Sau bao lâu thì lấy được bảo hiểm xã hội

Sau khi nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Pháp luật quy định về thời hạn chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào? Trong trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị khác hay không? Luật Minh Gia làm rõ vấn đề này thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bạn nghỉ việc nhưng công ty không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bạn cần phải tham khảo kỹ các quy định của pháp luật hoặc hỏi ý kiến luật sư chuyên môn để có cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lývề các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội,bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:1900.6169để đượctư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về thời hạn trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Câu hỏi:Tôi đang làm cho một siêu thị của nước ngoài . Tôi viết đơn nghỉ việc từ 22/05/2015 và được công ty đồng ý cho nghỉ việc từ 01/07/2015 . Cho tôi hỏi :
1. Bộ phận nhân sự của công ty trả lời sau 75 kể từ ngày nghỉ việc thì mới trả sổ BHXH. Như vậy có đúng không và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?.

2.Sau khi nghỉ việc, tôi đi làm cho công ty khác mà chưa rút được sổ BH ở cty cũ thì việc đóng BHXH giải quyết như thế nào ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì:

"2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

Theo đó trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho bạn. Công ty trả lời sau 75 kể từ ngày nghỉ việc thì mới trả sổ BHXH là sai. Nếu như công ty không trả đúng thời hạn, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án huyện / quận nơi công ty có trụ sở làm việc yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Khi làm việc ở công ty khác mà chưa chốt được sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì thì anh vẫn tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới, anh chỉ cần thông báo mã số sổ bảo hiểm cho bên công ty mới để công ty kê khai bảo hiểm với cơ quan BHXH và nộp tiếp bảo hiểm cho anh

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ khi nghỉ việc

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn tính bảo hiểm xã hội một lần

Em xin chào Luật Sư ! Em có câu hỏi sau xin được Luật sư tư vấn về cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ! Em tham gia đóng BHXH được 1 năm 10 tháng và cụ thể như sau: + Từ tháng 6/2015 đến 12/2015 mức tiền lương đóng là 8000.000đ + Từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2016 mức tiền lương đóng là 11.200.000đ + Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 mức tiền lương đóng là 11.600.000đ Em mong Luật sư giải đáp câu hỏi này giúp em. Em xin chân thành cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:"Người lao động có toàn bộthời gianđóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian".

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Mức bình quân tiền lương =Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội :Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, tại Điều 2 Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định:

"Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chếđộ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,40

3,74

3,53

3,42

3,18

3,04

3,09

3,10

2,99

2,89

2,69

2,48

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điều chỉnh

2,31

2,13

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

Theo các quy định trên thì mức bình quân tiền lương đóng BHXH được tính như sau:

Mbqtl = [[8.000.000 x 7 tháng x 1,03] + [11.200.000 x 3 tháng x 1,0] + [11.600.000 x 12 tháng x 1,0]] : 22 tháng = 10.476.364 đồng

Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH quy định:

"Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

..."

Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:"Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm".

Theo đó, mức BHXH 1 lần = 10.476.364 đồng x 4 tháng = 41.905.455 đồng.

Điều kiện hưởng BHXH một lần quy định thế nào, sau khi nghỉ việc bao lâu thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, mức hưởng và thời gian đăng ký hưởng quy định thế nào và nhiều vấn đề khác liên quan mà người lao động thắc mắc cần tìm hiểu để thực hiện thủ tục hưởng BHXH sau khi nghỉ việc.

Nếu bạn đang có vướng mắc về chế độ BHXH một lần nhưng không có thời gian tìm hiểu, muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng và đảm bảo tối đa quyền lợi của mình, hãy gửi yêu cầu đến chúng tôi hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 mọi vướng mắc của bạn sẽ được tư vấn, trả lời nhanh chóng

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn sau đây để đối chiếu với trường hợp của mình.

1. Sau khi nghỉ việc bao lâu thì có thể làm thủ tục hưởng BHXH một lần?

Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi 1 chút về thời gian quy định hưởng chế độ BHXH một lần ạ. Em đã đóng bảo hiểm nhưng đã nghỉ làm, vậy sau bao lâu tính từ lúc nghỉ em có thể rút tiền bảo hiểm mình đã đóng [rút một lần] về vậy ạ . mong luật sư tư vấn quy định pháp luật về trường hợp của e, thank ạ.

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn luật BHXH đến Luật Minh Gia, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Về điều kiện hưởng BHXH một lần

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần được xác định như sau:

“Điều 1.

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

...”

Như vậy, sau một năm nghỉ việc trở lên nếu bạn không tiếp tục đóng BHXH và số năm đóng BHXH của bạn chưa đủ 20 năm thì bạn có thể yêu cầu rút BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần được tính dựa trên mức đóng và số năm đóng BHXH của bạn theo quy định tại Khoản 2 điều luật nêu trên.

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:

Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b] Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c] Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d] Ra nước ngoài để định cư.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Căn cứ vào điều luật trên, có thể thuộc vào trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH 2006.

Do đó, để được hưởng khoản trợ cấp một lần này, bạn cần có thời gian là 1 năm kể từ ngày nghỉ việc. Sau thời gian một năm đó, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Nếu cần tư vấn thêm hoặc có thắc mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

>> Tư vấn thắc mắc về hưởng BHXH một lần, gọi: 1900.6169

2. Mức lương cơ sở làm căn cứ tính trợ cấp lần đầu

Câu hỏi: Chào cty luật minh gia cho e hỏi một chút ạ ? E đk tuyển vào lm cán bộ công chức xã từ tháng 02/2012 ? Hiện tại đến tời điểm 2016 bây giờ mới quyết định UBND huyện cho hưởng trợ cấp lần đầu ? Nhưg kế toán xã e làm mức hưởng trợ cấp cho e 4 tháng năm 2012 tức là từ 2/2012 - 5/2012 với mức lương cơ bản là 730/1 tháng ? Còn các tháng tiếp theo là làm mức 1.150.000 mà trong khi đó mức lương chung là tăng từ 1/5/2016 là 1.210.000 rồi ? Như vậy theo a chị thì e sẽ được hưởng như kế toán xã e làm mức lương cho với 4 tháng 730/1 năm 2012 ? Hay là theo mức lương mới tăng từ 1/5/2016 ? Theo e xem một số nghị định ? Được hưởng ở thời điểm nào thì làm theo mức lương chung tối thiểu đó ? Là 1.210.000₫ ? Tuy nhiên chưa có xã nào đk nhận tiền nhưg một số xã khác cũng có người vào làm kug đợt e tháng 2/2012 vẫn làm mức hưởng trợ cấp lần lần đâu theo mức lương chung tối thiểu năm 2106 là 1.210.000₫ nhu thế thì đk 12.100.000₫ Câu hỏi hơi dài dòng e mong ac tư vấn giúp e ạ ? E xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, trường hợp yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

>> Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghi đinh 116/2010/NĐ-CP

Với thông tin mà anh/chị cung cấp thì chúng tôi hiểu anh/chị đang thắc mắc về chế độ trợ cấp lần đầu khi đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng:

"Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

2. Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;

3. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".

Về mức lương cơ sở làm căn cứ cứ tính trợ cấp lần đầu được hướng dẫn tại công văn 1784/BNV-TL Về việc thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:

"2. Về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang được cơ quan có thẩm quyền quyết định đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011 [ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành] được chi trả trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng ngay khi cán bộ, công chức, viên chức đến nhận công tác và được tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chi trả".

Như vậy, mức lương làm căn cứ tính trợ cấp lần đầu được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Do đó, anh/chị được chi trả trợ cấp lần đầu vào thời điểm nào thì sẽ được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm đó.

Video liên quan

Chủ Đề