Rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai năm 2024

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin ở phụ nữ có thai, thông thường xuất hiện từ tuần thai thứ 24. Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 30% thai phụ bị tiểu đường trong khi mang thai. Hầu hết những mẹ bầu mắc bệnh này sẽ tự khỏi sau khi sinh con khoảng 2 – 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu do rối loạn hormone khi mang thai làm chu trình chuyển hóa đường của insulin bị rối loạn. Trong quá trình mang thai, để đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động kháng insulin ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đến khoảng tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu năng lượng của bé tăng cao có thể làm tình trạng kháng insulin diễn ra quá mức. Đặc biệt, ở các mẹ có chế độ ăn uống sử dụng nhiều đồ ngọt, tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn. Lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:

  • Glucose trong máu ở lúc đói lớn hơn 92mg/dl
  • Đường trong máu cao hơn 180 mg/dl ở 1 giờ sau ăn
  • Glucose trong máu sau ăn 2 giờ ở mức trên 150 mg/dl.

5 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai năm 2024

Chỉ số glucose trong máu vượt 90 mg/dl (lúc đói) là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường là bệnh lý tiến triển thầm lặng. Thêm vào đó, các dấu hiệu của bệnh cũng dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén. Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ bản nhất mà mẹ bầu nên chú ý:

Dấu hiệu 1: Dễ khát nước

Cũng như những bệnh nhân bị tiểu đường khác, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là do đường trong máu quá cao làm cho các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị “khát”, yêu cầu người bệnh phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước thiếu hụt. Tất nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời của cơ thể để hạn chế ảnh hưởng nhất có thể.

Ngoài tình trạng khát nước, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường còn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Chú ý quan sát, có thể thấy nước tiểu kéo kiến đến do hòa tan đường.

Dấu hiệu 2: Vết thương, vết bầm tím lâu lành

Người bị tiểu đường nói chung và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói riêng có hệ thống miễn dịch suy giảm do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể – bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao.

Thêm vào đó, những người mắc bệnh liên quan đến rối loại chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu 3: Thị lực giảm trong thời gian ngắn

Lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần, bà bầu dễ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Hầu hết tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên, nếu có thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài mẹ bầu cho hay họ cảm thấy mờ mắt kéo dài cho tới khi sinh xong.

Mờ mắt kèm đau đầu dễ làm thai phụ nhầm lần với chững mệt mỏi do ốm nghén.

Dấu hiệu 4: Mệt mỏi kéo dài

Hầu hết những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đều cho biết triệu chứng mệt mỏi là cơ bản nhất. Thời gian mang thai, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này sẽ gia tăng đặc biệt ở những mẹ bi rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao mẹ thấy chân tay rã rời và dễ cảm thấy buồn ngủ.

Rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai năm 2024

Tiểu đường trong khi mang thai làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài

Dấu hiệu 5: Vùng kín bị viêm nhiễm

Rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ nhưng vẫn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.

Hạnh phúc gia đình làm sao có thể tròn vẹn khi thiếu vắng tiếng cười của các “thiên sứ pha lê”. Nói sao hết nỗi nguy hiểm khó khăn, sự hy sinh tuổi thanh xuân, sắc đẹp, thậm chí cả tánh mạng của người mẹ khi mang trong người một sinh mệnh nhỏ bé, mong manh, dễ vỡ ... Nhưng trên tất cả, vẫn không thể nào dập tắt khát vọng có tiếng cười con trẻ làm ấm áp gia đình.

“Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”

Một trong công lao to lớn của người mẹ đó là đối mặt với hiểm nguy mang nặng đẻ đau và chấp nhận những bệnh tật nguy cơ đe dọa tính mạng để con được chào đời. Thật vậy, một trong số bệnh lý thai kỳ nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng đó là ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ.

Rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai năm 2024

HÌNH 1: Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đang tư vấn cho các thai phụ của Phương Châu về quản lý và kiểm soát Đái tháo đường thai kỳ

* Đái tháo đường thai kỳ là một thể của bệnh đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nhiều bà mẹ đã hoảng sợ, lo lắng, thậm chí bị trầm cảm do nhầm lẫn hiện tượng này với bệnh đái tháo đường mãn tính.

* Vậy đái tháo đường thai kỳ thật sự là như thế nào?

Theo định nghĩa của Hội Nội tiết Hoa Kỳ “Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu của mẹ với mức độ thấp hơn so với Đái tháo đường rõ nhưng liên quan đến tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi”.

Phụ nữ mang thai có sự giảm nhạy cảm của mô với insulin, bất thường hệ thống truyền insulin, nhau thai sản xuất ra các hormon làm cơ thể mẹ có sự kháng lại insulin của cơ thể và bất thường tiết insulin. Vì vậy, lượng đường trong máu sẽ tăng, gọi là tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra ở những bà mẹ trước khi mang thai hoàn toàn không bị đái tháo đường.

* Như vậy làm thế nào để các sản phụ biết mình có bị mắc đái tháo đường thai kỳ không?

Đái tháo đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện, triệu chứng gì đặc hiệu nên chỉ có thể phát hiện qua tầm soát xét nghiệm máu. Nghiệm pháp dung nạp glucose là một TIÊU CHUẨN VÀNG giúp chẩn đoán một thai phụ chưa từng bị đái tháo đường trước đây trong quá trình mang thai có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ không.

* Khi nào nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ? Sàng lọc ở đâu?

Sàng lọc ngay từ lần khám thai đầu tiên hoặc làm nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện thực hiện vào thời điểm 24 đến 28 tuần tuổi thai. Đây chủ yếu là thời điểm xuất hiện những bất thường đầu tiên của đái tháo đường thai kỳ.

Qui trình tầm soát khám thai định kỳ của BVQT Phương Châu hoàn toàn chặt chẽ và toàn diện khi có đầy đủ các bước sàng lọc đái tháo đường thai kỳ ở từng thời kỳ mang thai. Và quan trọng hơn là tuân thủ trên 100% các sản phụ khám thai định kỳ theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế.

* Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

Các bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt đường huyết sẽ tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi nếu không kiểm soát tốt.

Về phía mẹ: tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu, đa ối, nguy cơ mắc đái tháo đường trong tương lai, sẩy thai, và sinh non.

Về phía con: dễ bị thai chết lưu, di tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai như: não úng thủy; tim bẩm sinh: thông liên thất, thông liên nhĩ,…; Thai to gây khó sinh nở đường tự nhiên, hạ đường huyết sau sinh; tăng nguy cơ tử vong trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng cuối, khi sinh và sau sinh. Sinh non là nguy cơ cao trên sản phụ đái tháo đường thai kỳ mà sinh non lại là nguyên nhân hàng đầu gây tửu vong ở trẻ sơ sinh, tăng billirubin máu, suy hô hấp cấp chu sinh và còn nhiều hậu quả khác.

* Đái tháo đường thai kỳ có điều trị khỏi không?

Đái tháo đường thai kỳ không mãn tính mà xảy ra "tạm thời, đột xuất" khi có sự bất thường chuyển hóa insulin trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ, đường máu sẽ trở về bình thường ngay sau khi sinh, dao động khoảng 5 -7% các bệnh nhân này sẽ có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường sau sinh. Cần phải tái khám tầm soát sau sinh vào 6 - 12 tuần để làm nghiệm pháp dung nạp glucose tầm soát cho mẹ.

Để tự bảo vệ mình, bảo vệ "thiên sứ pha lê bé nhỏ" thai phụ cần được theo dõi, tầm soát, thăm khám định kỳ ở khoa sản kết hợp khám ở bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được phát hiện điều trị đúng và kịp thời nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ không mong muốn.

Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng y học hiện đại sẽ giúp giữ sự an toàn, tránh nguy hiểm cho mẹ và bé để được mẹ tròn con vuông khỏe mạnh. Đái tháo đường thai kỳ nếu được phát hiện, theo dõi và điều trị hợp lý sẻ giảm thiểu tối đa các nguy cơ tiềm ẩn do bệnh gây ra cho cả mẹ và bé. Bệnh đa số có thể tự khỏi sau khi sinh.

Rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai năm 2024

HÌNH 2: Các bác sĩ Nội tiết song hành cùng bác sĩ Sản khoa BVQT Phương Châu đồng hành và bảo vệ các thai phụ trước bệnh lý Đái tháo đường thai kỳ

Xin chúc các bà mẹ hoàn thành thiên chức cao cả mà chẳng cần lo sợ phải vượt biển một mình. Sẽ luôn luôn có bàn tay vững chải, tận tâm của các bác sĩ Nội tiết song hành cùng bác sĩ Sản khoa BVQT Phương Châu nắm chặt tay dìu bước từng người mẹ an toàn suốt hành trình.

Vậy thì các ba mẹ ơi: chúng ta còn những lo lắng gì, thắc mắc gì mà lâu nay chưa bày tỏ, xin hãy mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng trăn trở của mình cùng các bác sĩ Khoa Nội Tiết Phương Châu giúp chúng ta “gỡ rối”. Và nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo cùng các bác sĩ Nội tiết Phương Châu.