: Xét nghiệm này sử dụng kim cỡ trung bình, lớn để tiếp cận lõi mô trung tâm. Ví dụ lấy mô từ lõi trung tâm khối u trong vú.

• Kim nhỏ: Xét nghiệm này sử dụng một kim nhỏ được gắn vào ống tiêm, cho phép rút chất lỏng và tế bào, dùng trong trường hợp bướu, khối u sờ thấy được.

• Tựa trục: Thủ thuật này được thực hiện cho những khu vực không sờ thấy được, nhưng nhìn thấy qua hình chụp X – quang hoặc CT để bác sĩ có thể tiếp cận các khu vực cụ thể, như phổi, gan hoặc các cơ quan khác.

• Hỗ trợ chân không: Là loại xét nghiệm hỗ trợ thiết bị hút chân không, giúp tổn thương, mổ và không bị sẹo to, thường sử dụng trong xét nghiệm vú.

4. Sinh thiết da

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể cần một mẫu mô hay tế bào của bệnh nhân để giúp chẩn đoán bệnh hay xác định ung thư. Việc lấy mô hay tế bào để phân tích được gọi là sinh thiết. Sinh thiết nghe có vẻ đáng sợ nhưng điều quan trọng cần nhớ là hầu hết quá trình này hoàn toàn không gây đau và ít rủi ro. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà một phần da, mô, cơ quan hay khối u nghi ngờ sẽ được phẫu thuật cắt bỏ để gửi tới phòng xét nghiệm để xét nghiệm.

Tại sao phải thực hiện sinh thiết?

Nếu bạn đang có những triệu chứng thường liên quan đến ung thư và bác sĩ đã xác định vị trí nghi ngờ, họ có thể sẽ đề nghị sinh thiết để xác định xem khu vực đó có phải là ung thư hay không.

Sinh thiết là cách duy nhất để chắc chắn chẩn đoán hầu hết các bệnh ung thư. Các xét nghiệm hình ảnh học như CT hay X-quang có thể xác định được khu vực nghi ngờ nhưng không thể phân biệt được tế bào ung thư và tế bào không phải ung thư.

Sinh thiết thường là chỉ định liên quan tới ung thư nhưng khi bác sĩ đề nghị làm sinh thiết không có nghĩa là bệnh nhân bị ung thư. Bác sĩ sử dụng sinh thiết để kiểm tra xem những bất thường ở cơ thể người bệnh là do ung thư hay do tình trạng bệnh lý khác. Ví dụ: nếu một phụ nữ có một khối u trong vú, xét nghiệm hình ảnh sẽ xác nhận khối u, nhưng sinh thiết là cách duy nhất để xác định đó là ung thư vú hay một tình trạng không phải ung thư khác chẳng hạn như xơ nang.

Các loại sinh thiết

Sinh thiết có rất nhiều loại khác nhau, tuỳ vào tình trạng bệnh và khu vực cần được đánh giá kĩ hơn mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại sinh thiết phù hợp. Dù là loại sinh thiết nào, bệnh nhân cũng sẽ được gây tê tại chỗ khu vực thực hiện lấy mẫu mô hay tế bào.

Sinh thiết tuỷ xương

Tuỷ xương nằm bên trong những xương lớn của cơ thể [như xương hông hay xương đùi], nó là nơi tạo ra các tế bào máu.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề về máu, họ có thể sẽ đề nghị sinh thiết tuỷ xương. Xét nghiệm này có thể xác định được cả tình trạng ung thư hay không ung thư như: bệnh bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng hay ung thư hạch. Nó cũng có thể đánh giá được các tế bào ung thư từ khu vực khác của cơ thể có di căn tới xương hay không.

Sinh thiết nội soi

Sinh thiết nội soi được áp dụng khi muốn lấy mẫu các mô bên trong cơ thể như bàng quang, ruột già và phổi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi bao gồm một camera nhỏ và một đèn ở đầu ống soi. Màn hình theo dõi video cho phép bác sĩ nhìn thấy được các tạng bên trong. Một dụng cụ phẫu thuật nhỏ cũng được đưa vào trong ống nội soi từ đó có thể thu thập được mẫu mô cần thiết.

Nội soi có thể được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ trên cơ thể hay thông qua những lỗ tự nhiên của cơ thể như miệng, mũi, trực tràng hay niệu đạo. Thời gian của quá trình này kéo dài từ 5 đến 20 phút. Sau khi thực hiện xong quá trình này, bạn có thể cảm thấy khó chịu một chút hoặc có thể bị sưng, đầy hơi hay đau họng. Tất cả những điều này sẽ qua đi nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng thì nên liên hệ với bác sĩ.

Sinh thiết kim

Sinh thiết kim được sử dụng để thu thập các mẫu da hoặc bất kỳ mẫu mô nào có thể tiếp cận dễ dàng ở dưới da. Có các loại sinh thiết kim như sau:

  • Sinh thiết kim lõi: sử dụng kim có kích cỡ trung bình để lấy mẫu theo cột mô.
  • Sinh thiết kim nhỏ: sử dụng kim mỏng để gắn vào ống tiếp, cho phép lấy dịch và tế bào ra ngoài.
  • Sinh thiết có hướng dẫn bằng hình ảnh học như Xquang, CT scans: cách này giúp bác sĩ có thể tiếp cận những khu vực cụ thể như phổi, gan hay các cơ quan khác.
  • Sinh thiết có hỗ trợ chân không: sử dụng lực hút chân không để thu nhập tế bào.

Sinh thiết da

Nếu bạn bị phát ban hay tổn thương trên da nghi ngờ bệnh lý nào đó, tình trạng này không đáp ứng với phương pháp điều trị của bác sĩ hay không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể tiến hành hay yêu cầu sinh thiết vùng da liên quan. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ và loại bỏ một phần nhỏ của khu vực bằng lưỡi dao cạo, dao mổ hay bấm mẫu mô. Mẫu thu được sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tìm nguyên nhân như nhiễm trùng, ung thư và viêm các cấu trúc da hay mạch máu.

Sinh thiết phẫu thuật

Đôi khi bệnh nhân có thể có một khu vực nghi ngờ mà các phương pháp được mô tả ở trên không thể tiếp cận an toàn hay hiệu quả hay kết quả của các mẫu sinh thiết khác là âm tính. Ví dụ: một khối u ở bụng gần động mạch chủ, trong trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật có thể cần lấy bệnh phẩm bằng nội soi hay bằng phương pháp truyền thống.

Rủi ro của sinh thiết

Bất kì thủ thuật y khoa nào liên quan đến xâm lấn da đều có nguy cơ nhiễm trùng hay chảy máu. Tuy nhiên, đối với sinh thiết, vết rạch nhỏ và đặc biệt trong trường hợp sinh thiết kim thì rủi ro lại càng thấp hơn.

Chuẩn bị trước sinh thiết

Trước khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân có thể được yêu cầu như chuẩn bị ruột, chế độ ăn lỏng không màu hay không ăn uống gì. Bác sĩ sẽ hướng dẫn những việc cần làm trước khi làm thủ thuật.

Như thường lệ trước khi tiến hành thủ thuật y khoa, bác sĩ cần biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng mà bệnh nhân đang dùng. Bệnh nhân có thể cần ngưng dùng một số loại thuốc trước khi làm sinh thiết như aspirin hay thuốc chống viêm không steroid.

Theo dõi sau sinh thiết

Sau khi mẫu mô được lấy, bác sĩ sẽ cần phân tích chúng. Trong một vài trường hợp, kết quả có thể có ngay tại thời điểm làm thủ thuật. Tuy nhiên, các mẫu bệnh phẩm thường sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và kết quả có thể có sau vài ngày đến vài tuần.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh hay có thể thảo luận với bệnh nhân về các bước tiếp theo trong buổi tái khám. Nếu kết quả cho thấy dấu hiệu của ung thư, bác sĩ sẽ cho người bệnh biết về loại ung thư và giai đoạn của bệnh từ mẫu sinh thiết. Nếu người bệnh được sinh thiết vì một tình trạng nào khác không phải ung thư, kết quả có thể hướng cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị.

Nếu kết quả âm tính nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ ung thư hay bệnh lý khác, người bệnh có thể cần phải được thực hiện một sinh thiết khác hay áp dụng phương pháp sinh thiết khác. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh liệu trình tốt nhất lúc này. Nếu người bệnh có bất kì câu hỏi về trước, trong hay sau thủ thuật sinh thiết, đừng e ngại thảo luận điều này với bác sĩ. Bệnh nhân có thể viết những câu hỏi của mình và thảo luận với bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề