Triều đại nhà thanh sau khi thành lập đã đặt kinh đô tại ma cao

06:30, 02/02/2022

Thế kỷ 18 trong lịch sử Việt Nam được xem là “thế kỷ nông dân khởi nghĩa” mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, vương triều Tây Sơn được thành lập [năm 1778].

Trong ba anh em nhà Tây Sơn, chỉ có vương Nguyễn Huệ tồn tại vững chắc nhất, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 18. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn [nay thuộc làng Kiên Mĩ, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định]. Cuộc đời chinh chiến của ông từ năm 18 tuổi oai hùng lẫm liệt đánh nam, dẹp bắc suốt 20 năm, lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung năm 36 tuổi, trị quốc 3 năm.

Cầu hôn công chúa nhà Thanh và ý định đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng

Sau khi Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh [Tết Kỷ Dậu 1789], vua nhà Thanh thời bấy giờ là Càn Long đã ra lệnh động binh chín tỉnh, trù tính xâm lược báo thù, nhưng e ngại sức mạnh của nhà Tây Sơn. Còn vua Quang Trung đặt danh dự quốc gia lên hàng đầu, mục tiêu ngoại giao là kiên quyết đấu tranh với nhà Thanh để đòi hủy bỏ lệ “cống người vàng” do “thiên triều” áp đặt [bắt đầu từ thế kỷ 15], đồng thời buộc nhà Thanh bãi bỏ chiến tranh và phong vương cho Quang Trung.

Đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết [TP. Vinh, Nghệ An]. Ảnh: Khánh Hoan

Sắc phong ngày 22 tháng 6 năm Kỷ Dậu viết bằng hai thứ chữ Mãn - Hán đóng Ngự bảo [dấu của nhà vua Càn Long] đồng ý phong vương. Để tỏ lòng biết ơn, Quang Trung đề nghị Ngô Thì Nhậm thay mặt vua viết tâm thư “Bang giao hảo thoại” và tổ chức chuyến đi sứ sang Yên Kinh triều cận. Đó là một chuyến bang giao chưa từng có trong lịch sử nước ta mà theo lời Phan Huy Ích, một thành viên trong phái đoàn kể lại, thì “từ trước đến giờ, người mình đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế”. Nắm bắt tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của nhà Thanh [gây chiến báo thù thì sợ thua, chấp nhận giảng hòa thì sợ nhục], với tư tưởng “chiến hòa quyền ở tay mình, mà hòa mục thực ai cũng muốn”, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm chủ động tiến công ngoại giao trên tư thế của người chiến thắng. Với những lập luận sắc bén và đanh thép, lời lẽ khéo léo, hợp tình, hợp lý, Ngô Thì Nhậm đã góp phần đáng kể vào thắng lợi của triều đại Tây Sơn và đứng vào hàng ngũ những nhà ngoại giao lỗi lạc trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Sách Hoàng Lê nhất thống chí có chép: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn”. Câu chuyện vua Quang Trung có ý định cưới công chúa con vua Càn Long được thể hiện qua “Bang giao hảo thoại” do Ngô Thì Nhậm chắp bút, được ghi chép cẩn thận: ”Ngước thấy: Thanh triều gây nền từ núi Băng Thạch, dựng nghiệp vua, con cháu ức muôn đời phồn thịnh. Từ trước đến nay, chế độ nhà trời, công chúa gả xuống, tất phải lấy người tôn quý mới chọn đẹp duyên, không có lệ rộng ra đến các bề tôi ở ngoài...”. Việc vua Quang Trung muốn lấy con gái của Càn Long là có kế hoạch rõ ràng và đằng sau của ý định hỏi cưới này ẩn chứa một tham vọng lớn: đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng [Quảng Tây, Quảng Đông]. Sắc chỉ viết ngày 15 tháng 4 năm 1792 vua Càn Long gửi Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn có chép: “Chuẩn y lời cầu hôn của Quang Trung, sai Bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, vua Càn Long đồng ý, nhưng chỉ Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như của hồi môn cho con gái”.

Trong khi mọi việc đang được chuẩn bị kỹ lưỡng thì vào giờ Tý ngày 24 tháng 7 nhuận năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà. Lịch sử vương triều Tây Sơn sang trang mới. Nguyện ước cầu hôn công chúa Mãn Thanh để bang giao hai dân tộc, hai quốc gia và đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng một thời thuộc Âu Lạc của Hoàng đế Quang Trung đã không thành hiện thực.

Xây dựng Phượng Hoàng Trung đô

Khi chưa lên ngôi, Quang Trung Nguyễn Huệ đã để ý đến việc tìm đất xây dựng kinh đô ở Nghệ An. Trong chiếu ngày 1 tháng 6 năm Mậu Thân [1788] gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Quang Trung viết: “Chiếu truyền cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được biết: Ngày trước ủy thác cho Phu Tử về Nghệ An xem đất đóng đô cho kịp kỳ này ngự giá ở Bắc về trú. Sao ta về tới đây thấy chưa được việc gì? Nay ta hãy hồi giá về Phú Xuân cho sĩ tốt nghỉ ngơi. Vậy ban chiếu xuống cho Phu Tử nên sớm cùng ông Trấn thủ cẩn thận tính toán và làm việc xem đất đóng đô tại Phù Thạch”. Như vậy, việc giao trách nhiệm chọn đất đóng đô phải diễn ra trước đó. Sở dĩ Quang Trung chọn đất đóng đô ở Nghệ An vì đây là quê hương, gốc gác của ông.

Núi Dũng Quyết, nơi vua Trung chọn xây thành Phượng Hoàng.

Lựa chọn, trao đổi mãi, cuối cùng Nguyễn Thiếp cũng chọn được địa điểm để xây dựng kinh đô. Đó là vùng đất nằm giữa núi Quyết và núi Kỳ Lân, tên địa phương là Rú Mèo, thuộc làng Dũng Quyết, xã Yên Trường, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An [nay thuộc phường Trung Đô, TP. Vinh]. Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì ở đây triều đình Tây Sơn đã xây dựng một số công trình như đắp thành đất xung quanh, xây dựng lầu Rồng ba tầng, điện Thái Hòa và hai dãy hành lang: “Quang Trung liền sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất xung quanh và sai các quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng tòa lầu ba tầng cùng hai dãy hành lang, để phòng dùng đến khi có lễ triều hạ”.

Những ngày lâm bệnh nặng, trước khi mất, vua Quang Trung cho triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về kinh và dặn rằng: “Sau khi ta mất, nên trong một tháng táng cho xong. Việc tang làm qua loa mà thôi. Các ngươi nên giúp lập Thái tử sớm dời đô ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không thế thì quân Gia Định sẽ tới, các ngươi không có chỗ chôn thân” [Đại Nam chính biên liệt truyện].

Sau khi vua Quang Trung mất, việc xây dựng Phượng Hoàng Trung đô bị gác lại, triều đình Quang Toản không hề nhắc đến việc dời đô ra Nghệ An như ý nguyện của tiền nhân. Năm 1801, Phú Xuân thất thủ, triều đình Quang Toản kéo nhau ra Bắc Hà, đóng đô ở Thăng Long. Phượng Hoàng Trung đô chỉ còn là dấu tích buồn ở phía Nam TP. Vinh, Nghệ An.

Võ Hữu Lộc
 

Nam Kinh, thủ đô vĩ đại của Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc ngày nay, nhưng trong nhiều thế kỷ, đất nước này được điều hành từ Nam Kinh, thành phố lịch sử nằm hai bên bờ sông Dương Tử.

Nay, được công nhận là một trong bốn kinh đô vĩ đại của Trung Quốc, dấu ấn của hàng thế kỷ huy hoàng và cao quý vẫn hiện rõ trên nền trời Nam Kinh hiện đại - nếu như bạn biết cách nhìn và nhận biết.

Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa

Hoành Điếm và giấc mơ 'Chinawood'

Quảng cáo

Đại Vận Hà: công trình vĩ đại bị lãng quên ở Bắc Kinh

Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là khu vực chân đồi phía nam thị trấn Trung Sơn, hay còn gọi là Tử Kim Sơn, nằm cách trung tâm thành phố 16km về phía đông.

Nơi đây có lăng tẩm của vị hoàng đế đầu tiên triều nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, được chôn cất cùng hoàng hậu.

Sau khi đánh bại quân Mông Cổ vào 1368, ông lấy Nam Kinh làm kinh đô, do nơi đây có diện tích rộng lớn và nằm ở vị trí tiện giao thương.

Nam Kinh đã từng nhiều lần được chọn làm kinh đô trong lịch sử nhiều xáo trộn của Trung Quốc với các vương quốc, các triều đại, nhưng Chu là người đã lần đầu tiên củng cố vị thế kinh thành này trong thời gian 53 năm đầu tiên của triều Minh.

Nguồn hình ảnh, Eva Rammeloo

Chụp lại hình ảnh,

Các chiến binh bằng đá bên ngoài lăng mộ của triều nhà Minh

Theo phong tục thời đó, Minh Thái Tổ đã ra lệnh xây một lăng tẩm đầy ấn tượng, với nhiều gian, nhiều cung điện, nhằm phô trương cảnh thịnh vượng, thái bình của giang san mà vua trị vì.

Bắc Sơn Thành và cuộc chiến âm thanh Trung-Đài

Hương thơm đắt hơn vàng

Thành phố Đức được người TQ yêu mến

Phải mất tới hơn 30 năm mới xây xong khu mộ. Minh Thái Tổ băng hà và được chôn cất tại đây vào năm 1398.

Tôi tới thăm vào tháng Chín. Khi đó, không khí có độ ẩm cao. Tôi trèo lên theo lối đi bên triền đồi đầy cây cỏ thơm lành và những giỏ cây được treo lên.

Ở hai bên lối đi, các chiến binh bằng đá đứng canh gác bên cạnh những chú voi, sư tử và ngựa được làm to bằng kích cỡ thực tế, chạm trổ từ những khối đá lớn.

Khu lăng mộ gồm một số các gian trống, các cổng đi qua và các tượng đài được trang trí bằng các trụ cột lớn có chạm trổ, và các máng xối.

Các phần mái đẹp đẽ được sơn màu đỏ, xanh dương và vàng rạng rỡ, còn các trần nhà thì được trang trí như trong tưởng tượng.

Một trong những tượng đài bắt mắt nhất là một bia đá đặt trên lưng con rùa đá khổng lồ ở gian Tứ Phương Thành mới được phục chế gần đây, ở gần lối vào lăng tẩm.

Tại Trung Quốc, rùa tượng trưng cho trường thọ.

Trong bảo tàng ở đó có trưng bày những chiếc lược gỗ, cặp gài tóc, dao và các bình gốm được làm thủ công đẹp đẽ, là những món đồ vật được tìm thấy tại địa điểm lăng mộ.

Tuy lăng mộ thật của Minh Thái Tổ vẫn chưa được khai quật, nhưng các khoa học gia Trung Quốc tin rằng nó có một mê cung gồm các lối đi chứa đầy đồ châu báu nằm dưới mặt đất chờ ngày được phát hiện.

Nguồn hình ảnh, traveler1116/iStock

Chụp lại hình ảnh,

Hiếu lăng nằm ở chân đồi thị trấn Trung Sơn

Mê cung Nam Kinh khiến bất kỳ kẻ đột nhập nào cũng cảm thấy bối rối lẫn lộn.

Kinh Thi trong đời sống và tư tưởng Trung Hoa

Vì sao giới nhà giàu TQ đổ tiền mua tranh Picasso?

Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Di sản đáng kể khác của Minh Thái Tổ là việc xây dựng một bức tường bao quanh Nam Kinh, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành. Lớp vữa sau sáu thế kỷ vẫn giúp giữ những viên gạch trường tồn.

Ngay ở phía nam trung tâm thành phố là Trung Hoa Môn, cổng vào lớn nhất trong số 13 cổng nguyên thuỷ của bức tường thành đồng thời là hệ phòng thủ khổng lồ gồm có các sân trong và thành luỹ.

Ở chân tường có 13 cái hang, giấu được khoảng 3.000 lính nếu kinh thành bị tấn công. Đội quân này sẽ âm thầm chờ đợi trong bóng đen cho tới khi kẻ thù tiến vào phần đầu tiên của khu tổ hợp phòng thủ. Cổng thành khi đó sẽ được hạ thấp xuống và kẻ thù sẽ bị mắc kẹt trong các khu vực sân nhỏ bên trong, và binh lính Nam Kinh sẽ xông ra giao chiến.

Nguồn hình ảnh, China Photos/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Tượng chiến binh đứng ở cổng Trung Hoa Môn

Các hang ngầm tạo cảm giác sợ bị giam hãm, cho nên tôi nhanh chóng thoát ra trở lại nơi có ánh sáng, rồi trèo lên tường thành. Đứng ở trên phóng mắt ra nhìn cảnh tượng thật tuyệt vời về các trận chiến diễn ra trên nóc tường thành chạy dọc theo những địa điểm xây dựng và những toà nhà chung cư hiện đại, xấu xí - như một căn dặn về tình trạng hiện đại hoá nhanh chóng của Nam Kinh.

Nơi lá cờ Trung Hoa Dân Quốc ngạo nghễ tung bay

Kinh đô được dời về Bắc Kinh vào năm 1421 cho tới hết triều Minh và hầu hết thời gian trị vì của nhà Thanh [1644-1911], nhưng lại được chuyển vể Nam Kinh vào năm 1912, khi đế chế sụp đổ và Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, nhân vật cộng hoà theo chủ nghĩa dân tuý, lên nắm quyền.

Ngày nay, lá cờ Cộng hoà vẫn ngạo nghễ tung bay tại các cổng của dinh tổng thống ở Nam Kinh. Đó là hình ảnh, biểu tượng không được trưng ra công khai ở bất kỳ nơi nào khác trên quốc gia nay là nhà nước cộng sản này.

Nguồn hình ảnh, Juan Luis/Flickr/CC BY-SA 2.0

Chụp lại hình ảnh,

Những bức tượng được chạm khắc với thần thái dữ tợn đặt bên ngoài lăng Tôn Trung Sơn

Khi tôi tới thăm, các trụ sở văn phòng chính phủ vẫn đang bày những chiếc máy chữ kiểu cổ, những giấy tờ tài liệu đã nhạt phai màu chữ được lồng trưng bày trong khung kính.

Tôi tưởng tượng ra cảnh Tôn Trung Sơn lang thang với những người bạn tâm giao của ông trong khu vườn Trung Hoa thanh nhã, nơi có cây cầu zigzag, có hồ cá.

Đó là những thời điểm hỗn loạn sau khi nhà nước Cộng hoà được thành lập. Bắc Kinh nhanh chóng được chọn làm thủ đô trở lại, nhưng Tưởng Giới Thạch, người lên thay Tôn Trung Sơn, đã đưa ngôi vị thủ đô trở về cho Nam Kinh vào năm 1927.

Sau hết, đây là nơi mà triều đại nhà Minh rực rỡ đã trị vì trong suốt sáu thế kỷ, đặt nền tảng cho Trung Hoa hiện đại.

Nguồn hình ảnh, Peter Dowley/Flickr/CC-BY-2.0

Chụp lại hình ảnh,

Lăng mộ Tôn Trung Sơn tại Nam Kinh

Để làm nổi bật thanh thế của Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã cho làm một lăng mộ cho Tôn Trung Sơn, người qua đời vào năm 1925. Nó chỉ cách lăng mộ của Minh Thái Tổ có 10 phút đi bộ, và là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất trong thành phố. Người ta cho rằng Quốc Dân Đảng, phong trào cách mạng của Tôn và Tưởng, đã chi 1,5 triệu nhân dân tệ cho nơi này.

Những bậc thang tưởng chừng như bất tận dẫn tôi tới đỉnh đồi, nơi quách, có hình ảnh Tôn Trung Sơn bằng đá, hiện lên tạo cảnh vô cùng ấn tượng.

Bên trong, bức trần màu xanh nhạt của gian phòng được trang trí với những ngôi sao vàng, là các màu của Quốc Dân Đảng.

Nguồn hình ảnh, Alain Le Garsmeur/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Bức tượng đá vị lãnh tụ Trung Quốc Tôn Trung Sơn

Mộ Tôn Trung Sơn hiện đại hơn nhiều so với lăng mộ của Minh Thái Tổ, nơi mà qua nhiều thế kỷ dường như đã trở thành một phần của ngọn núi.

Sau khi đi bộ qua hàng thế kỷ lịch sử, tôi cảm thấy như cuối cùng thì mình đã đi hết một vòng đầy đủ. Đây là nơi yên nghỉ của cả người đầu tiên lẫn người cuối cùng trao cho Nam Kinh vị thế thủ đô

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Video liên quan

Chủ Đề