Phương pháp nhân giống nào không sử dụng ưu thế lai

  • Phương pháp nhân giống nào không sử dụng ưu thế lai
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1:Người ta dùng phương pháp nào để nhân giống ?

A. Thuần chủng

B. Nhóm

C. Lai giống

D. Cả A và C đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Cả A và C đúng

Giải thích: Tuỳ mục đích nhân giống mà người ta dùng phương pháp: Nhân giống thuần chủng hay lai giống – SGK trang 74

Câu 2:Lai kinh tế là phương pháp lại cho ra sản phẩm:

A. Tạo giống mới

B. Không làm giống

C. Thuần chủng

D. Tất cả đều sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Không làm giống.

Giải thích: Lai kinh tế là phương pháp lại cho ra sản phẩm: Không làm giống – SGK trang 75

Quảng cáo

Câu 3:Lai kinh tế phức tạp là lai……:

A. từ 2 giống trở lên

B. từ 3 giống trở lên

C. từ 4 giống trở lên

D. từ 5 giống trở lên

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. từ 3 giống trở lên

Giải thích:Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên – SGK trang 75

Câu 4: Các giống vật nuôi và thuỷ sản năng suất cao đều tạo ra từ:

A. Lai kinh tế

B. Lai phức hợp

C. Lai tổ hợp

D. Tất cả đều sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Lai tổ hợp

Giải thích: Các giống vật nuôi và thuỷ sản năng suất cao đều tạo ra từ: Lai tổ hợp – SGK trang 76

Câu 5: Trong các phép nhân giống sau, phép nhân giống nào là nhân giống thuần chủng ?

A. Lợn Đại bạch X Lơn ỉ

B. Lợn Móng cái X Móng cái.

C. Lợn Đại bạch X Lanđrat.

D. Lợn Đại bạch X Móng cái.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Lợn Móng cái X Móng cái.

Giải thích: Trong các phép nhân giống, phép nhân giống nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng cái X Móng cái

Câu 6:Mục đích của nhân giống thuần chủng là:

A. Phát triển về số lượng.

B. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống – SGK trang 74

Câu 7: Mục đích của lai giống là:

A. Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới.

B. Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con.

C. Đáp án A hoặc đáp án B

D. Đáp án A và đáp án B

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Đáp án A và đáp án B

Giải thích:Mục đích của lai giống là: Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới. Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con – SGK trang 75

Câu 8:Có mấy phương pháp lai giống tạp giao?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. 2

Giải thích:Có 2 phương pháp lai giống tạp giao là: Lai kinh tế và lai gây thành – SGK trang 75,76

Câu 9: Lai gây thành (lai tổ hợp) là phương pháp lai…:

A. Chỉ 1 giống.

B. Chỉ 2 giống.

C. Từ 2 giống trở lên.

D. Từ 3 giống trở lên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Từ 2 giống trở lên.

Giải thích:( Lai gây thành (lai tổ hợp) là phương pháp lai 2 hay nhiều giống – SGK trang 76

Câu 10:Cá chép Hung-ga-ri có đặc điểm:

A. To khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng thích nghi kém.

B. Thịt ngon, chịu được môi trường sống không thuận lợi.

C. Lớn nhanh, to, ngoại hình đẹp.

D. Không sinh sản đươc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. To khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng thích nghi kém.

Giải thích: Cá chép Hung-ga-ri có đặc điểm: To khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng thích nghi kém – SGK trang 76

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Lời giải chi tiết

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

- Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

- Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...)

Loigiaihay.com