Sản phẩm stem của học sinh lớp 5

Giáo dục STEM là phương pháp dạy học hiện đại đang được các trường tiểu học học trên địa bàn thành phố Lào Cai triển khai mạnh mẽ, nó yêu cầu cao về sự sáng tạo trong dạy học tích hợp liên môn, đề cao tính ứng dụng thực hành, tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức được vai trò của giáo dục STEM trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh, trường Tiểu học Kim Đồng đã tổ chức tiết chuyên đề dạy học STEM  “Thiết kế sản phẩm phun nước tự động”. Tiết dạy do cô giáo Nguyễn Thị Vinh Hoa cùng các em học sinh trong câu lạc bộ STEM thể hiện.

Từ kiến thức nền ứng dụng cho bài học “Áp suất của chất lỏng, áp suất của chất khí”, “Lực nén”, “Lực đẩy”, cô giáo đã khéo léo gợi mở và cùng học sinh thực hiện một số thí nghiệm nhỏ để các em hiểu rõ hơn các nguyên lí, từ đó học sinh liên hệ những kiến thức thực tế vào bài học để lên ý tưởng, mô phỏng ý tưởng trên bản vẽ, thực hành thiết kế các sản phẩm phun nước tự động vận dụng trong việc tưới hoa, rau, trang trí khu tiểu cảnh trong gia đình hay vườn trường. Với những nguyên vật liệu đã qua sử dụng như chai nhựa, ống hút… mà các em đã chuẩn bị, các nhóm nhanh chóng bắt tay vào thực hiện làm sản phẩm theo thiết kế trên bản vẽ của nhóm mình. Tất cả các thành viên trong các nhóm đều làm việc rất tích cực, phối hợp nhịp nhàng với nhau để có thể tạo được sản phẩm đẹp, hoạt động tốt nhất. Mặc dù chỉ là sản phẩm thiết kế đơn giản nhưng những hoạt động tìm hiểu vấn đề, tạo dựng, chia sẻ… được triển khai thành các hoạt động hấp dẫn nên các bạn học sinh trong câu lạc bộ học một cách hào hứng, say sưa.

Khởi động hào hứng đầu tiết học

Thí nghiệm tìm hiểu về lực áp suất của chất lỏng, chất khí

Học sinh phác thảo thiết kế trên bản vẽ

Học sinh tích cực, say sưa làm sản phẩm của nhóm

 Thử nghiệm sản phẩm tại nhóm

Kết thúc tiết học là phần chia sẻ đầy sức thuyết phục của các nhóm. Nhóm nào cũng có những sáng tạo riêng trong cách thiết kế, tạo dựng sản phẩm. Các nhóm đều chú trọng việc lựa chọn sản phẩm đơn giản nhưng tính ứng dụng cao và hiệu quả tốt nhất, vận dụng được các nguyên lí về áp suất, lực nén, lực đẩy. Trong sự tiếc nuối, nhóm 3 đã nhận ra mình cần chỉnh ống hút vừa phải không chạm đáy bình để tạo lực đẩy mới có thể giúp mô hình của mình vận hành liên tục trong các thực nghiệm.

Học sinh thuyết trình sản phẩm của nhóm

Qua chuyên đề dạy học STEM, học sinh học được quy trình tạo ra một sản phẩm là: Tìm hiểu nhu cầu thực tế; Lên ý tưởng; Vẽ bản thiết kế; Chuẩn bị vật liệu dụng cụ; Chế tạo; Thử nghiệm - Đánh giá; Chỉnh sửa; Hoàn thành sản phẩm; Thuyết trình sản phẩm. Từ đó học sinh phát huy được năng lực, sở trường, đam mê khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh và tự giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tất cả các thầy cô giáo đều thấy:“STEM không phải là những môn học lý thuyết khô cứng mà các con sẽ được vận dụng các kiến thức đã học của nhiều bộ môn một cách linh hoạt để tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Chính điều này đã tạo sự hứng thú và khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh”.

Chuyên đề là sự đóng góp công sức, trí tuệ của tập thể CBQL, Giáo viên và học sinh nhà trường tích cực đổi mới dạy học cũng như tiếp tục thực hiện chương trình GDPT 2018 trong các năm học. Đây là dịp để các thầy cô trao đổi, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là phương pháp Dạy học STEM. Thành công của chuyên đề tiếp tục động viên mạnh mẽ tinh thần tự học và sáng tạo của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm học.

Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn ra căng thẳng, phức tạp, việc dạy học trực tuyến khiến việc tổ chức các tiết học STEM còn nhiều khó khăn cho cả giáo viên học sinh. Chính vì vậy tổ chuyên môn Khối 5 đã rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học STEM khi dạy học trực tuyến  để  những tiết học ấy vẫn luôn thu hút sự quan tâm, thích thú, niềm say mê sáng tạo của các bạn học sinh. Tiết chuyên đề STEM online của Khối 5 là một tiết học đặc biệt như vậy.

Ngày 23/03/2022, cô giáo Nguyễn Thu Phương và tập thể lớp 5A đã thực hiện thành công tiết chuyên đề STEM với  chủ đề : “ Chế tạo kính chống giọt bắn”. Tham dự tiết chuyên đề có đồng chí Trần Thị Bích Liên– Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Lều Thu Hà – Phó hiệu trưởng nhà trường, các đồng chí giáo viên trong nhà trường cùng toàn thể 29 em sinh viên thực tập của trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Tổ chuyên môn khối 5  đã thảo luận, nghiên  cứu  bước đầu xây dựng tiết dạy STEM trực tuyến theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tiết học được xây dựng theo hướng dạy học tích cực, sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học lí thú, vận dụng kiến thức liên môn: môn Khoa học để tìm ra vật liệu phù lợp, môn Toán  trong đo đạc ,tính toán kích thước tấm kính hay độ dài dây chun ôm khít đầu, môn Kĩ thuật giúp lắp ráp các bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay môn Mĩ thuật trong trang trí để có được sản phẩm đẹp mắt…Xuyên suốt cả tiết học, học sinh được tham gia một cách chủ động, tự mình khám phá kiến thức thông qua các hoạt động được tổ chức dựa trên quy trình 5E: Gắn kết- Khảo sát - Giải thích- Áp dụng- Đánh giá.

Mở đầu tiết học, các em học sinh đã bị cuốn hút ngay vào bài hát khởi động rất sôi động và  các em được chi sẻ những hiểu biết của mình về dịch bệnh Covid-19, cũng như những biệt pháp nhằm phòng và chống dịch bệnh.

Từ đó, cô giáo đã liên hệ, dẫn dắt nêu vấn đề và khơi gợi trong mỗi em mong muốn làm chiếc kính chống giọt bắn để trao tặng cho các bạn học sinh tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật xã Thụy An - Ba Vì - Hà Nội.

Ở bước Gắn kết, từ kiến thức nền của các môn học: Khoa học- Toán học- Kĩ thuật- Mĩ thuật,  cô  giáo đã khéo léo gợi mở để học sinh liên hệ những kiến thức thực tế và bài học để lên ý tưởng, kế hoạch thiết kế một chiếc kính chống giọt bắn có thể  sử dụng hiệu quả trong phòng tránh dịch Covid-19: Đeo được trên đầu, bao trọn khuôn mặt, đảm bảo tầm nhìn ; không những thế còn  cần thực hiện bằng những nguyên liệu đã yêu cầu chuẩn bị, tiết kiệm nhất, đẹp, bắt mắtcó tính thẩm mĩ.

Vì việc thực hành nhóm theo hình thức trực tuyến nên việc tương tác  còn hạn chế. Nhưng các nhóm vẫn tìm ra vật liệu phù hợp qua việc thảo luận và khảo sát. Các em học sinh rất tích cực, tìm tòi, lựa chọn những nguyên liệu, tiến hành phun nước kiểm tra độ thấm,…

Các nhóm tích cực chia sẻ với cả lớp những vật liệu mà nhóm mình đã lựa chọn, giải thích cho sự lựa chọn của mình. Trên khuôn mặt mỗi em học sinh đều ánh lên niềm vui được tìm tòi, khám phá.

Sau khi kiểm tra việc chuẩn bị nguyên liệu đã đầy đủ, tất cả các em đều cực trao đổi tìm ra cách chế tạo chiếc kính chống giọt bắn từ những vật liệu nhóm mình đã lựa chọn.

Mặc dù chỉ là chiếc kính chống giọt bắn đơn giản nhưng những hoạt động tìm hiểu vấn đề, , tạo dựng, chia sẻ,  đánh giá,…được cô giáo triển khai thành các hoạt động hấp dẫn nên các bạn học sinh lớp 5A say sưa, hào hứng. Nhóm nào cũng có những sáng tạo riêng trong cách thiết kế, tạo dựng sản phẩm.

Cuộc thi “Nhà sáng chế thể kỉ XXI” đẩy không khí  tiết học trở  vui vẻ, hấp dẫn và vô cùng cuốn hút.

Ai cũng bị cuốn theo những phần chia sẻ  rất riêng và đầy sức thuyết phục của các nhóm. Từ cuộc hội thoại dí dỏm về tác dụng và hiệu quả của chiếc kính chống giọt bắn mà nhóm mình thiết kế, đến những câu vè rất hay mà ý nghĩa:

“…

Kính chống giọt bắn

Bảo vệ an toàn

Nguyên liệu dễ làm

Ở đâu cũng có

Mika trong suốt

Cùng xốp thật êm

Thêm chun đàn hồi

Vô cùng chắc chắn

Món quà may mắn

Gửi tới vùng cao

Tình yêu gửi trao

Ba Vì yêu dấu

Cùng mình phần đấu

Đẩy lùi dịch xa

Nước Việt Nam ta

Đánh tan đại dịch!”

Các khán giả cuốn hút, lắng nghe theo từng lời giới thiệu của các nhóm và háo hức tham gia bình chọn bằng cách thả tim để lựa chọn ra nhà sáng chế tài ba nhất.

Dù là dạy trực tuyến nhưng tiết học vẫn được tiến hành theo đúng qui trình, đủ các bước của một tiết dạy STEM - Học sinh hào hứng tạo ra những sản phẩm đẹp và có chất lượng. Thông qua tiết học, cô giáo đã khéo léo tuyên truyền và nâng cao ý thức phòng chống dịch Covid-19  tới các bạn học sinh.

Mặc dù tiết dạy còn một số điểm cần khắc phục  nhưng cũng đã nhận được những lời động viên, những đóng góp xây dựng quý báu từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn. Đó cũng là những kinh nghiệm quý báu để các cô giáo Khối  5 hoàn thiện hơn về chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, điều chỉnh đề xây dựng hệ thống chương trình , thiết kế bài dạy STEM hợp lý hơn cho học sinh nhằm phát huy năng lực chủ động và sáng tạo của các em.

“STEM không phải là những môn học lý thuyết khô cứng mà các con sẽ được vận dung các kiến thức đã học của nhiều bộ môn một cách linh hoạt để tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Chính điều này đã tạo sự hứng thú và khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh.” Triển khai dạy học STEM là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của Thế giới và tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho học sinh trong tương lai.”

Buổi sinh hoạt chuyên đề khép lại, tiếp tục động viên mạnh mẽ tinh thần tự học, sáng tạo, hoàn thiện bản thân  của  mỗi giáo viên nhà trường. Bên cạnh đó, những sản phẩm STEM  này sẽ được các em dùng với mục đích từ thiện, là những món quà ý nghĩa trao tặng cho các bạn học sinh ở Ba Vì với thông điệp: “Vì một Việt Nam – Lan tỏa yêu thương - Chung tay đẩy lùi Covid”.

Tin bài: Trường Tiểu học Tràng An

Video liên quan

Chủ Đề