SCIC và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Theo đó, ngoài phương án là cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ, “siêu ủy ban quản vốn Nhà nước” này cũng có thể được nâng cấp từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước [SCIC].

Minh họa. Nguồn Internet

Chính phủ nhìn nhận, việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN không làm giảm vai trò, mà tạo điều kiện cho các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc nâng cao hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN và DN có vốn Nhà nước. Trên cơ sở ý kiến của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo các bộ: Nội vụ, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, bám sát theo đúng các quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN, để hoàn thiện đề án theo hai mô hình cơ quan chuyên trách.

Thứ nhất, mô hình cơ quan chuyên trách là ủy ban thuộc Chính phủ, với 2 phương án. Phương án một, thành lập mới cơ quan chuyên trách trên cơ sở điều chuyển cán bộ tại các bộ, ngành liên quan, bổ sung một số nhân sự đủ điều kiện từ SCIC, bảo đảm không làm tăng biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cơ quan này quản lý danh mục khoảng 30 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và DN có vốn Nhà nước quy mô lớn, trong đó bao gồm SCIC là đầu mối độc lập để quản lý và thoái vốn tại các công ty cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ. Đây là phương án chính. Phương án 2, nâng cấp SCIC thành Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DN để quản lý DN 100% vốn Nhà nước và DN có vốn Nhà nước.Thứ 2, mô hình cơ quan chuyên trách là DN, nhằm tăng cường, củng cố, kiện toàn SCIC là DN trực thuộc Chính phủ làm chức năng đại diện chủ sở hữu [tăng địa vị pháp lý, nhân lực]; trong đó làm rõ đầu mối quản lý danh mục công ty cổ phần do SCIC hiện đang quản lý và các công ty cổ phần mà các bộ, ngành, địa phương sẽ bàn giao trong thời gian tới.Phó Thủ tướng đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì với các bộ tập trung phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình, phương án một cách toàn diện, khách quan.Trước đó, quan điểm của Chính phủ là siêu ủy ban này sẽ giúp tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN, thay vì phân tán ở các bộ như hiện nay.

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước [tên giao dịch tiếng Anh: State Capital and Investment Corporation, viết tắt SCIC] là một Tổng Công ty, doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt của Việt Nam được thành lập vào năm 2005 và bắt đầu chính thức hoạt động từ tháng 8 năm 2006.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Loại hình

Ngành nghềThành lậpTrụ sở chính

Thành viên chủchốt

Lợinhuận kinhdoanh

Lãi thực

Website
State Capital and Investment Corporation
Tổng Công ty Nhà nước
Tài chính, Đầu tư Vốn và các dịch vụ khác
20 tháng 6 năm 2005
Tầng 23 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng Cầu Giấy, Hà Nội.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Nguyễn Chí Thành
Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Huy
18.629 tỷ đồng [2016]
15.826 tỷ đồng [2016]
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước

SCIC là chủ đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các doanh nghiệp mà chính phủ góp vốn. SCIC có quyền đầu tư tài chính và kinh doanh vốn [mua hoặc bán vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa] theo nguyên tắc thị trường.

Mục lục

  • 1 Cơ cấu Tổ chức
  • 2 Sản xuất Kinh doanh
  • 3 Lịch sử
  • 4 Tham khảo và liên kết ngoài
  • 5 Tham khảo

Cơ cấu Tổ chứcSửa đổi

  • Hội đồng thành viên:
    Gồm những thành viên chịu trách nhiệm về phần vốn nhà nước tại Tổng công ty gồm đại diện các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư.
    Giúp việc cho Hội đồng thành viên có:
    • Các ủy ban chuyên môn
    • Hội đồng cố vấn [dự kiến].
  • Ban giám đốc:

Gồm các thành viên điều hành các hoạt động kinh doanh thường kỳ của Tổng công ty.
Giúp việc cho ban giám đốc gồm có:

  • Văn phòng điều hành
  • Ban quản lý vốn đầu tư I: Tài chính - Ngân hàng
  • Ban quản lý vốn đầu tư II: Năng lượng - Xây dựng - Giao thông vận tải
  • Ban quản lý vốn đầu tư III: Nông nghiệp - Dược
  • Ban quản lý vốn đầu tư IV: Thương mại - Dịch vụ
  • Ban Đầu tư kinh doanh: Dự án đầu tư mới
  • Ban Kế hoạch tổng hợp
  • Ban Tài chính Kế toán
  • Ban Quản lý rủi ro
  • Ban Pháp chế
  • Ban Công nghệ thông tin
  • Ban Tổ chức cán bộ và đào tạo
  • Văn phòng Đảng - Đoàn
  • Chi nhánh khu vực Phía Nam
  • Chi nhánh khu vực Miền Trung
  • Các công ty Thành viên
  • Các công ty Liên kết.

Sản xuất Kinh doanhSửa đổi

  • Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
    • Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
    • Đầu tư [bổ sung] hoặc thoái đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC.
    • Cơ cấu lại doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC.
  • Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
    • Đầu tư vào những ngành, lĩnh vực quan trọng cần có sự tham gia của nhà nước.
    • Góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác.
    • Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.
  • Dịch vụ tư vấn tài chính:
    • Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp.
    • Tư vấn cổ phần hóa.
    • Tư vấn đầu tư.
    • Bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
  • Huy động vốn:
    • Vay vốn.
    • Phát hành trái phiếu trên thị trường trong và ngoài nước.
    • Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư.
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu tư kinh doanh vốn:
    • Tổ chức, tham gia các diễn đàn đầu tư trong nước và quốc tế.
    • Đàm phán, ký kết, tiếp nhận các khoản vay, viện trợ của nước ngoài.
  • Các dịch vụ hỗ trợ khác:
    • Tổ chức chương trình đào tạo cho doanh nghiệp có vốn góp của SCIC.
    • Tổ chức hội thảo, cung cấp thông tin kinh tế, cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lịch sửSửa đổi

  • Ngày 20 Tháng 6 Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước [SCIC]. Ngày 16/6/2014 Chinh phủ đã ban hành Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức hoạt động của SCIC thay thế cho QĐ 151.
  • Từ tháng 8 năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước chính thức đi vào hoạt động.
  • Ngày 10 tháng 6 năm 2010, SCIC được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 992/QĐ-TTg.
  • Ngày 1 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.
  • Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 151/2013/NĐ-CP và Nghị định số 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Tham khảo và liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
  • Website Bộ tài chính

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề