Quan điểm xã hội học của Max Weber

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. XàHỘI HỌC CỦA WEBER Maximilian Carl Emil Weber [1864 – 1920]
  2. NỘI DUNG:  1]Giới thiệu max weber.  2]Max weber lí giải “xã hội học” và hành động xã hội.  3]Chủ nghĩa tư bản theo weber.  4]Phương pháp luận cá nhân.  5]Lý thuyết của weber về mối quan hệ nhân quả.
  3. Giới thiệu max weber  Max weber:[1864­1920] là nhà xã hội học người  Đức,xuất thân từ một gia đình tư sản, ông là một trong  số tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã  hội học.  Một số luận điểm và công trình nghiên cứu.  Khởi nghiệp tại trường đại học Berlin, sau đó ông làm  việc tại các trường đại học khác.  Ông là người am hiểu nền chính trị Đức.  Weber còn được biết đến như là một nhà triết học, nhà  luật học, nhà kinh tế học và nhà sử học với những kiến  thức lí giải uyên thâm.
  4. Hình ảnh về Weber.
  5. Max weber lí giải “xã hội học” và hành  động xã hội.  Theo Weber, thuật ngữ “xã hội học” thường bị sử dụng  một cách khá mơ hồ.Ông định nghĩa xã hội học là “một  môn khoa học nhằm thông hiểu bằng cách lý giải hành  động xã hội và nhờ đó giải thích một cách nhân quả sự  diễn tiến và các tác động của nó“.   Hành động của xã hội: ta cần hiểu hành động xã hội  của các cá nhân bằng cách chú tâm tới ý nghĩa mà họ  nhắm đến­với một thái độ phương pháp luận khách quan  và trung tính.  khái niệm hành động xã hội được xác  lập bởi ý nghĩa.
  6. Max weber lí giải “xã hội học” và hành  động xã hội.  Đối với weber, xã hội học không liên quan hiện tượng  siêu hình không phải là môn khoa học có tính quy  phạm. Ông khẳng định đối tượng nghiên cứu là hành  động gắn liền với ý nghĩa. Hành động xã hội là một  trong những phạm trù phương pháp luận trung tâm  của xã hội học.   Xã hội học là một khoa học cố gắng nhận thức hành  động xã hội nhằm đạt đến một giải thích nhân quả về  chiều hướng và hệ quả của nó.Giải thích là tìm hiểu ý  nghĩa của chủ thể hành động bằng sự cảm thấu và  cũng được hiệu là xác lập quan hệ nhân quả bằng các  liên hệ hành động đó với phương tiện và mục đích.
  7. Chủ nghĩa tư bản theo weber  Công trình của Max Weber đều mang thao thức về vấn đề nguồn gốc  của chủ nghĩa tư bản.  Max Weber nhấn mạnh rằng, trái ngược với quan niệm ngộ nhận thông  thường, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không phải là hệ quả của lòng hám  lợi hay máu tham tiền đây vốn là những hiện tượng mà người ta có thể  bắt gặp ở bất cứ xã hội nào vào bất cứ thời đại nào. Ông viết : “ ‘Ham  muốn chiếm hữu’, ham muốn ‘chạy theo doanh lợi’, chạy theo tiền bạc,  càng nhiều tiền càng tốt, tự chúng không có liên quan gì tới chủ nghĩa tư  bản. Ham muốn ấy đã từng tồn tại và đang tồn tại nơi những người hầu  bàn, người bác sĩ, người đánh xe ngựa, người nghệ sĩ, người đàn bà lẳng  lơ, người công chức tham ô nhũng lạm, người lính, kẻ trộm cắp, kẻ viễn  chinh, kẻ cờ bạc, kẻ ăn mày. […] Lòng hám lợi vô độ không hề giống  chút nào với chủ nghĩa tư bản, và lại càng không mảy may liên quan gì  tới ‘tinh thần’ của nó
  8. Chủ nghĩa tư bản theo weber  Ngược lại, chủ nghĩa tư bản, theo Weber, “chính là sự chế ngự,  hay là sự điều tiết bằng lý tính, cái bản năng phi lý tính ấy”  Weber hình dung chủ nghĩa tư bản như là sự hiện diện và sự  hoạt động của những doanh nghiệp mang mục đích làm ra lợi  nhuận tối đa và có lối tổ chức thuần lý đối với lao động và sản  xuất. Ông viết : “Thật vậy, chủ nghĩa tư bản đồng nghĩa với việc  đi tìm lợi nhuận trong những doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa liên  tục và thuần lý : đi tìm một lợi nhuận luôn luôn tái sinh, đi tìm  ‘tính sinh lợi’. Vì nó buộc phải như thế. Khi mà toàn bộ nền kinh  tế nằm trong trật tự tư bản chủ nghĩa, thì bất cứ một doanh  nghiệp tư bản chủ nghĩa riêng lẻ nào không tự định hướng mình  theo mục tiêu đạt được tính sinh lợi thì chỉ có nước tiêu vong.” 
  9. Chủ nghĩa tư bản theo weber  Weber viết : “[…] theo những tư liệu kinh tế mà chúng ta biết  được cho đến nay, ở tất cả các nền văn hóa đã từng có 'chủ  nghĩa tư bản' và những doanh nghiệp 'tư bản chủ nghĩa' dựa trên  một [mức độ] lý tính hóa nào đó trong việc hạch toán đồng vốn.  Ở Trung Hoa, Ấn Độ, Babylon, Ai Cập, ở vùng Địa Trung Hải thời  cổ đại, vào thời trung đại cũng như vào thời cận đại.”Trên khắp  thế giới, ở đâu cũng có thương nhân, bán sỉ hay bán lẻ, những  người cho vay, những nhà kinh doanh thực dân, những ông chủ  đồn điền sở hữu nô lệ, sử dụng lao động khổ sai trực tiếp hoặc  gián tiếp, những kẻ đầu cơ “chuyên đi săn mọi cơ hội để kiếm  tiền”, những “kẻ phiêu lưu tư bản chủ nghĩa”… Và phần lớn hoạt  động của những loại người này “đều mang tính chất thuần túy phi  lý tính và đầu cơ, hoặc là thiên về cách chiếm hữu bằng bạo lực,  nhất là chiếm đoạt chiến lợi phẩm thông qua chiến tranh, hay  dưới hình thức chiến lợi phẩm tài chánh, nghĩa là thông qua việc  bóc lột những người bị trị.
  10. Chủ nghĩa tư bản theo weber  Theo Weber, đấy chỉ là những loại hình “chủ nghĩa tư bản thương  mại, hoặc hướng đến chiến tranh, đến chính trị, hay đến chính  quyền” hoặc “chủ nghĩa tư bản phiêu lưu”. Ông cho rằng “trong  thời kỳ cận đại, Tây phương đã biết đến một dạng phát triển của  chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác và chưa có ở bất cứ nơi nào  trên trái đất : [đó là] cách tổ chức thuần lý tư bản chủ nghĩa đối  với lao động tự do [về mặt hình thức] mà người ta chỉ có thể bắt  gặp ở dạng thô sơ ở các nơi khác.”Weber gọi dạng chủ nghĩa tư  bản này là “chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp dân sự”.  Bên cạnh việc nhìn nhận vai trò quan trọng của những yếu tố  như thị trường và kỹ thuật, Max Weber còn đặc biệt nhấn mạnh  tới vai trò cũng như quá trình lý tính hóa của luật pháp và của bộ  máy hành chính [Verwaltung]. Ông viết : “Cấu trúc thuần lý của  luật pháp và của bộ máy hành chính lẽ tất nhiên là điều quan  trọng”. 
  11. Chủ nghĩa tư bản theo weber  Weber đưa ra một câu hỏi mấu chốt trong lối đặt vấn đề: “Tại sao  các lợi ích tư bản chủ nghĩa ở Trung Hoa hay ở Ấn Độ đã không  làm giống như thế ? Tại sao ở đó sự phát triển khoa học, nghệ  thuật, chính trị lẫn kinh tế đều không lèo lái theo các con đường lý  tính hóa vốn là đặc trưng riêng của phương tây”.  Từ đó Weber đề cập tới giả thuyết khoa học chính của mình : “  nếu tư duy duy lý kinh tế, trong sự ra đời của nó, phụ thuộc vào  nền kỹ thuật thuần lý và luật pháp thuần lý, thì nó cũng phụ thuộc  ̣ nói chung vào năng lực và tâm thế của con người khi họ chọn  những lối sống thuần lý nào đó trong thực tế. Khi lối sống này vấp  phải những kìm hãm về tinh thần, thì sự phát triển của ứng xử kinh  tế thuần lý cũng sẽ gặp phải những trở lực nội tâm nặng nề.” 
  12. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Như  mọi  người  đều  biết,  khái  niệm  “hành  động  xã  hội”  [soziales Handeln] là một trong những phạm trù chính trong tư  duy  xã  hội  học  của  Max  Weber.  Khi  tìm  hiểu  chủ  nghĩa  tư  bản, ông khởi sự bằng cách đưa ra định nghĩa về hành vi kinh  tế tư bản chủ nghĩa : “Chúng tôi gọi hành vi kinh tế 'tư bản chủ  nghĩa'  là  hành  vi  dựa  trên  hy  vọng  đạt  được  doanh  lợi  bằng  cách tận dụng những cơ hội trao đổi, nghĩa là dựa trên những  cơ may chiếm hữu một cách hòa bình [về mặt hình thức].”   Như  vậy,  nói  như  Alain  Bihr,  “chủ  nghĩa  tư  bản”  đối  với  Max  Weber  trước  hết  không  phải  là,  hay  không  chỉ  là,  một  hệ  thống  kinh  tế,  ít  ra  vào  lúc  ban  đầu  của  quá  trình  nhận  diện  khái niệm này, như các nhà kinh tế học thường quan niệm.
  13. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Dưới cách nhìn độc đáo của Weber, khái niệm này trước hết  nói đến một mô hình ứng xử kinh tế đặc thù; mô hình ứng xử  này một khi đã trở nên phổ biến và ổn định thì lẽ tất nhiên sẽ  dẫn  đến  chỗ  hình  thành  một  hệ  thống  kinh  tế,  nhưng  theo  Weber,  người  ta  chỉ  có  thể  hiểu  được  hệ  thống  này  nếu  qui  chiếu  nó  về  các  hành  vi  và  hoạt  động  của  các  cá  nhân  vốn  tạo nên động lực thúc đẩy sự vận hành của cả hệ thống.  Ở  đây,  Weber  đã  vô  hình  trung  nhấn  mạnh  tới  những  điều  kiện chủ quan cần thiết cho sự hình thành “tinh thần” của chủ  nghĩa tư bản và từ đó thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư  bản.  Diễn trình phương pháp luận mà Weber tiến hành trong quyển  ĐĐTL gần như đối lập, hay đúng hơn là khác hẳn, so với quan  điểm  mà  Emile  Durkheim  đã  trình  bày  cách  đó  hơn  10  năm  trong  quyển  Những  qui  tắc  của  phương  pháp  xã  hội  học  [1894].
  14. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Theo nhà xã hội học người Pháp này, người ta chỉ có thể giải thích  một hiện tượng xã hội này bằng một hiện tượng xã hội khác, và do  đó  cần  tập  trung  chú  ý  tới  các  “sự  kiện  xã  hội”  [fait  social]  khách  quan ở bên ngoài chứ không cần quan tâm tới những động cơ hay ý  định chủ quan của các cá nhân. “Mỗi lần mà một hiện tượng xã hội được trực tiếp giải thích bằng  một hiện tượng tâm lý, người ta có thể chắc chắn rằng lối giải thích  này là sai lầm.” “Mỗi lần mà một hiện tượng xã hội được trực tiếp giải  thích bằng một hiện tượng tâm lý, người ta có thể chắc chắn rằng lối  giải thích này là sai lầm.”  Durkheim nêu ra một trong những nguyên tắc phương pháp luận xã  hội học như sau : “Phải đi tìm nguyên nhân quyết định của một sự kiện xã hội nơi  các sự kiện xã hội xảy ra trước đó, chứ không phải nơi các trạng thái  ý thức cá nhân.”
  15. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Theo  mạch  suy  nghĩ  của  Max  Weber,  không  thể  nhận  diện  các sự kiện xã hội giống như các sự kiện vật lý, bởi lẽ các sự  kiện xã hội luôn luôn được hình thành hay được xây dựng “từ  bên trong” [construits de façon endogène] bởi những tác nhân  xã hội, và chính do sự tự xây dựng này [autoconstruction] mà  các sự kiện xã hội mới có thể hiện hữu, mới có thể xảy ra ; và  cũng  do  vậy  mà  chúng  ta  cần  hiểu  được  “ý  nghĩa  nội  sinh”  [sens endogène] của các hành động xã hội.  Cái “loại hình­lý tưởng” của chủ nghĩa tư bản ở xã hội Âu châu  cận đại theo Weber trước hết cần được đi tìm nơi những tâm  thế, lối sống hay “hành vi kinh tế tư bản chủ nghĩa” của những  con người sống trong xã hội này. 
  16. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Phương  pháp  luận  cá  nhân  của  Weber  hoàn  toàn  không  có  liên  quan  gì  với  lý  thuyết  về  sự  chọn  lựa  thuần  lý  [rational  choice theory] trong ngành kinh tế học vốn hình dung cá nhân  như con người đơn lẻ [atome] và ích kỷ, cũng “không phải là  một bước lùi trở lại tình trạng trước Hegel với một quan niệm  cá nhân chủ nghĩa­nguyên tử về xã hội”.  Mặt  khác,  trong  số  ba  nghĩa  của  khái  niệm  “individualisme”  [cá  nhân  luận]  mà  nhà  xã  hội  học  người  Pháp  Raymond  Boudon  phân  biệt,  chỉ  có  nghĩa  thứ  ba  mới  đúng  là  phương  pháp luận của Max Weber:  Cá nhân luận “xã hội học”    Cá nhân luận “đạo đức”   Cá nhân luận “về phương pháp” 
  17. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ NHÂN  Trong một bức thư gởi cho R. Liefmann vào  tháng  3­1920,  Weber  khẳng  định  lập  trường của mình như sau : “Nếu cuối cùng  tôi trở thành một nhà xã hội học, thì đó chủ  yếu là nhằm đặt một dấu chấm hết đối với  những cách thực hiện đặt nền tảng trên các  khái niệm tập thể vốn vẫn luôn ám ảnh. 
  18. LÝ THUYẾT CỦA WEBER VỀ MỐI  QUAN HỆ NHÂN QUẢ  Cũng  giống  như  trường  phái  mác­xít,  Max  Weber  luôn  nhìn  nhận  “vai  trò  quan  trọng  căn  bản  của  kinh  tế”  và  ông  luôn  “chú  ý  trước  hết”  tới  các  điều  kiện  kinh  tế  khi  tìm  cách  giải  thích các thực tại xã hội.  tác  động  nhân  quả  theo  Weber  không  phải  là  tác  động  một  chiều, đơn giản, mà thực ra là một sự tương tác vô cùng phức  tạp trong thực tại xã hội mà nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là  phải làm sáng tỏ.  Ông  phát  biểu  điều  này  khi  bàn  về  chuyện đi tìm  nguồn  gốc  của tư duy duy lý [Rationalismus] Tây phương hiện đại : • “Mọi nỗ lực giải thích theo chiều hướng này đều sẽ phải nhìn  nhận vai trò quan trọng căn bản của kinh tế, và chú ý trước  hết tới các điều kiện kinh tế”.  
  19. LÝ THUYẾT CỦA WEBER VỀ MỐI  QUAN HỆ NHÂN QUẢ • Nhưng  đồng  thời,  cũng  phải  chú  ý  tới  những  mối  tương  quan  nhân  quả  ngược  lại.  Bởi  lẽ,  nếu  tư  duy  duy  lý  kinh  tế,  trong  sự  ra  đời  của  nó, phụ thuộc vào nền kỹ thuật thuần lý và luật  ̣ pháp thuần lý, thì nó cũng phụ thuộc nói chung  vào năng lực và tâm thế của con người khi họ  chọn những lối sống thuần lý nào đó trong thực  tế.”
  20. LÝ THUYẾT CỦA WEBER VỀ MỐI  QUAN HỆ NHÂN QUẢ  Để trả lời cho câu hỏi này, ông nói “chúng tôi đã dùng làm thí dụ  những mối liên hệ giữa cái ethos của đời sống kinh tế hiện đại với  đạo đức thuần lý của đạo Tin lành khổ hạnh.”   Và ông khẳng định “như vậy, chúng tôi sẽ chỉ quan tâm tới một  phương diện mà thôi của mối liên hệ nhân quả.”  Max  Weber  không  hề  có  một  quan  điểm  cực  đoan  và  đơn­ nguyên nhân [monokausal] về mối liên hệ nhân quả khi giải thích  thực tại xã hội, và ông cũng chưa bao giờ nghĩ một cách giản đơn  rằng  chủ  nghĩa  tư  bản  chỉ  là  “sản  phẩm”  của  nền  đạo  đức  Tin  lành.  Sở tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh từ đó.” 

Page 2

YOMEDIA

Nội dung bài giảng "Xã hội học của Weber" gồm có các vấn đề chính: Giới thiệu max weber, Max weber lí giải “xã hội học” và hành động xã hội, chủ nghĩa tư bản theo weber, phương pháp luận cá nhân, lý thuyết của weber về mối quan hệ nhân quả. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu để hiểu hơn về các nội dung trên.

30-05-2014 539 43

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề