Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG THCS THẠNH LỢIĐộc lập- Tự do- Hạnh phúcBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀHƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘII. Thực trạng:Trên thực tế dạy học bộ môn Ngữ Văn tại Trường THCS Thạnh Lợi, tôi nhậnthấy trong phân môn Tập làm văn - phần văn nghị luận - số đông học sinh rất ngạihọc, không hứng thú học bởi đặc trưng môn khó, khô và trừu tượng. Hơn nữa phânmôn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng ở mức độ cao để tạo lập văn bản. Nếu khôngnắm chắc lý thuyết cơ bản, không có vốn hiểu biết thực tế sâu sắc, không được rènluyện kĩ năng viết đoạn, viết bài thường xuyên học sinh dễ sinh ra tâm lý lười học,lười suy nghĩ. Cũng vì thế mà học sinh ỷ lại vào sách tham khảo, sách bài văn mẫu rấtnhiều. Thực tế cho thấy mỗi em học sinh ít nhất cũng có được vài đầu sách làm “bảobối” cho riêng mình. Và khi đề Tập làm văn cô giáo ra trùng với những bài văn mẫu,thì các em cũng chẳng ngần ngại gì mà không chép. Để giáo viên khó phát giác việcsao chép, các em đã trích nhặt từ nhiều bài văn mẫu lại nên đoạn văn của các emnhiều khi trở thành “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Có những em bê nguyên si bàivăn hay, có những em lắp ghép từ những mảnh vụn mà các em đã nhặt nhạnh được đểtạo một bài văn thiếu logic.Học sinh chưa tự mình hình thành được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội,chưa xác định luận điểm và triển khai luận điểm như thế nào? Xuất phát từ thực tếtrên và để học sinh viết tốt đoạn văn nghị luận trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắpđến, tôi nghĩ là giáo viên chúng ta cần rèn cho học sinh có được những kĩ năng, kĩ xảođể viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội.II. Nguyên nhân:Tìm hiểu nguyên nhân mỗi học sinh viết chưa tốt đoạn văn nghị luận xã hội làmột lí do khác nhau, có thể thống kê một số nguyên nhân sau đây:- Rỗng kiến thức về văn nghị luận. Học sinh chưa nắm được thế nào là văn nghịluận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận? Chưa nắm vững cách viết đoạn văn.- Thiếu kiến thức về tục ngữ, ca dao,…- Không giải thích được nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa của vấn đề.- Thiếu vốn sống thực tế. Lười đọc sách, báo.- Ít tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thanh. Chẳng hạn như ngheđài phát thanh, xem thời sự địa phương,…- Chưa vận dụng kiến thức lí thuyết kết hợp với thực hành thường xuyên.- Có tâm lí ngại khó, ít chịu tư duy. Chán học tiết tập làm văn.- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn lười họcvà chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, phương pháp học bộ môn chưa khoa học.- Kĩ năng viết đoạn văn chưa tốt, khả năng tư duy sáng tạo còn yếu.III. Giải pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội:Qua tìm hiểu nắm được tình hình học tập của học sinh về kĩ năng viết đoạn vănnghị luận xã hội, tôi xin đưa một số giải pháp như sau:- Ngay từ đầu năm học, sau khi được phân công giảng dạy bản thân tôi đã xâydựng kế hoạch bồi dưỡng lồng ghép vào các tiết tự chọn để vừa củng cố kiến thức vừarèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.- Xây dựng cho học sinh: ý thức học tập tự giác, khắc phục khó khăn để vươn lên,học tập đầy đủ, đúng thời gian, đọc thêm sách, làm thêm các bài tập [ở sách nâng cao,tham khảo, phát triển kĩ năng, …]- Trong quá trình dạy học, tôi luôn tạo tình huống cho học sinh học tập phấn khởi,tự tin, khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo, hướng dẫn học sinh lập luận khoahọc - lô gic; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, động viên và nhắc nhở kịp thời; Bêncạnh đó tôi còn nêu gương các tấm gương học tập giỏi ở các năm học trước, để cácem noi theo; luôn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua đó thông báo tình hình học tậpcủa học sinh đến gia đình kịp thời nhất nhằm phối kết hợp trong giáo dục để kết quảhọc tập của học sinh ngày càng tiến bộ.* Giải pháp tiến hành cụ thể:Với các giải pháp trên tôi đã hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hộinhư sau:* Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phần lý thuyết:- GV có thể khái niệm cho HS hiểu được khái niệm của đoạn văn: Tính từ chữ cáiviết hoa lùi đầu dòng cho đến dấu chấm xuống dòng. Một đoạn văn gồm hai câu trởlên, diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.- Một số kiểu đoạn văn thường gặp: Đoạn văn diễn dịch. Đoạn văn quy nạp. Đoạnvăn song hành. Đoạn văn móc xích. Đoạn văn tổng – phân – hợp. Nhưng trong cácđoạn văn đó thì chúng ta sẽ vận dụng cấu trúc đoạn văn Tổng – phân – hợp.- Cấu trúc của đoạn văn gồm 3 phần:+ Câu mở đoạn. [Còn gọi là câu chủ đề]: Là câu nêu vấn đề.+ Các câu khai triển đoạn: Là các câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn.+ Câu kết đoạn: Là câu khép lại vấn đề.* Câu chủ đề: Là câu mang ý chính của toàn đoạn. Vị trí của câu chủ đề tùy thuộcvào kết cấu của đoạn.* Bước 2: Cho HS nhận diện và phân tích một số cấu trúc đoạn văn: [ Giáoviên cho học sinh quan sát một số đoạn văn mẫu và yêu cầu học sinh dựa vào kiếnthức lí thuyết giáo viên đã hướng dẫn để nhận diện và phân tích cấu trúc của đoạnvăn]Đoạn 1: Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới họcsinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủlà cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách họcnày mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất làkhi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõkiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây làcách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng takhông hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng.Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường họcvấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải cócách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chúnghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta cú thể hỏithầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phảisiêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách họcđúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và khôngcòn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt lànhững cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịunhững hậu quả đáng tiếc về sau.Đoạn 2:Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người conhiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi conkhông bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi ngườicon là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng taphải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành nhữngcông dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiềutấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhịthập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngượcđãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phántrong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinhthành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩanhư trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”* Bước 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết vào thực hành viết đoạnvăn Tổng – phân – hợp. [ Đây là bước sau khi giáo viên đã giúp học sinh nhận diệnvà phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. Đến bước thứ 3 này giáo viên cứtiếp tục ra đề và yêu cầu học sinh viết cho đến khi nào các em đều có thể viết tốt thìthôi]Đề: Viết đoạn văn NL [từ 8-10 câu] nêu suy nghĩ của em về tính trung thực.* Đoạn mẫu:Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” làgì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sựthật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhậnlỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôntôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đứctính trung thực là các bạn học sinh không quay cóp, không mang tài liệu trong giờ thi,giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đếnmột xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thựcluôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lạicàng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt,được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đó từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũngcảm”.IV. KẾT LUẬN:Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng không phải là một nộidung hoàn toàn mới trong chương trình Ngữ Văn THCS. Tuy nhiên để học sinh cóđược kĩ năng viết đoạn văn đúng, hay thì cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình, kĩ càngcủa giáo viên bộ môn. Người thầy cần trang bị cho học sinh kiến thức viết đoạn vàhướng dẫn thực hành thường xuyên.Trên đây là một số kinh nghiệm nhiều năm học qua mà tôi đã rút ra trong quá trìnhhướng dẫn học sinh ở trường khi viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kính mong quý thầycô đồng nghiệp góp ý để tôi học tập thêm những kinh nghiệm quý báu từ các thầy côphục vụ cho việc ôn thi tuyển sinh sắp đến đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thànhcảm ơn.DUYỆT CỦA BGHThạnh Lợi, ngày 13 tháng 4 năm 2015HIỆU TRƯỞNGNgười viếtVõ Thị Kim Huệ

– Nghị luận: là bàn bạc, bàn luận một vấn đề.

– Văn nghị luận xã hội: la bàn bạc các vấn đề đời sống xã hội: đáng khen, đáng chê, đáng suy nghĩ; hay những vấn đề về chính trị, đạo đức, lối sống, tính cách… của con người. Nằm làm rõ đúng, sai, xấu, tốt của vấn đề. Từ đó có thể tìm hiểu một cách thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn.

2/ Đặc điểm văn nghị luận xã hội

Bài văn nghị luận xã hội cần phải có những yếu tố sau:

  • Luận đề: Là yêu cầu của đề bài, vấn đề nghị luận cơ bản của bài văn.
  • Luận điểm: Là những ý chính, những tư tưởng, vấn đề chính sẽ bàn luận.
  • Luận chứng, luận cứ: Là dẫn chứng, lí lẽ để chứng minh làm sáng tỏ luận điểm.
  • Lập luận: Cách trình bày luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc, rõ ràng, logic theo một trình tự hợp lí.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.

3/ Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận xã hội

Sau khi đọc và tìm hiểu luận đề, ta phải có thao tác lập dàn ý để đoạn văn logic, có trình tự rõ ràng. Lập dàn ý là phải theo một quy trình: Xác định luận điểm, tìm luận cư, tìm dẫn chứng, xây dựng lập luận.

a/ Xác định luận điểm

Một luận đề phải được xác định bằng một hệ thống luận điểm. Để tìm ý được dễ dàng chúng ta nên đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

  • Là gì?
  • Như thế nào?
  • Vì sao? Tại sao?
  • Biểu hiện như thế nào?
  • Ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống và con người?
  • Tác động hoặc tác hại của vấn đề nghị luận đối với cuộc sống và con người?

Ví dụ: Bàn về đức tính trung thực:

  • Trung thực là gì?
  • Biểu hiện của trung thực?
  • Vì sao phải sống trung thực?
  • Ý nghĩa của tính trung thực đối với con người.
  • Bài học liên hệ.

b/ Tìm luận cứ [lí lẽ, dẫn chứng]

Lí lẽ và dẫn chứng là cốt yếu của bài văn nghị luận xã hội. Lí lẽ phải sắc bén, đanh thép, hùng hồn [đảm bảo tính chân lí]. Dẫn chứng phải xác thực, chọn lọc, giàu sức thuyết phục [là dẫn chứng trong thực tế đời sống, người thật việc thật].

Ví dụ: Bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết

Lí lẽ: Cần trả lời thấu đáo các câu hỏi sau:

 + Biểu hiện của đoàn kết?

+ Vì sao phải đoàn kết?

+ Sức mạnh của đoàn kết?

+ Làm gì để giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết?

-Dẫn chứng: Nêu các dẫn chứng tiêu biểu:

+ Đoàn kết trong chiến tranh.

+ Đoàn kết trong hòa bình.

+ Đoàn kết trong gia đình, xóm làng, trường lớp, ngoài xã hội, trên thế giới…

c/ Xây dựng lập luận

Xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng phải theo trình tự, logic, hợp lí, khoa học.

Dùng lí lẽ để giải thích vấn đề:

Ví dụ: Bàn về việc nói dối có hại.

+ Giải thích thuật ngữ: nói dối là gì?

+ Biểu hiện và thực trạng của nói dối?

+ Nguyên nhân và tác hại của việc nói dối?

+ Biện pháp khắc phục và bài học liên hệ?

– Nêu dẫn chứng để chứng minh vấn đề:

+ Có thể lấy dẫn chứng ngoài thực tế [các nhân vật, con người thật, việc thật]; có thể lấy dẫn chứng trong văn học [các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn,…].

+ Dẫn chứng phải được nêu ra theo một trình tự hợp lí: từ đơn giản đến phức tạp; từ ít sang nhiều; từ thực tế sang văn học, từ xưa đến nay,…

+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, được nhiều người biết đến, có sức thuyết phục.

– Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Có thể bàn luận phản lại vấn đề: mặt trái của vấn đề

Ví dụ: tự tin quá trở thành tự cao tự đại; Siêng năng mà không thông minh sáng tạo sẽ thành phá hoại;…

Như vậy có nghĩa là người viết phải lật đi lật lại vấn đề để bàn luận cho thấu đáo, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

4/ Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

* Bước 1: Xây dựng câu mở đoạn

Câu mở đoạn thường chỉ dùng một câu [Câu tổng- chứa đựng thôn tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao].

* Bước 2: Xây dựng thân đoạn

– Giải thích các cụm từ khóa, giải thích các thuật ngữ [giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, cần ngắn gọn, đơn giản].

– Bàn luận: Đặt ra các câu hỏi và trả lời:

+ Vì sao? Tại sao?

+ Biểu hiện như thế nào?

+ Ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống và con người?

+ Tác động hoặc tác hại của vấn đề nghị luận đối với cuộc sống và con người?

+ Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn [có thể chọn theo các mô típ viết từ: Gia đình, nhà trường, xã hội; hoặc trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày…].

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác [tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng, có thể đưa dẫn chứng thực tế, dẫn chứng văn học].

+ Trong quá trình phân tích dẫn chứng có thể lồng cảm nghĩ, đánh giá, liên hệ.

+ Bàn luận mở rộng: bàn luận phản đề hoặc mở rộng vấn đề- đồng tình hoặc không đồng tình.

+ Bài học nhận thức và hành động: cho bản thân, mọi người.

* Bước 3: Viết kết đoạn

Khái quát lại giá trị của vấn đề nghị luận, rút ra bài học.

* Ví dụ: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn Mac-xim Gooc-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

a/ Xác định luận đề

Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì?

Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?

b/ Xác định các luận điểm

Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình, em hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Sách là gì?
  • Sách có tác dụng như thế nào?
  • Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào?

c/ Tìm luận cứ cho các luận điểm

Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây:

Đối với luận điểm 1: [Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người]:

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người?

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại?

+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không?

– Đối với luận điểm 2 [Sách mở rộng những chân trời mới]:

+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội?

+ Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình?

– Đối với luận điểm 3 [Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách]:

+ Thái độ của em đối với các loại sách?

+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất?

II/ Kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm và miêu tả vào văn nghị luận xã hội

1/ Các yếu tố tự sự trong văn nghị luận xã hội

Tự sự trong văn nghị luận là tóm tắt, kể lại ngắn gọn các sự việc hoặc câu chuyện để làm dẫn chứng hoặc lí lẽ thuyết phục người đọc, người nghe.

– Ví dụ đoạn văn nghị luận kết hợp yếu tố tự sự:

Đề bài: Bàn luận về nhận định sau bằng đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ]: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

Bài làm

Câu chuyện về một vị tướng quân khi xuất trận, nhà vua đã hỏi vị tướng ấy như sau: Nếu phải chọn đánh mất trong các điều kiện sau thì tướng quân chọn đánh mất cái gì trước, cái gì sau: quân đội, đất nước, niềm tin? Vị tướng quân ấy trả lời rằng: Tôi sẽ chấp nhận đánh mất quân đội trước, vì nếu mất quân đội thì còn đất nước và niềm tin. Niềm tin của tôi sẽ dây dựng lại cho quân đội; nếu phải mất nhiều hơn thế thì tôi sẽ chấp nhận mất quân đội và đất nước và giữ niềm tin, vì nếu còn niềm tin thì tôi sẽ tập hợp quân đội mà lấy đất nước. Nhưng nếu đánh mất niềm tin mà còn quân đội và đất nước thì không sớm thì muộn tôi sẽ đánh mất tất cả. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhất! Chính vì thế, sách Dám thành công dạy rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. Vậy Mất niềm tin vào bản thân là gì?

2/ Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận xã hội

– Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới dạng thức như sau:

+ Tính khẳng định hay phủ định.

+ Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen, chê, lo âu, tin tưởng…

+ Giọng văn biểu cảm.

– Ví dụ đoạn văn nghị luận kết hợp yếu tố biểu cảm:

Đề bài: Bàn luận về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống mỗi người bằng đoạn văn [khoảng 200 chữ].

Bài làm

“Thương con mẹ dệt niềm tin. Cho con ăn học cho mình ước ao. Nỗi lo mẹ cộng thêm vào. Tuổi xuân tươi đẹp mẹ nào tiếc chi”. Tự bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển Thái Bình, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy, tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta. Làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc, mẹ – chỉ một từ thôi sao mà thiêng liêng quá đỗi. Mẹ như người thầy, người chị chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, ta thất bại. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Con là áng mây trôi mềm mại bên mẹ, mẹ là vầng trăng tỏa sáng dịu mát phúc hậu cho cuộc đời con. Được ở bên mẹ, cuộc sống sẽ đẹp hơn bất cứ xứ sở thần tiên nào. Mẹ là bến bờ kì lạ. Bến bờ ấy dường như vô hình nhưng bất tận cho con neo đậu sau những chặng đường mệt mỏi. Con được chở che ôm ấp, được nương tựa suốt cuộc đời. Mẹ không chỉ là vầng trăng dịu mát, phúc hậu; là bến bờ để con neo đậu mà mẹ còn là cánh chim chắp cánh ước mơ cho con bay thật xa, là cành hoa thơm ngát để con cài lên ngực, là ánh sao sáng soi đường trong đêm tối cho con đi. Không ai có thể đong đếm được tình yêu thương của mẹ. Mẹ vất vả, hy sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì. Có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, mẹ chỉ im lặng, mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao! Mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc quan tâm đến mẹ nhiều hơn nữa. Có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc? Có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt mẹ? Vậy mà vẫn còn nhiều kẻ không biết trân trọng, yêu quý mẹ của mình, có những người con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ của mình, không làm tròn chữ hiếu, không trọn đạo làm con. Hỡi những ai đang còn có mẹ bên mình, hãy trân trọng từng giây từng phút quý báu bên mẹ để ta không phải rơi những giọt nước mắt hối lỗi muộn màng khi mẹ đã ra đi về bên kia cuộc đời.

3/ Các yếu tố miêu tả trong văn nghị luận xã hội

– Yếu tố miêu tả trong văn nghị luận là các chi tiết miêu tả tái hiện, liên tưởng, so sánh, nhân hóa… các sự vật hiện tượng trong cuộc sống.

– Đoạn văn nghị luận kết hợp yếu tố miêu tả:

– Ví dụ:

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] bàn về lòng yêu thương con người.

Bài làm

Có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó cũng chính là lòng yêu thương. Vậy lòng yêu thương là gì? Là sự quan tâm, ân cần, đồng cảm, sẻ chia về vật chất và tinh thần. Tình yêu thương là hơi ấm xua tan giá lạnh, là nghị lực giúp con người chống chọi mọi thăng trầm khắc nghiệt của cuộc sống, ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Để con người không chỉ sống mà còn hạnh phúc trong cuộc sống đó. Những vật vô tri, vô giác như đất, nước, cỏ còn biết sống yêu thương nhau: Đất biết tôn cao nhau để làm nên ngọn núi hiên ngang sừng sững, thách thức thời gian. Nước làm đầy nhau để tạo thành những đại dương mênh mông, lấy đi bao vực thẳm. Cỏ biết đan vào nhau tạo nên những thảo nguyên xanh ngút chân trời. Những loài động vật khác nhau còn có thể yêu thương nhau, huống chi là loài người chúng ta, cùng là nhân loại, cùng sống trên một hành tinh xanh. Có người nghĩ rằng chỉ cần anh ta trên cõi đời là đủ để sống. Xã hội ngày nay luôn bận rộn chạy theo guồng máy của công việc, chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình yêu thương giữa người với người bị đánh mất. Ở đâu đó, còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Tình yêu thương trong mỗi gia đình là tiếng ru ngọt ngào giúp mọi thành viên luôn muốn trở về mái ấm, xua tan đi những mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Tình yêu thương của thầy cô, bạn bè giúp chúng ta tự tin hơn, mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Và rồi biết bao những tấm lòng san sẻ tinh thần, vật chất và cả những việc làm dù là nhỏ nhoi để bao em nhỏ có được những trái tim lành lặn. Bao con người có những cặp lá yêu thương. Có những mùa hè xanh trải dọc khắp miền đất hình chữ S thân yêu này để bao mảnh đời bất hạnh được sưởi ấm. Thế nhưng đâu đó vẫn còn những con người máu lạnh, họ thờ ơ, vô cảm với mọi người, thậm chí là ghen ghét hận thù, cay nghiệt… Rồi kết cục, họ cũng chỉ như những hình nộm dù có lộng lẫy, sáng loáng nhưng vẫn vô hồn trống rỗng. Cuộc sống sẽ cho ta yêu thương và tình yêu thương nếu chúng ta viết và vẽ nên cuộc sống bằng tình yêu nhân loại. Cần lắm những tấm lòng dù có thể chỉ là để gió cuốn đi. Hãy luôn yêu thương và bạn sẽ nhận được sự yêu thương.

4/ Hạn định số dòng, số câu cho từng phần trong đoạn văn nghị luận xã hội

-Mở đoạn: 1-2 câu.

-Thân đoạn:

+ Giải thích: 3 dòng

+ Bàn luận: [quan trọng nhất] khoảng 18 dòng

+ Mở rộng vấn đề: khoảng 3 dòng

+Bài học nhận thức và hành động: 1-2 dòng

-Kết đoạn: 1-2 dòng

Bài 200 chữ có thể viết lên 250 chữ [tương đương 20 dòng].

5/ Luyện tập

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận [200-250 chữ] nêu ý kiến của mình về lời dạy của Bác.

Chú ý vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào đoạn văn.

Video liên quan

Chủ Đề