Phương pháp giải nhanh hóa học hữu cơ lớp 11 năm 2024

Phân Dạng & Phương Pháp Giải Hóa Học 11 phần HỮU CƠ, trình bày chi tiết các dạng bài tập và cách giả nhanh là cơ sở để các em học sinh tham khảo, đối chiếu với kết quả mình làm,

Giới thiệu sách : Phân Dạng & Phương Pháp Giải Hóa Học 11 phần Hữu Cơ

Phân Dạng Và Phương Pháp Giải Hoá Học Lớp 11 Phần Hữu Cơ giới thiệu tới các em học sinh cách thức phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập hoá học vô cơ.

Sách gồm 6 chuyên đề:

Chuyên đề 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

Chuyên đề 5: HIĐROCACBON NO

Chuyên đề 6: HIĐROCACBON không NO

Chuyên đề 7: HIĐROCACBON THƠM

HIĐROCACBON THƠM NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Chương 8. DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL Chương 9. ANĐEHIT – XETON. AXIT CACBOXYLIC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hành Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM Trọng lượng 300 g Kích thước 16 x 24 cm Tác giả Đỗ Xuân Hưng Số trang 311 Ngày xuất bản 05/2014 SKU 8935092527604 Danh mục Lớp 11

Phân Loại Và Phương Pháp Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học Lớp 11, đồng tác giả Quách Văn Long và Hoàng Thị Thúy Hương biên soạn, sách phương pháp giải nhanh các dạng bài tập hóa học.

Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đã học và phương pháp giải nhanh dạng bài tập. Một bài toán nếu giải theo phương pháp thông thường phải mất khoảng 15 phút đến 20 phút, nếu biết cách giải nhanh thì cần khoảng 1 đến 2 phút.

Sử dụng phương pháp giải nhanh còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học môn hóa học ở trường phổ thông.

Để giúp học sinh nắm vững phương pháp giải nhanh từng dạng bài tập hóa học và đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Đại học - Cao đẳng, chúng tôi biên soạn bộ sách gồm 3 quyển:

Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố.

* Một số lưu ý cần nhớ:

Để làm được dạng bài tập này ta cần:

- Lập tỉ lệ mol của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ:

n C : n H : n O : n N =

\(\frac{{\% C}}{{12}} = \frac{{\% H}}{1} = \frac{{\% O}}{{16}} = \frac{{\% N}}{{14}}\)=\(\frac{{{m_C}}}{{12}} = \frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{{m_N}}}{{14}}\)

\=> CT ĐGN của hợp chất hữu cơ

- Đặt CTPT thành (CTĐGN)n

Biện luận giá trị của n => CTPT của hợp chất hữu cơ.

* Một số ví dụ điển hình

Câu 1: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :

  1. C6H14O2N.
  1. C3H7O2N.
  1. C3H7ON.
  1. C3H7ON2.

Câu 1

Ta có : \({{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\dfrac{1,68}{22,4}=0,075\,mol\Rightarrow {{m}_{C}}=0,9\,\,gam\Rightarrow %C=\dfrac{0,9}{2,225}.100=40,45%\)

Do đó : %O = (100 – 40,45 – 15,73 – 7,86)% = 35,96%.

\({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\dfrac{40,45}{12}:\dfrac{7,86}{1}:\dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14}=3,37:7,86:2,2475:1,124=3:7:2:1\)

Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N.

Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có :

(12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 => n < 1,12 => n =1

Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.

Đáp án B

Câu 2: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là :

  1. CHCl2.
  1. C2H2Cl4.
  1. C2H4Cl2.
  1. một kết quả khác.

Câu 2:

Ta có : \({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{Cl}}=\frac{14,28}{12}:\frac{1,19}{1}:\frac{84,53}{35,5}=1:1:2\)

công thức đơn giản nhất của Z là CHCl2.

Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n > 0).

Độ bất bão hòa của phân tử \(k=\frac{2n-3n+2}{2}=\frac{2-n}{2}\ge 0\) => n = 2

Vậy công thức phân tử của Z là : C2H2Cl4.

Đáp án B

Câu 3: Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là

  1. C5H11O2N.
  1. C10H22O4N2.
  1. C6H13O2N.
  1. C5H9O2N.

Câu 3:

Ta có : \({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{51,3}{12}:\frac{9,4}{1}:\frac{27,3}{16}:\frac{12}{14}=4,275:9,4:1,706:0,857=5:11:2:1\)

\=> công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2N

Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n

Theo giả thiết ta có :

(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29

\=>n = 1

Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.

Đáp án A

Quảng cáo

Phương pháp giải nhanh hóa học hữu cơ lớp 11 năm 2024

Dạng 2

Dựa vào quá trình phân tích định lượng để tìm ra công thức phân tử, công thức đơn giản nhất

* Một số lưu ý cần nhớ:

- Đặt công thức phân tử của hợp chất là CxHyOzNt . Lập sơ đồ chuyển hóa :

CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2

- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tìm số nguyên tử C, H, O, N… trong hợp chất, suy ra công thức của hợp chất CxHyOzNt

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{C(C{O_2})}}\\{n_{H({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{H({H_2}O)}}\\{n_{N({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{N({N_2})}}\\{n_{O({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} + {n_{O({O_2})}} = {n_{O(C{O_2})}} + {n_{O({H_2}O)}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \\y = \\z = \\t = \end{array} \right.\)

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

  1. C2H5NH2.
  1. C3H7NH2.
  1. CH3NH2.
  1. C4H9NH2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Bảo toàn nguyên tố C: \({{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,6}{44}=0,4\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố H: \(\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{12,6}{18}=1,4\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố O: \({{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,75\,\,mol\)

Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí \(\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,75.4=3\,\,mol\)

Do đó : \({{n}_{N\,(hchc)}}=2.(\frac{69,44}{22,4}-3)=0,2\,mol\,\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,4:1,4:0,2=2:7:1\)

Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2

Đáp án A

Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là :

  1. CO2Na.
  1. CO2Na2.
  1. C3O2Na.
  1. C2O2Na.

Hướng dẫn giải chi tiết:

nNa2CO3 = 0,03 mol; nCO2 = 0,03 mol

Vì đốt cháy X thu được CO2 và Na2CO3 => trong X chứa C, Na và O

Bảo toàn nguyên tố Na:

\({{n}_{Na\,(trong\,\,X)}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,06\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố C: \({{n}_{C\,(trong\,\,X)}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,03+0,03=0,06\,\,mol\)

\(\Rightarrow {{n}_{O\,(trong\,\,X)}}=\frac{4,02-0,06.23-0,06.12}{16}=0,12\,\,mol$${{n}_{C}}:{{n}_{Na}}:{{n}_{O}}=0,06:0,06:0,12=1:1:2\)

Vậy CTĐGN của X là : CNaO2.

Đáp án A

Ví dụ 3: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?

  1. 2
  1. 1
  1. 3
  1. 4

Hướng dẫn giải chi tiết:

Theo giả thiết ta có : MA = 29.2 = 58 gam/mol

Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H, có thể có hoặc không có O.

Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y 2x + 2), ta có :

12x + y + 16z = 58 z \(<\frac{58-1-12}{16}=2,8125\)

+ Nếu z = 0 12x + y = 58 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=4 \\ & y=10 \\ \end{align} \right.\) A là C4H10

+ Nếu z = 1 12x + y = 42 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=3 \\ & y=6 \\ \end{align} \right.\) A là C3H6O

+ Nếu z = 2 12x + y = 26 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=2 \\ & y=2 \\ \end{align} \right.\) A là C2H2O2

Đáp án C

Dạng 3

Biện luận tìm công thức phân tử hợp chất hữu cơ

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?

  1. C4H9ClO.
  1. C8H18Cl2O2.
  1. C12H27Cl3O3.
  1. Không xác định được.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n \( \in \) N*).

Độ bất bão hòa của phân tử \(k=\frac{8n-10n+2}{2}=\frac{2-2n}{2}=1-n\ge 0\) => n = 1

Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl

Đáp án A

Ví dụ 2: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 90. Công thức phân tử của X là