Sau khi nhổ răng có được uống trà sữa không

Sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm tốt cho răng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Cần lưu ý gì khi uống sữa? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Không những vậy, sữa còn là thức uống thơm ngon. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là thực phẩm tốt cho răng. Vì thế, sau khi nhổ răng có được uống sữa không là băn khoăn của rất nhiều người.

1. Lợi ích của sữa tới sức khỏe răng miệng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm tốt, nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân là vì trong thành phần của sữa có chứa nhiều các chất như canxi, photpho, vitamin D... rất cần thiết cho răng. Những chất này có tác dụng giúp trung hòa axit trong răng, củng cố men răng, giúp răng chắc khỏe, thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động. Hơn nữa, hàm lượng canxi có chứa trong sữa hoặc sữa đậu nành cũng giúp răng chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sữa chua góp phần bảo vệ răng miệng. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn tốt, có tác dụng giúp bảo vệ nướu răng. Không những vậy, sữa chua còn có tác dụng hạn chế các vi khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi ở miệng.

Phô mai cũng là một trong những chế phẩm từ sữa rất tốt cho răng, giúp kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Đồng thời, thành phần canxi và photphat có trong phô mai có tác dụng giúp trung hòa axit khiến bề mặt răng chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, tiêu thụ sữa cũng là cách làm hiệu quả để làm sạch các mảng bám trên răng. Với những lợi ích này, sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những thực phẩm nên dùng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

- Nhổ răng khôn bị sưng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị

- Đánh răng nhiều có tốt không? Những lưu ý cần nhớ khi đánh răng

2. Sau khi nhổ răng có được uống sữa không?

Với những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe răng miệng, sau khi nhổ răng có được uống sữa không là băn khoăn của không ít người. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các bác sĩ chuyên khoa, sau khi nhổ răng, người bệnh hoàn toàn có thể uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa.

Những lợi ích của việc uống sữa sau khi nhổ răng cụ thể là:

- Sữa có chứa các protein casein: Đây là một loại protein giúp xây dựng lớp màng bảo vệ trên bề mặt răng, giúp răng không bị sâu và từ đó giúp chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các protein này còn giúp giảm tình trạng đau răng sau khi nhổ răng. 

- Uống sữa giúp sản xuất nước bọt: Nước bọt giúp duy trì và hồi phục nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nước bọt còn giúp giảm tình trạng khô miệng.

- Uống sữa giúp bảo vệ răng khi axit từ vi khuẩn và thức ăn phá vỡ men răng, giảm nguy cơ sâu răng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi nhổ răng, bạn hoàn toàn có thể uống sữa nhưng không phải loại sữa nào cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là các lưu ý khi uống sữa sau khi tiến hành thủ thuật nhổ răng:

- Đối với sữa tươi: Với kết cầu mềm, lỏng và không phải nhai, sữa tươi là một trong những thực phẩm khuyến khích sử dụng sau khi nhổ răng.  Tuy nhiên, cần lưu ý nên uống sữa tươi nguyên chất, đừng thêm hương vị hoặc đường vì những thành phần này có thể sẽ làm lỗ nhỏ li ti trên răng bị hư hại thêm. 

- Đối với sữa chua: Sau khi nhổ răng, nên sử dụng sữa chua không đường vì sữa chua có kết cấu mịn, mềm và mát lạnh có thể giúp giảm sưng tấy, tê miệng và làm dịu các kích ứng. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng bổ sung nhiều protein, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhổ răng.  Hơn nữa, trong thành phần của sữa chua không đường chứa nhiều vi sinh như Acidobacillus, đây là chất có  tác dụng hỗ trợ đắc lực cho thuốc kháng sinh phát huy tác dụng.

- Đối với sữa hạt: Sữa hạt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào giúp cho răng và xương chắc khỏe, có thể sử dụng sau khi nhổ răng. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng thì sữa tươi còn giúp răng miệng sạch, khỏe hơn, hạn chế mảng bám trên răng và không làm tổn hại đến vết thương mới nhổ. Tuy nhiên, cần lưu ý các loại sữa hạt không nên thêm đường hay chất tạo ngọt khi nấu và đảm bảo khi chế biến sữa, tất cả hạt đã được xay mịn và lọc kỹ để không lấn cấn hạt, vì những hạt vụn có thể mắc kẹt vào lỗ nướu mới nhổ răng gây sưng hoặc viêm.

- Đối với sữa đậu nành:  Trong sữa đậu nành có chứa thành phần đạm Lecithin sẽ giúp cầm máu nhanh hơn sau khi nhổ răng.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi sau khi nhổ răng có được uống sữa không là có, sau khi nhổ răng hoàn toàn có thể uống sữa vì sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Sữa chua giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhổ răng - Ảnh Internet.

3. Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng

Uống sữa tốt sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng:

- Không nên uống sữa quá lạnh hoặc quá nóng bởi vì nhiệt độ của chúng có khả năng tổn hại đến răng và khiến vết mổ sưng đau, lâu lành và một số trường hợp dẫn đến chảy máu liên tục.

- Không nên uống các loại sữa có chứa quá nhiều đường, dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Nên tiêu thụ sữa, sữa chua...không đường hoặc ít đường.

- Sau khi uống sữa, cần phải có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo môi trường răng miệng không nhiễm khuẩn. Nếu như quá trình này không được tiến hành khoa học, sữa còn bám trên răng sẽ dễ dàng bị lên men, vi khuẩn có điều kiện tấn công vào vùng răng vừa nhổ gây ra tình trạng đau nhức và viêm nhiễm.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi sau khi nhổ răng có được uống sữa không là có. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng nói riêng, sức khỏe của cơ thể nói chung.

Bên cạnh việc sử dụng các loại  sữa trên, sau khi nhổ răng, người bệnh có thể ăn các loại thức ăn khác nhưng cần phải chế biến kỹ như cắt nhỏ, nghiền nát hay xay nhuyễn để tránh những tác động tiêu cực đến vết nhổ  gây ra hiện tượng đau buốt hay viêm nhiễm.

Tìm hiểu về tiểu phẫu nhổ răng khôn: Có đau không? Bao lâu thì lành?

Sữa chua là lựa chọn thích hợp sau khi nhổ răng khôn. Ảnh: health.kompas.com

Răng khôn - còn được gọi là răng hàm lớn thứ ba, nằm ở phía sau trong khoang miệng. Có tất cả 4 chiếc răng khôn: Mỗi bên có 1 chiếc hàm trên và 1 chiếc hàm dưới. Không giống các răng khác, răng khôn bắt đầu mọc khi đã đến tuổi thiếu niên hoặc giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. Trong khi mọc, lợi vùng răng khôn sẽ tách ra để tạo khoảng trống cho răng mọc lên. Vì vậy, lợi gần răng khôn và xung quanh răng khôn có thể bị đau và sưng lên. Để phòng ngừa các viêm nhiễm sau này, nha sĩ thường khuyên bệnh nhân nhổ bỏ răng khôn. Quá trình nhổ răng cần tiêm thuốc tê và khâu đóng lợi để tạo điều kiện cho quá trình lành thương. Điều trị bao gồm vệ sinh răng miệng và hướng dẫn chế độ ăn. Bạn cần tuân thủ theo những hướng dẫn chế độ ăn mà nha sĩ khuyến nghị.

Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tránh ăn một số loại thức ăn để tránh làm tổn thương mô và tránh viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng. Các loại thức ăn được khuyên dùng là những đồ ăn mềm và nhạt.

Thời gian

Bệnh nhân nên làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn trong ít nhất từ hai đến ba ngày trong khi ở vùng lợi đang hình thành cục máu đông. Sự hình thành của cục máu đông rất quan trọng đối với quá trình hồi phục, bởi vì nó bảo vệ vị trí và phòng ngừa các biến chứng tổn thương thần kinh không hồi phục, được biết đến với tên gọi viêm huyệt ổ răng khô. Mặc dù những ngày đầu tiên là quan trọng hơn cả nhưng nhiều nha sĩ còn khuyên bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn trong khoảng thời gian dài hơn.

Đồ uống

Chế độ ăn sau nhổ răng khôn hướng đến tạo môi trường trung tính trong miệng và cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng. Bệnh nhân nên uống nước ép táo, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên để bổ sung nước. Nên tránh uống rượu, đồ uống có caffeine, có ga hay đồ uống quá nóng. Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh uống bằng ống hút. Điều này rất quan trọng vì nó có thể tạo áp lực lên vị trí nhổ răng.

Thức ăn

Đồ ăn nguội, trung tính là lựa chọn tốt nhất trong 24 giờ đầu sau nhổ răng. Sữa chua, kem, táo hay kem làm từ trái cây là những lựa chọn thích hợp. Những loại đồ ăn này cung cấp một số giá trị dinh dưỡng, nhiệt độ mát giúp làm dịu mô nướu bị viêm. Khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái thì có họ thể bắt đầu ăn những loại thức ăn "bán lỏng". Bánh ngọt pudding, gelatin hay súp là những lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng súp chỉ ấm chứ không quá nóng.

Cảnh báo

Bệnh nhân cần tránh ăn những thức ăn cần nhai nhiều cũng như thức ăn quá nóng, quá cay hay cứng. Thức ăn bị mắc tại vị trí nhổ răng có thể ngăn cản quá trình lành thương và gây viêm. Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu ăn thức ăn quá cứng sớm có thể dẫn đến tổn thương xương hàm.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề