Sinh đôi được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày năm 2024

Mang thai và sinh một lúc hai con đồng nghĩa với việc sự vất vả cũng tăng lên gấp đôi. Do đó, chế độ thai sản khi sinh đôi cũng được ưu tiên thêm nhiều quyền lợi hơn so với trường hợp chỉ sinh một con.

1. Tăng gấp đôi tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Do đó, nếu sinh đôi thì mức trợ cấp một lần cũng sẽ tăng gấp đôi, tức người lao động được hưởng 04 lần mức lương cơ sở. Tương tự, với trường hợp sinh ba thì mức trợ cấp thai sản là 06 lần mức lương cơ sở…

Với mức lương cơ sở tính đến 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng; từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng thì mức trợ cấp thai sản một lần khi sinh đôi tạm tình như sau:

- Đến hết ngày 30/6/2023: Trợ cấp 1 lần = 1,49 triệu đồng x 4 = 5,96 triệu đồng.

- Từ 01/7/2023: Trợ cấp 1 lần = 1,8 triệu đồng x 4 = 7,2 triệu đồng.

Tiền trợ cấp 1 lần được chi trả cho người mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Nếu người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, tiền trợ cấp 1 lần sẽ được thanh toán cho người cha đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con.

Sinh đôi được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày năm 2024
Chế độ thai sản khi sinh đôi có gì đặc biệt? (Ảnh minh họa)

2. Vợ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng, nhận nhiều tiền hơn

Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, với mỗi con sinh thêm, lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.

Như vậy, khi sinh đôi lao động nữ sẽ được nghỉ 07 tháng thai sản, nếu sinh ba thì được nghỉ 08 tháng thai sản…

Tương ứng với thời gian nghỉ dài hơn, số tiền trợ cấp chi trả cho quá trình nghỉ thai sản của người lao động cũng nhiều hơn. Tiền chế độ thai sản trong thời gian 07 tháng nghỉ thai sản do sinh đôi được tính theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Mức hưởng

\=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

7 tháng

3. Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ đến 14 ngày

Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu như trường hợp vợ sinh một con, người chồng đang đóng BHXH được nghỉ 05 ngày làm việc hoặc 07 ngày nếu vợ sinh mổ, thì trong trường hợp vợ sinh đôi, số ngày nghỉ của người chồng cũng kéo dài hơn.

Cụ thể:

- Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày làm việc;

- Nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

- Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải sinh mổ thì chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.

Nhờ đó, mà người chồng có thêm thời gian để chăm sóc vợ con trước khi quay trở lại làm việc. Trong những ngày nghỉ này, lao động nam sẽ nhận được số tiền chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng

\=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

Sinh đôi được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày năm 2024
Vợ sinh đôi chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? (Ảnh minh họa)

4. Lao động nữ được nghỉ chế độ dưỡng sức đến 10 ngày

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ ngay sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản mà quay lại làm việc, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 - 10 ngày.

Nếu như sinh một con chỉ được nghỉ 05 hoặc 07 ngày, lao động nữ sinh đôi sẽ được nghỉ chế độ dưỡng sức tối đa 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần).

Với mỗi ngày nghỉ, lao động nữ sẽ được thanh toán 30% mức lương cơ sở. Tương ứng với đó, trong 10 ngày nghỉ, lao động nữ sẽ nhận được số tiền sau:

Như vậy, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Sinh đôi được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày năm 2024

Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 quy định cụ thể:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Do đó, theo quy định trên thì số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường sẽ thuộc trường hợp khác và được nghỉ tối đa là 5 ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời hạn giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức trong bao lâu?

Căn cứ theo quy định khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo quy định như sau:

Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Công tác rà soát, kiểm tra
5.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
5.1.1. Rà soát, kiểm tra
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đang quản lý; dữ liệu thu, chi quỹ ốm đau, thai sản; dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, GĐYK; dữ liệu về quản lý dân cư (nếu có), rà soát, đối chiếu, phân tích dữ liệu để xác định các trường hợp có biểu hiện lạm dụng quỹ BHXH, lập Danh sách các đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn đề nghị kiểm tra (mẫu số 01A-HSB) chuyển Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra.
5.1.2. Kế hoạch kiểm tra
a) Định kỳ: Hằng năm, phối hợp với Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn. Số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra định kỳ do Giám đốc BHXH quyết định.
b) Đột xuất: Căn cứ vào dữ liệu rà soát trên hệ thống phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì lập danh sách và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan (Bộ phận Thanh tra kiểm tra, Bộ phận KHTC, Bộ phận TN - Trả KQ, Bộ phận Giám định BHYT) đề xuất Giám đốc quyết định kiểm tra các đơn vị ngoài danh sách kiểm tra định kỳ.
5.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH: Thực hiện như quy định tại điểm 5.1 khoản này và thực hiện kiểm tra các đơn vị SDLĐ do BHXH huyện giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày công ty bạn nộp hồ sơ đầy đủ

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Nghỉ dưỡng sức sau sinh thường được bao nhiêu ngay?

Theo đó, trường hợp lao động nữ sinh thường sẽ được nghỉ dưỡng sức sinh sinh 05 ngày hoặc 10 ngày tùy vào số con sinh ra, cụ thể: - Sinh 01 con: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày. - Sinh đôi trở lên: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày.

Sinh đôi được nghỉ bao nhiêu ngay?

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Như vậy, lao động nữ khi sinh đôi được nghỉ 7 tháng để chăm sóc con nhỏ.

Nghỉ dưỡng sức 7 ngay được bao nhiêu tiền?

Theo đó, khi người lao động nghỉ dưỡng sức thì được hưởng tiền dưỡng sức một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, tương đương 540.000 đồng/ngày. - Nghỉ 10 ngày: Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 10 ngày = 5,4 triệu đồng. - Nghỉ 07 ngày: Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 7 ngày = 3,78 triệu đồng.

Khi vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngay?

  1. 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.