Qua câu chuyện Cái giá của sự trung thực em rút ra được bài học gì

Câu 1. 

Chọn C. Vì có chi tiết ''đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé''

Câu 2.

Chọn B. Vì có chi tiết ''Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống thì được vào cửa miễn phí.''

Câu 3. 

Chọn B

Câu 4.

Chọn D

Câu 5.

[mk ko biết, mong bn thông cảm]

Câu 6.

Trong cuộc sống nên sống trung thực, thẳn thắn. Không nên nói dối, đặc biệt là trước mặt trẻ con

Câu 7.

Chọn B

Câu 8

Chọn A

Câu 9

Chọn A[ câu này mk ko chắc]

Câu 10.

- Bằng sự dũng cảm, Phơ-ríp đã chống lại việc nói dối đối với trẻ em.

Câu 11.

Nghĩa tổng hợp:

Xe cộ, ruộng vườn, máy móc

Nghĩa phân loại:

Xe máy, hoa mai, màu xanh, bút máy

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

  • Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2021 Số 1
  • Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2021 Số 2

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 là bộ tổng hợp đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 có đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết kèm theo. Đề thi học kì 1 lớp 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1. Mời các em học sinh tham khảo.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2021 Số 1

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: [3đ]

GV cho HS bốc thăm đọc trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong sách TV4 tập 1.

II. ĐỌC HIỂU:[7đ]

Đọc thầm bài: “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé".

Người bán vé trả lời: "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: " Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!"

Bạn tôi từ tốn đáp lại: "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la".

[Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp]

1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: [4 điểm]

Câu 1: [0,5đ] Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? [M1]

a. Bảy tuổi trở xuống.

b. Sáu tuổi trở xuống.

c. Năm tuổi trở xuống.

d. Tám tuổi trở xuống.

Câu 2: [0,5đ] Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? [M1]

a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

b. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

c. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.

d. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi.

Câu 3:[0,5đ] Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? [M2]

a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.

c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.

d. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi.

Câu 4: [0,5đ] Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó? [M2]

a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.

c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

d. Vì ông ta sợ bị bạn la.

Câu 5: [1đ] Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói: "...Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la." Em hiểu nói đó có ý nghĩa như thế nào[M3]

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: [1đ] Câu chuyện muốn nói với em điều gì?[M4]

2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT [3 điểm].

Câu 1: [0,5đ] Từ nào dưới đây là từ ghép có nghĩa tổng hợp? [M1]

a. Nương sắn.

b. Nương rẫy.

c. Nương ngô.

d. Nương khoai.

Câu 2: [0,5đ] Dấu hai chấm [:] trong câu có tác dụng gì? [M2]

a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

c. Kết thúc một câu cảm.

d. Kết thúc một câu kể.

Câu 3: [1đ] Em hãy đặt một câu kể để kể các việc làm hằng ngày sau khi đi học về.[M3]

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Câu 4: [1đ] Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực.[M4]

B. Phần viết

I. Chính tả: [Nghe - viết]: [2 điểm]

II. Tập làm văn: [8 điểm]

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt

A. Phần đọc

1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: [4 điểm]

Câu 1:[0.5đ] b

Câu 2: [0.5đ] a

Câu 3:[0.5đ] b

Câu 4: [0.5đ] c

Câu 5: [1đ] Lòng trung thực là vô giá. Sự kính trọng của mọi người đối với mình là không thể mua được.

Câu 6: [1đ] Cần phải trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.

2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT [3 điểm].

Câu 1: [0.5đ] b

Câu 2: [0.5đ] b

Câu 3: [1đ] HS đặt đúng yêu cầu cho 1 điểm.

Sau mỗi buổi học ở trường, em cùng Hoàng đi đá bóng tại sân bóng của nhà nhà văn hóa phường.

Câu 4: [1đ] HS tìm được thành ngữ hoặc tục ngữ cho 1 điểm.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Chính tả: [Nghe - viết]: [2 điểm]

Thời gian HS viết bài: 15 phút.

Bài viết: Văn hay chữ tốt

[SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 129]

Cho HS viết đề bài và đoạn từ Cao Bá Quát vui vẻ trả lời.....luyện viết chữ sao cho đẹp "sách TV 4 tập 1 trang 129]

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn [2 điểm].

- Viết đúng chính tả [không mắc quá 5 lỗi]: 2 điểm

- Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: [8đ]

- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

Mở bài: [1 điểm]

- Giới thiệu được đồ chơi cần tả.

Phần thân bài: [4 điểm]

- Tả bao quát được đồ chơi cần tả. [1 điểm]

- Tả từng bộ phận của đồ chơi cần tả. [2 điểm]

- Điểm nổi bật so với đồ chơi khác. [1 điểm]

Phần kết bài: [1 điểm]

- Tình cảm của người viết đối với đồ chơi.[1 điểm]

Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ [2 điểm]

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết [0,5 điểm]

- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. [0,5 điểm]

- Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc,… [1 điểm]

*Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm cho hù hợp.

* Lưu ý: - Bài làm nhớp, sai lỗi chính tả trừ 0,5 đến 1 điểm toàn bài

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2021 Số 2

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng [3 điểm]. GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 4.

II. Đọc thầm và làm bài tập [7 điểm].

Mài rìu

Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.

“Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.

Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

“Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

“Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.

“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.

[HN sưu tầm]

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập.

Câu 1. [0,5 điểm]. Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình?

A. Vì anh đã hứa với ông chủ

B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt

C. Vì anh có sức khỏe rất tốt

D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ

Câu 2. [0,5 điểm]. Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây?

A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc

B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây

C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên

D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn

Câu 3. [0,5 điểm]. Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào?

A. Duy trì số lượng như ngày đầu

B. Tăng dần so với ngày đầu

C. Giảm dần so với ngày đầu

D. Có hôm tăng, có hôm giảm

Câu 4. [0,5 điểm]. Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là gì?

A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần

B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn

C. Anh đánh mất sức mạnh của mình

D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều

Câu 5. [0,5 điểm]. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?

A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được

B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo

C. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được

D. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng

Câu 6. [0,5 điểm]. Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn

Câu 7. [1 điểm]. Từ tiếng “đen”, hãy tạo một từ láy và một từ ghép.

- Từ láy:

……………………………………………………………………

- Từ ghép:

…………………………………………………………………………

Câu 8. [1 điểm]. Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại. Hãy giải thích tại sao lại gạch bỏ từ đó.

Trung bình, trung du, trung điểm, trung hiếu, trung thu

………………………………………………………………………………

Câu 9. [1 điểm].

Xác định từ loại của những từ gạch chân trong câu sau:

Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này.

…………………………………………………………………………

Câu 10. [1 điểm]. Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

a. Để khen ngợi:

............................................................................................................

b. Để khẳng định:

.......................................................................................................…

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả [2 điểm]. Nghe – viết [15 phút]

Rừng phương Nam

Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

2. Tập làm văn [8 điểm] [35 phút]

Đề bài: Em hãy lựa chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực.

Đề 2: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người trung thực, tự trọng.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm [Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV4]

- Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 80 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng], ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. [2 điểm]

* Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc [phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ...] GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm [trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm]

2. Đọc hiểu: [7 điểm]

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

B

C

A

D

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 7 [1 điểm]. HS tìm từ mỗi từ ghép, từ láy đúng yêu cầu được 0,5 điểm

Câu 8 [1 điểm]. Gạch bỏ từ trung hiếu vì tiếng trung trong các từ còn lại có nghĩa là ở giữa còn tiếng trung trong từ trung hiếu có nghĩa là Một lòng một dạ. Nếu HS giải thích chưa rõ hoặc chưa đúng tùy mức độ cho 0,5 hoặc 0,75 điểm.

Câu 9 [1 điểm]. Danh từ: việc, sức [0,5đ]. Động từ: đốn [0,25đ]. Tính từ: bận [0,25đ]

Câu 10 [1 điểm]. Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 0,5 điểm mỗi câu. [Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25đ/1 câu]

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Chính tả: 2 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả [không mắc quá 5 lỗi]: 1 điểm

2. Tập làm văn: 8 điểm

- Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm

* Mở bài: [1,5 điểm] Mở bài gián tiếp [1 điểm], mở bài trực tiếp [0,5 điểm] Diễn đạt câu trôi chảy [0,5 điểm]

*Thân bài: [4 điểm], trong đó:

- Nội dung [2,5 điểm]:

+ Nêu được các việc làm thể hiện ý chí, nghị lực [hoặc trung thực, tự trọng] của người đó

- Kĩ năng:

+ Trình tự miêu tả hợp lí [0,5 điểm]

+ Diễn đạt câu trôi chảy [1 điểm]

* Kết bài: [1,5 điểm]

- Kết bài mở rộng [1 điểm], kết bài không mở rộng [0,5 điểm]

- Diễn đạt câu trôi chảy [0,5 điểm]

* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh.

* Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả.

[Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi]

>> Tham khảo: Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt bao gồm 4 phần: Đọc thành tiếng, đọc hiểu trả lời câu hỏi, Chính tả, Tập làm văn có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần cho các em học sinh củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1.

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề