Phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng Công cụ nào sau đây

Trắc nghiệm Tri thức | Đăng trắc nghiệm Tri thức

3.763 lượt xem

Vui lòng chờ trong giây lát!

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hộiTất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư  tưởng, đạo đức,...Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình .Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất , vì:Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.Pháp luật  điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

Tham khảo ý kiến từ các trả lời trước đó [+]

A. Giáo dục

183 phiếu

B. Đạo đức

157 phiếu

C. Pháp luật

365 phiếu

D. Kế hoạch

56 phiếu

Tổng cộng:

761 trả lời

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:

Đăng câu hỏi Trắc nghiệm tri thức của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Trắc nghiệm khác:

Trắc nghiệm mới nhất:

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

=> Nếu quản lý xã hội bằng pháp luật thì nhà nước có thể quản lý dân chủ, hiệu quả nhất, bởi quy phạm pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có thể đảm bảo tính công bằng và quyền lực của nhà nước. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự tiến bộ, hiện đại, văn minh của dân tộc.


Quản lý xã hội là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quản lý xã hội là gì? Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ vấn đề này và những nội dung liên quan để giúp quý bạn đọc nắm rõ hơn.

Quản lý xã hội là việc các chủ thể quản lý xã hội sử dụng những công cụ, giải pháp về chính sách một cách thường xuyên và có tổ chức nhằm mục đích duy trì và phát triển xã hội.

Trong quản lý xã hội có chủ thể quản lý và khách thể và các công cụ để thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của việc quản lý xã hội. Cụ thể như sau:

– Chủ thể quản lý xã hội là những chủ thể có thẩm quyền hay nói cách khác là những chủ thể có quyền lực, quyền uy. Trong các kiểu nhà nước cũ ví dụ như nhà nước phong kiến thì vua là người có quyền lực và thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Trong thời hiện đại thì nhà nước với những hệ thống cơ quan được phân bổ, phối hợp để thực hiện quản lý xã hội.

– Khách thể của quản lý là xã hội mà cụ thể là sự phát triển của xã hội bởi xã hội bao gồm các sự vật, hiện tượng mà các sự vật hiện tượng luôn trong quá trình phát triển, vận động. Quản lý sự phát triển xã hội tổng thể, bao gồm quản lý phát triển kinh tế, quản lý phát triển hệ thống chính trị, quản lý phát triển văn hóa, quản lý phát triển xã hội theo nghĩa hẹp, quản lý phát triển con người, quản lý nguồn lực vật chất nhân tạo, nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

– Công cụ để thực hiện quản lý xã hội là các chính sách được cơ quan có thẩm quyền ban hành, cụ thể đó là pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật được coi là phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất.

– Mục đích của quản lý là điều tiết, giải quyết các vấn đề của xã hội đảm bảo cho xã hội được phát triển và đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy quản lý xã hội là nói đến quá trình hoạt động, hành động của chủ thể quản lý, thông qua các chính sách và các phương tiện, công cụ quản lý, để đạt được mục tiêu đặt ra, đó là một quá trình tương tác liên tục giữa chủ thể với khách thể và các nhân tố tác động.

Đặc điểm của quản lý xã hội

Quản lý xã hội là gì?đã được giải thích ở nội dung nêu ở trên ở phần này sẽ nêu đặc điểm của quản lý xã hội.

Quản lý xã hội là một nội dung rộng và có tính bao hàm nhiều loại quản lý khác nhưng nhìn chung quản lý xã hội có những đặc điểm như sau:

– Quản lý xã hội là một hoạt động phức tạp, được thực hiện thường xuyên, liên tục và có sự phối hợp tổ chức chặt chẽ.

– Khách thể của quản lý xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng. Không những vậy chủ thể của quản lý xã hội cũng có sự vận động và phát triển.

– Quản lý xã hội thường sử dụng các công cụ để thực hiện mà công cụ phổ biến nhất là pháp luật với những chính sách được hoạch định và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

– Quản lý xã hội có chủ thể là những cơ quan có thẩm quyền, có tính hệ thống và được phối hợp với nhau để thực hiện mục đích quản lý xã hội.

Quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay

– Ở Việt Nam hiện nay thì công cụ quản lý xã hội là pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật được coi là phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất. Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành luật pháp và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống. Vấn đề này được thể hiện qua:

+ Nhà nước luôn thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật đến người dân để người dân biết, hiểu rõ quyền và lợi ích của mình. Nhà nước thực hiện công khai các văn bản pháp luật để người dân tiếp cận. Do đó mà người dân hiểu pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý xã hội và sống và làm việc tuân thủ pháp luật.

– Hoạt động quản lý xã hội ở nước ta hiện nay đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể bằng việc xã hội được ổn định và phát triển theo những chiến lược đã đề ra.

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, không ngừng bổ sung, hoàn thiện, các vấn đề về quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã được khẳng định và làm rõ. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được bổ sung, làm rõ về tư duy và thực tiễn để hướng tới mục tiêu hoàn thiện đồng bộ.

– Nhà nước xây dựng những chính sách pháp luật phù hợp để nhằm mục đích phát triển xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nói cách khác, mô hình nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải quản lý phát triển xã hội dựa trên luật pháp và các cơ quan thực hiện quyền lực pháp luật cũng bị giám sát chặt chẽ bởi luật pháp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Quản lý xã hội là gì? quý bạn đọc tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề