Qua quan điểm của tác giả khi bàn về sự tử tế, anh/ chị rút ra bài học gì về lẽ sống?

SỞ GD - ĐT CÀ MAU                             ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                  MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

                                                                                                             THỜI GIAN: 90 PHÚT

                  [Không kể thời gian giao đề]

I. ĐỌC HIỂU: [3.0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Việc tử tế không phải là những gì to tát, phi thường mà đôi khi chỉ là một hành động nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị như câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm 20 năm vá đường không công, sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi… Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…

Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống. Vì vậy, hãy tiếp tục lan tỏa những việc làm tử tế mỗi ngày để góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn.

                       [Theo Quang Vũ – Trải lòng về việc tử tế - Nguồn: kenh14.vn đăng ngày 6/6/2020]

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những câu chuyện tử tế “vô cùng giá trị … được lan truyền trên mạng xã hội” là những câu chuyện nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống” hay không? Vì sao?

II.  LÀM VĂN: [7.0 điểm]

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để lan tỏa việc tử tế trong môi trường học đường.

Câu 2. Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong đoạn trích sau:

Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

[Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn DuNgữ văn tập hai , lớp 10, NXBGDVN].

----------------HẾT----------------

SỞ GD - ĐT CÀ MAU                                   ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                        MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

                                                                                                               THỜI GIAN: 90 PHÚT

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,5

2

Câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm 20 năm vá đường không công, sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi  …

0,5

3

Học sinh chọn 1 trong 2 biện pháp nghệ thuật sau:

- Liệt kê: “việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…”

- Điệp từ: “hành động”

- Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, nhấn mạnh ý nghĩa và chỉ ra những hành động tử tế của con người trong cuộc sống.

1,0

4

 Học sinh chọn đồng ý hoặc không đồng ý và đưa ra lý giải hợp lí. 

- Đồng ý vì làm việc tử tế không phải chỉ làm một lần, hai lần mà phải là cả cuộc đời, bằng những việc làm và hành động vô cùng đơn giản. Như vậy chúng ta mới có thể trưởng thành mỗi ngày, cảm thấy sống có ý nghĩa hơn và xã hội cũng sẽ ngày càng lan tỏa nhiều hơn những tấm gương người tốt việc tốt

- Không đồng tình. Lí giải.

1,0

II

LÀM VĂN

7,0

1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để lan tỏa việc tử tế trong môi trường học đường.

2,0

a. Đảm bảo kĩ năng:

- Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách để lan tỏa việc tử tế trong môi trường học đường.

0,25

1.0

c. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Việc tử tế là cần thiết và quan trọng trong nhà trường, một môi trường học đường tràn ngập việc tử tế thì sẽ lan tỏa ra xã hội góp phần tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp.

  1.  - Các câu khai triển đoạn:
  2. + Người sống tử tế là người có văn hóa, có phẩm chất và nhân cách tốt đẹp, luôn sống chan hòa, yêu thương và hết lòng vì người khác. Làm việc tử tế mỗi ngày giúp bản thân cảm thấy mình có ích, có trách nhiệm…từ đó ngày càng hoàn thiện hơn…
  3. + Trong môi trường học đường, việc tử tế bắt đầu bằng những việc làm và hành động nhỏ nhặt như lễ phép với thầy cô giáo, tôn trọng bạn bè, tuân thủ các quy định về học tập và kỷ luật, vệ sinh của nhà trường, không ăn uống vứt rác bừa bãi, nhặt được của rơi trả lại cho bạn…
  4. + Tham gia các hoạt động của nhà trường như phong trào nuôi heo đất ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ miền Trung lũ lụt, các phong trào thiện nguyện khác,…
  5. + Tuyên truyền, vận động và chia sẻ những tấm gương người tốt, việc tốt hoặc những hành động đẹp ở bên ngoài xã hội vào nhà trường để góp phần xây dựng một môi trường học đường văn minh, lành mạnh hơn.

+ Một vài câu chuyện, tấm gương tử tế điển hình…

+ Phê phán những cá nhân thiếu ý thức…

- Khẳng định lại lần nữa ý nghĩa của việc sống tử tế mỗi ngày. Từ đó đưa ra những bài học nhận thức và hành động để góp phần lan tỏa những việc tử tế trong môi trường học đường.

d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

2

Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên

0,5

3.5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích

b. Thân bài:

*Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy

– Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. [Phân tích rõ  từ “Cậy”,  từ “Chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời]

– Khung cảnh “Em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”. ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc

=>Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

* 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình

– Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình :

+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng

+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

– Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

*Bốn câu: Lời thuyết phục. 

– Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ :

+ Nhờ vào tuổi xuân của em

+ Nhờ vào tình máu mủ chị em

+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

=> Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái

*. Nghệ thuật:  

+ Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

c. Kết bài

 Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả.      

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=10,0 điểm

Video liên quan

Chủ Đề