Quyết tâm 24 điểm thi đại học năm 2022

Thí sinh có nhiều cơ hội tham gia thi đánh giá năng lực

Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022là các trường đại họcmở rộng phương thức tuyển sinh, tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh. Theo đó, các kỳ thi đánh giá năng lựccủa ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Hà Nội được nhiều khối trường đăng ký sử dụng kết quả bài thi như một trong số các phương thức để xét tuyển năm học 2022.

Các bài thi đánh giá các năng lực cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Kỳ thi đánh giá năng lựccủa ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thành 2 đợt và thí sinh chỉ cần làm 1 bài thi duy nhất. Đợt 1 dự kiến vào ngày 27-3-2022 và đợt 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7-2022. Từ năm 2022, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh cả nước tham gia.

Thi sính dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hà Thu

Còn Đại học Quốc gia Hà Nội kỳ thi đánh giá năng lựctrong mùa tuyển sinh đại học năm 2022 vẫn trong quá trình chuẩn bị. Dự kiến năm 2022 sẽ bố chính thức và theo diễn biến của dịch bệnh. Thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để tham gia thi đánh giá năng lực nếu đảm bảo yêu cầu dịch tễ. Hiện đã có 30 trường ĐG sử dụng kết quả này. Cụ thể, các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Cục nhà Nhà trường [Bộ Quốc phòng]; các trường thành viên, khoa thuộc Đại học Huế; các trường, khoa thuộc Đại học Thái Nguyên;

Các trường đại học: Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, Thương Mại, Vinh, Công nghệ Giao thông vận tải, Tài Nguyên Môi trường, Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp; Tân Trào; Phenikaa, Hồng Đức, Học viện Toà án, Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Lao động - Xã hội, Sư phạm Hà Nội 2, Thủ đô, Hùng Vương, Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Học viện Ngân hàng, Nông - Lâm Bắc Giang, Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Công nghiệp Việt Trì, Điện lực.

Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Trường tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy có yếu tố phân loại cao hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm 3 phần: phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]; phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh [90 phút]; phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Kỳ thi sẽ tổ chức thi thử vào 2 đợt. Hiện đã có 8 trường ĐH đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 để xét tuyển.

Giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Cùng với việc sử dụng kết quả các kỳ thi riêng để xét tuyển ĐH, chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển của nhiều trường cũng thay đổi. Các trường tốp đầu có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT so với năm 2021.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường tuyển sinh bằng 3 phương án và thay đổi đáng kể về chỉ tiêu. Trường dành 10 – 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 – 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 – 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.

Tương tự, Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ duy trì 4 phương thức tuyển sinh. Trường dành 40 - 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ THPT là 20 - 30% chỉ tiêu, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế chiếm 1 - 2% chỉ tiêu và xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp là 5 - 10%.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội dự kiến dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm 2022, Trường Đại học Thăng Long dự kiến tuyển 30-50% trong tổng 3.230 chỉ tiêu bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.

Bổ sung phương thức xét tuyển

Nhằm đa dạng nguồn tuyển và cơ hội cho thí sinh, nhiều trường thông báo sẽ bổ sung thêm phương thức xét tuyển. Cụ thể, năm 2022 Trường Đại học Thủy lợi dự kiến sẽ áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh dựa theo 4 phương thức là xét tuyển thẳng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngoài 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp, trường có thêm phương thức xét tuyển khác, đó là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội chủ trì tổ chức.

Ngoài các trường ĐH phía Bắc, nhiều trường ĐH phía Nam cũng công bố phương án tuyển sinh 2022. Có thể thấy, phương thức tuyển sinh năm nay phong phú hơn năm trước khi nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy trong xét tuyển. Tuy vậy, phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được lựa chọn và coi là chủ đạo trong mùa tuyển sinh 2022 bởi chỉ tiêu dành cho phương thức này ở nhiều trường vẫn chiếm tỷ lệ từ 50-70%.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2021. Các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương theo khung thời gian tổ chức thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian tổ chức Kỳ thi tại các tỉnh có thể được xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; không bao gồm các nội dung được tinh giản đi nhằm phục vụ dạy và học ứng phó dịch Covid-19 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh.

KHÁNH HÀ

Để trải nghiệm phiên bản Facebook mới nhất, hãy chuyển sang trình duyệt được hỗ trợ.

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2022 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến đóng góp. Những thay đổi lớn của mùa tuyển sinh năm nay liên quan đến thời gian đăng ký xét tuyển, việc xét tuyển sớm và quy định về điểm ưu tiên khu vực.

Đánh giá tổng thể, TS Trần Khắc Thạc, Phó phòng Đào tạo, Đại học Thủy lợi, ủng hộ những thay đổi trong dự thảo, hướng tới mục tiêu tăng tính tự chủ, chịu trách nhiệm của các trường; thống nhất sự kiểm soát, giám sát của Bộ; tăng tính minh bạch và công bằng cho thí sinh.

Ông Thạc lấy ví dụ điều 18 về tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm bằng các phương thức khác. Năm nay, các trường không được phép yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn kế hoạch chung của Bộ; mà chỉ công bố và cập nhật thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống. Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Sau khi có điểm thi tốt nghiệp, Bộ sẽ xử lý nguyện vọng của thí sinh ở tất cả phương thức trên cùng một hệ thống chung.

"Đây là một điều chỉnh về mặt kỹ thuật, không ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh, thậm chí giúp các em có nhiều lựa chọn hơn", ông Thạc nói và lấy ví dụ về một thí sinh đã trúng tuyển ngành A tại trường B theo phương thức xét học bạ. Các năm trước, trường sẽ yêu cầu em xác nhận nhập học trước khi biết điểm chuẩn của phương thức thi tốt nghiệp. Lúc này có thể xảy ra trường hợp: thí sinh chưa thực sự hài lòng với ngành A nhưng vẫn nhập học "cho chắc suất". Nếu sau đó thí sinh trúng tuyển một ngành khác tốt hơn bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, em sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thay đổi lựa chọn.

Nhưng theo quy chế năm nay, nếu thí sinh biết mình đủ điều kiện trúng tuyển ngành A và vẫn có cơ hội xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, em chỉ cần đặt nguyện vọng yêu thích theo thứ tự ưu tiên cao hơn.

Đồng quan điểm, TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng, cho biết những năm trước, nhiều thí sinh trúng tuyển sớm, đã xác nhận nhập học và đóng một phần học phí theo yêu cầu của trường, sau đó tiếc nuối vì trúng tuyển trường và ngành khác yêu thích hơn mà không thể nhập học. Điều này ảnh hưởng đến quyền lựa chọn của các em. Nếu dự thảo quy chế mới được thông qua, tình trạng này sẽ gần như không xảy ra.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Không chỉ với thí sinh, theo ông Hà, thay đổi này còn đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các trường. Trong bối cảnh đa dạng hóa phương thức xét tuyển, nhiều trường nhận hồ sơ từ rất sớm và đưa ra những ràng buộc nhất định để giữ sinh viên.

"Quy chế mới - đưa các trường vào một game chung, xét tuyển cùng thời gian, cùng hệ thống và dữ liệu chung - sẽ hạn chế được tình trạng này và tạo ra sự bình đẳng trong tuyển sinh, ông Hà nói.

Đại diện Học viện Ngân hàng cũng cho rằng với việc thí sinh không xác nhận nhập học sớm, tỷ lệ nhập học cuối cùng sẽ rất sát với lượng thí sinh trúng tuyển. Năm ngoái, tỷ lệ nhập học của thí sinh trúng tuyển bằng học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ không cao, do các em sau đó trúng tuyển các trường khác bằng phương thức khác. Việc đưa mọi nguyện vọng ở mọi phương thức xét tuyển của thí sinh lên hệ thống chung sẽ giảm thiểu tỷ lệ trúng tuyển ảo.

Ngoài ra, quy định yêu cầu các Sở Giáo dục cập nhật dữ liệu học bạ của thí sinh lên cơ sở dữ liệu ngành [ở khoản 1 điều 25] cũng giúp các trường tiết kiệm thời gian, chi phí.

Ông Hà phân tích, những năm trước, trừ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường mất rất nhiều thời gian xác minh tính chính xác của hồ sơ, chẳng hạn học bạ thí sinh nộp. Với dự thảo quy chế 2022, các trường sử dụng cơ sở dữ liệu chung của Bộ, trong đó có điểm thi tốt nghiệp và học bạ nên giảm được chi phí, thời gian, nhân sự.

Bên cạnh những đánh giá tích cực, dự thảo bị đề nghị xem xét lại một số quy định. TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo đại học, Đại học Nha Trang, chỉ ra hai điểm chưa hợp lý. Thứ nhất, quy định "không cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thi tốt nghiệp năm trước" có thể gây ra bất công. Một số thí sinh vừa tốt nghiệp THPT đã phải đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự nên chưa thể xét tuyển vào đại học ngay. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải bươn chải để có kinh phí vào đại học. Những nhóm này sẽ tự nhiên mất quyền cộng điểm ưu tiên.

Thứ hai, khoản 3, điều 18 của dự thảo quy định thí sinh đã dự tuyển vào một trường theo kế hoạch xét tuyển sớm, phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung. Điều này làm yếu đi vai trò của các phương thức xét tuyển sớm, bởi thí sinh có thể thay đổi ý muốn trong việc đặt thứ tự ưu tiên. Việc yêu cầu thí sinh đăng ký nhiều lần ở các hệ thống khác nhau còn gây bất tiện và phát sinh sai sót.

"Hiện, ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, các trường sử dụng rất đa dạng phương thức tuyển sinh. Liệu rằng có một hệ thống đủ mạnh, đáp ứng lọc ảo chung cho tất cả phương thức này không?", ông Phương đặt câu hỏi.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cũng cho rằng nên bỏ quy định thí sinh phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển sớm lên hệ thống chung.

Một số lãnh đạo đại học cũng chỉ ra bất cập về mặt kỹ thuật khi yêu cầu thí sinh đăng ký lại nguyện vọng xét tuyển sớm lên hệ thống chung. Theo đó, hiện các trường đã nhận hồ sơ xét tuyển theo các phương thức như xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển theo quy định riêng... Nếu áp dụng quy định của dự thảo, thí sinh phải đăng ký lại nguyện vọng này hoặc trường phải tải dữ liệu lên hệ thống. Quá trình này có thể dẫn đến tình trạng sai lệch thông tin.

* Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2022

Nhóm phóng viên

Video liên quan

Chủ Đề