Quy phạm pháp luật lao động quốc tế là gì

Theo đó, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế có sự khác biệt thì xử lý như thế nào? [hình từ internet]

Khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Tại Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chiếu theo quy định này, khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc ký kết điều ước quốc tế được quy định ra sao?

Theo Điều 24 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết điều ước quốc tế như sau:

Ký điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục ký và văn bản điều ước quốc tế, tổ chức ký điều ước quốc tế theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quyết định cho ký điều ước quốc tế nhưng chưa thể tổ chức ký thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm kịp thời báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý với Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để phối hợp.
3. Trong trường hợp có những thay đổi liên quan đến danh nghĩa ký, quyền, nghĩa vụ của bên Việt Nam, quy định trái hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có những thay đổi cơ bản so với nội dung văn bản điều ước quốc tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho ký thì cơ quan đề xuất phải trình lại về việc ký điều ước quốc tế theo quy định tại Mục 2 của Chương này.
4. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ký điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.

Theo quy định tại Quyết định số 956/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

  1. Ví trí và chức năng Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp. II. Nhiệm vụ và quyền hạn Vụ Pháp luật quốc tế [sau đây gọi tắt là Vụ] có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, háng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành Tư pháp. 2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam để bảo đảm tính tương thích của pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 3. Xây dựng, tham gia xây dựng và đàm phán, thẩm định, góp ý các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ; các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] khác [trừ các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế]. 4. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đầu mối của Bộ về công tác điều ước quốc tế; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ [trừ các điều ước quốc tế về con nuôi, hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc các điều ước quốc tế khác mà Bộ trưởng giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ]. 5. Trình Bộ trưởng cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vay ưu đãi; thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính; văn bản bảo lãnh Chính phủ; thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ. 6. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật quốc tế và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao. 7. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ. 8. Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ. 9. Về tư pháp quốc tế
  2. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Cơ quan quốc gia trong quan hệ với các quốc gia thành viên, Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các công ước của Hội nghị này mà Vụ được giao là cơ quan đầu mối;
  3. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Cơ quan đầu mối quốc gia trong thực thi Công ước Niu Oóc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài;
  4. Chủ trì, phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  5. Chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ trong các vụ việc liên quan đến việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài của Bộ luật Dân sự năm 2015. 10. Về công pháp quốc tế và nhân quyền
  6. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966;
  7. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ về công tác công pháp và nhân quyền quốc tế;
  8. Xử lý, cho ý kiến về các vấn đề pháp luật quốc tế phát sinh từ bảo vệ chủ quyền quốc gia và nhân quyền quốc tế thuộc nhiệm vụ của Bộ;
  9. Tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực công pháp quốc tế và nhân quyền theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. 11. Về pháp luật đầu tư có yếu tố nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
  10. Tham gia đàm phán, góp ý các hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư [hợp đồng PPP], hợp tác kinh doanh [hợp đồng BCC] liên quan đến cơ quan nhà nước và các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, hợp đồng dầu khí, dự án dầu khí theo quy định pháp luật;
  11. Tham gia xử lý vướng mắc đối với các dự án PPP, dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, dự án dầu khí;
  12. Chủ trì việc cấp ý kiến pháp lý cho các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài theo hình thức đối tác công – tư [PPP] và các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  13. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo thống nhất công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, đại diện pháp lý cho Chính phủ và tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 12. Về pháp luật thương mại quốc tế
  14. Đầu mối của Bộ trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương [APEC] và các thiết chế, tổ chức quốc tế về kinh tế, thương mại khác;
  15. Đề cử, quản lý chuyên môn của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ;
  16. Tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. 13. Về tương trợ tư pháp
  17. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
  18. Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự thuộc nhiệm vụ của Bộ và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của các cơ quan tư pháp địa phương; thực hiện việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
  19. Trao đổi thông tin về pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  20. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật, tổng kết, báo cáo về tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật. 14. Rà soát, đánh giá tính tương thích của pháp luật trong nước khi ký kết, gia nhập điều ước quốc tế để làm cơ sở cho hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam khi được phân công. 15. Xử lý và cho ý kiến về các vấn đề pháp luật quốc tế thuộc nhiệm vụ của Bộ phát sinh từ bảo vệ chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 16. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công của Bộ trưởng. 17. Đề xuất gia nhập các tổ chức, diễn đàn, hội nghị và hoạt động về pháp luật quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ. 18. Các nhiệm vụ khác
  21. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và có ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định;
  22. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
  23. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định;
  24. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; đ] Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
  25. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức và tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
  26. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi, chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
  27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Chủ Đề