Trình bày văn tắt các phương pháp đúc

Ở bài đầu chúng ta đã đi tìm hiểu về định nghĩa cũng như nhưng khái niệm, phân loại phôi
hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tình hiểu về đúc trong khuôn cát !

1.2  Đúc trong khuân cát

  • Đúc trong khuôn cát là phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào lòng khuôn cát có hình dáng và kích thước của vật đúc , sau khi kim loại đông đặc ta tiến hành phá khuôn và thu được vật đúc có hình dáng giống như lòng khuôn đúc.

1.2.1 Đặc điểm

ưu điểm

  • Đúc được cái chi tiết lớn, tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp do có thể làm ruột, khối lượng lớn, giá thành khuôn thấp.

Nhược điểm

  • Độ bóng bề mặt kém
  • Lượng dư gia công lớn
  • Có độ chính xác thấp
  • Hay tồn tại nhiều dạng khuyết tật
  • Khuân cát là loại khuân đúc một lần [ chỉ rót một lần rồi phá khuân không thể tái sử dụng

1.2.2 Quá trình đúc 

Toán tắt các bước trong quá trình đúc khuôn cát như sau :

–  Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết để lập ra bản vẽ vật đúc, mẫu, hộp lõi.

–  Căn cứ vào bản vẽ để chế tạo bộ mẫu gồm:

  •   Mẫu đúc để tạo ra lòng khuôn mang hình dáng bên ngoài của vật đúc
  •   Hộp lõi để chế tạo lõi tạo ra hình dáng bên trong của vật đúc
  •   Mẫu hệ thống rót để tạo ra đậu hơi, đậu ngót dùng để dẫn kim loại lỏng và thoát khí cho khuôn.

– Lắp rắp khuôn

– Bộ phận nấu chảy kim loại lỏng phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm khuôn, lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào khuôn kịp thời.

–  Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành phá khuôn, lõi, làm sạch vật đúc, kiểm tra vật đúc bằng thủ công hoặc bằng máy.

–  Kiểm tra vật đúc về hình dáng, kích thước, chất lượng bên trong.

1.2.2.1 Chế Tạo Bộ Mẫu, Hộp Lõi

Yêu cầu vật liệu làm mẫu, hộp lõi

  • Bền không thấm nước, không co giãn
  • có độ bóng độ chính xác cao
  • Làm khuôn được nhiều lần
  • Dễ gia công

1.2.2.2 Làm khuôn, lõi khuôn cát

a, Làm khuôn bằng tay
  • Làm khuôn trên nền xưởng
  • Làm khuôn trong 2 hòm khuôn
  • Làm khuôn xén
  • Làm khuôn bằng mẫu có miếng tời
b, làm khuôn bằng máy C, các phương pháp làm lõi

– Phương pháp làm lõi bằng tay

  • Làm hộp lõi nguyên
  • Làm hộp lõi 2 nửa
  • Làm hộp lõi lắm ghép

1.3 Những hư hỏng thường gặp trong đúc khuôn cát

  • Lõm co : đây sự co thể tích, thường xảy ra ở phần trên khi đông đặc cuối cùng, tạo ra sự thiếu hụt. Vùng này lẫn xỉ nhiệt độ chảy thấp
    + Biện pháp khắc phục : dùng đậu gót đủ lớn để bù
  • Rỗ co : khi kết tinh do các nhánh tinh thể cây phát triển bao bọc phần kim loại lỏng nên khi đông đặc hoàn toàn không được bù ngót.
    + Biện pháp khắc phục : thiết kế, bố trí hợp lý tránh tập trung kim loại bố trí hệ thống rót hợp lý
  • Rỗ khí : Trong kim loại lỏng hòa tan một lượng khí, khi kết tinh, tạo thành bọt khí tồn tại bên trong kim loại
  • + Biện pháp khắc phục : Khuôn, lõi thoát khí tốt hệ thống rót, đậu hơi hợp lý, vật liệu phải khô sạch
  • Thiên tích : Kim loại kết tinh không đồng đều tạo nên vùng thiên tích, hạt thiên tích,làm giảm cơ tính cũng như khả năng chịu lực của kết cấu.

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở bài học hôm sau hoặc các bạn có thể xem lại bài đầu tiên tại đây

Cảm ơn các bạn rất nhiều!

—————————————————————————————————————————————————————————

Liên hệ Bộ môn Kỹ thuật cơ khí – Đại học Mỏ Địa chất.

Số điện thoại: 0243.755.0500

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy.

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí.

Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí.

Trang Fanpage: //www.facebook.com/ktck.humg/

Email:

Website: www.ktck-humg.com

  • chế tạo phôi
  • công nghệ chết tạo
  • đúc trong khuôn cát
  • khuôn cát
  • vật liệu chế tạo

  • Nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh

  • Khi nguội  → sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn đúc.

a, Ưu điểm

  • Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

  • Đúc được các vật có khối lượng rất nhỏ và rất lớn. Có thể đúc các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.

  • Tạo ra các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

  • Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b, Nhươc điểm

  • Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

Các khuyết tật thường gặp khi đúc

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

  • Quá trình đúc tuân theo các bước :

    • Bước 1- Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

      • Mẫu : làm bằng gỗ hoặc nhôm

      • Vật liệu làm khuôn : Cát [70-80%],Chất dính kết [10-20%],nước

    • Bước 2- Tiến hành làm khuôn.

    • Bước 3- Chuẩn bị vật liệu nấu.

    • Bước 4- Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

  • Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc . 

  • Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

1, Bản chất

  • Dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị [búa tay, búa máy] làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

  • Đặc diểm của phương pháp gia công áp lực là thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

  • Một số dụng cụ sử dụng khi rèn:

a. Rèn tự do

  • Ngoại lực: dùng lực búa tay, búa máy.

  • Trạng thái kim loại: nóng dẻo.

  • Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

b. Dập thể tích

  • Khuôn dập thể tích: bằng thép, lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống chi tiết.

  • Ngoại lực: dùng lực búa máy, máy ép.

  • Trạng thái kim loại: dẻo.

  • Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

2, Ưu, nhược điểm

a, Ưu điểm

  • Có cơ tính cao.

  • Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá.

  • Tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước.

  • Tiết kiện được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b, Nhược điểm

  • Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn.

  • Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém.

  • Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn

1, Bản chất

  • Nối được các chi tiết lại với nhau.

  • Bản chất: nung chảy kim loại chỗ mối hàn.

  • Kết quả: kim loại kết tinh, nguội tạo thành mối hàn.

2, Ưu, nhược điểm

a, Ưu điểm

  • Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

  • Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

  • Có độ bền cao, kín.

b, Nhược điểm

  • Chi tiết dễ bị cong, vênh.

3, Một số phương pháp hàn thông dụng

a, Hàn hồ quang tay

  • Bản chất: dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ mối hàn và que hèn → tạo thành mối hàn.

  • Dụng cụ, vật liệu: kim hàn, que hàn, vật hàn…

  • Ứng dụng: dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…

b, Hàn hơi

  • Bản chất: dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen [C2H2] với Oxi [O2] làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hàn và que hàn ⇒ tạo thành mối hàn.

  • Dụng cụ, vật liệu: mỏ hàn, que hàn, vật hàn, ống dãn khí Axêtilen [C2H2] với Oxi [O2]…

  • Ứng dụng: Hàn các chi tiết có bề dày mỏng, nho. → Dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…

Video liên quan

Chủ Đề