Phụ nữ sau sinh bao lâu thì hết máu hôi

Hết sản dịch lại ra máu tươi là hiện tượng làm nhiều mẹ sau sinh lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu bất thường? Cùng MarryBaby tìm hiểu để biết cách bảo vệ mình tốt hơn, mẹ nhé!

Trong quá trình hồi phục, mẹ sau sinh nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Với những mẹ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm khi gặp bất cứ vấn đề nào về việc ra máu sau sinh, hoặc sản dịch đều rất lo lắng.

Đặc biệt, hết sản dịch lại ra máu tươi là tình trạng làm rất nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Tình trạng này có phải dấu hiệu đáng lo hay chỉ là một phần rất bình thường trong quá trình phục hồi của cơ thể? Cùng MarryBaby tìm hiểu để giảm bớt nỗi lo trong lòng mình, mẹ nhé!

Sản dịch sau sinh như thế nào bình thường?

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, việc ra sản dịch sau sinh là điều không thể tránh. Sản dịch là dịch chảy ra từ âm đạo, bao gồm máu, mô bóc tách từ niêm mạc tử cung và vi khuẩn.

Trung bình, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài 2-4 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người. Chỉ một số ít phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng ra máu kéo dài 6 tuần. Miễn không xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng, đau tử cung, bạn không cần quá lo. Trong trường hợp sản dịch sau sinh kéo dài hơn 6 tuần, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Hết sản dịch lại ra máu tươi có nguy hiểm không còn tùy thuộc các triệu chứng kèm theo

Sản dịch trong những ngày đầu sau sinh thường có màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi như máu trong chu kỳ kinh nguyệt, với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bong hoạt tử. Đến khoảng ngày thứ 4 sau sinh, sản dịch sẽ lỏng hơn và có màu hồng nhạt.

Đến khoảng ngày thứ 10, nếu không có gì bất thường xảy ra, sản dịch chỉ còn là một lượng nhỏ dịch tiết có màu hơi vàng với thành phần chủ yếu là tế bào bạch cầu và niêm mạc tử cung. Trong 2 tuần tiếp theo, sản dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang trắng.

Lưu ý: Thời gian xuất hiện 3 loại sản dịch chỉ mang tính tương đối, có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Vì vậy, bạn không cần quá lo nếu thời gian xuất hiện sản dịch vàng ngắn hơn, hoặc dài hơn bình thường.

Xuất hiện những đốm máu đỏ tươi sau khi sản dịch đã nhạt đi có thể do nhiều nguyên nhân từ lòng tử cungm hay từ trong âm đạo, tuy nhên nếu lượng ra ít. Bạn không cần quá lo, chỉ cần cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi thêm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, thậm chí lượng máu ra ngày càng nhiều hơn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Kinh non sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hết sản dịch lại ra máu tươi. Ngay sau khi sản dịch kết thúc, những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể bị ra máu đỏ tươi.

Hết sản dịch lại ra máu tươi có thể do mẹ có kinh non

Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Những trường hợp bình thường, kinh non chỉ xuất hiện nửa ngày hoặc 1 ngày nhưng rất ít. Kinh non có thể kéo dài 3-5 ngày. Nếu tình trạng ra máu đỏ tươi kéo dài trên 8 ngày, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý một số trường hợp nhận biết sản dịch bất thường:

  • Sản dịch có mùi hôi, đi kèm với triệu chứng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.
  • Ra máu nhiều bất thường, máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu, ra ướt đẫm 2 băng vệ sinh/ 1 tiếng . Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, cần khẩn cấp đi đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay.
  • Sản dịch hết nhanh nhưng lại có cảm giác đau, chướng bụng có thể do tử cung có vấn đề.

Không phải tất cả trường hợp hết sản dịch lại ra máu tươi đều cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu đi kèm cũng như biểu hiện của cơ thể. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường giúp cơ thể đào thải chất dịch ra ngoài, làm sạch tử cung. Tuy nhiên, điều mà nhiều phụ nữ lo lắng là sau bao lâu thì hết sản dịch, nếu sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch thì có nguy hiểm không, phải làm sao để nhanh hết sản dịch,… Mỗi sản phụ cần tìm hiểu về vấn đề này để chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất, đồng thời phát hiện sớm bất thường để đi khám và được điều trị kịp thời.

1. Sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch có nguy hiểm không?

1.1. Sản dịch sau sinh là hiện tượng như thế nào?

Hiện tượng sản dịch xảy ra cả ở sản phụ sinh thường và sản phụ sinh mổ. Sản dịch bao gồm những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, những cục máu đông nhỏ từ nơi bám nhau, một phần nước ối sót lại và những dịch tiết từ vết thương ở tử cung, âm đạo xảy ra trong quá trình sinh nở của người mẹ.

Hiện tượng sản dịch xảy ra cả ở sản phụ sinh thường và sản phụ sinh mổ

Khi em bé được sinh ra, nhau sẽ thoát ra ngoài và đồng thời tử cung của mẹ sẽ co lại giúp hạn chế tình trạng mất máu sau sinh. Nhưng sau đó, tình trạng co bóp của tử cung sẽ giảm dần đi và mỗi ngày sự co bóp nhẹ nhàng của tử cung sẽ giúp đào thải dần sản dịch từ tử cung và âm đạo ra bên ngoài.

Một số đặc điểm của sản dịch:

  • Trong vài ngày đầu, màu của sản dịch thường là màu đỏ đậm, có thể nhìn thấy những cục máu đông nhỏ và lượng sản dịch cũng sẽ ra khá nhiều. Khi đi lại và vận động thì lượng sản dịch sẽ càng ra nhiều hơn.

  • Mùi của sản dịch tanh nồng giống như thời kỳ kinh nguyệt, không có mùi hôi.

  • Sau 1 tuần: Màu của sản dịch thường nhạt hơn, vẫn xuất hiện những cục máu đông.

  • Sau 3 tuần: Sản dịch sẽ không có máu nữa mà chỉ có màu trắng hoặc trong, đồng thời nhưng cơn co bóp tử cung cũng ít dần.

  • Sau 6 tuần: Có thể xuất hiện dịch màu nâu, hồng hoặc trắng vàng nhưng với lượng nhỏ và không thường xuyên. Đây là gần như là lượng sản dịch cuối cùng còn lại trong cơ thể.

1.2. Sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch có đáng lo ngại không?

Những sản phụ sinh mổ thì sản dịch có thể hết nhanh hơn so với những sản phụ sinh thường. Nguyên nhân là vì khi mổ lấy thai, các bác sĩ sẽ tiến hành bóc sạch lớp nhau thai bám vào nội mạc tử cung. Tuy nhiên, lượng sản dịch nhiều hay ít, quá trình bài tiết nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, mức độ vận động của sản phụ và chế độ chăm sóc đối với sản phụ. Thời gian kéo dài sản dịch trung bình khoảng 20 ngày, cũng có những trường hợp lên tới 40 - 45 ngày.

Thời gian kéo dài sản dịch trung bình khoảng 20 ngày, cũng có những trường hợp lên tới 40 - 45 ngày

Đối với thắc mắc: “Sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch có đáng lo ngại không”, các chuyên gia giải đáp như sau:

Nếu tình trạng sản dịch không có bất thường: Nghĩa là sản dịch có xu hướng giảm dần, không có mùi lạ, vùng chậu của sản phụ không bị đau, cơ thể sản phụ hoàn toàn khỏe mạnh, không bị sốt,… thì sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch là tình trạng không đáng ngại. Sản phụ chỉ cần tiếp tục theo dõi cơ thể.

Nếu đau vùng chậu sau sinh, sản dịch có mùi hôi thì cần đi khám sớm

Nếu sản dịch có hiện tượng bất thường, chẳng hạn như lượng sản dịch không những không giảm mà còn ngày càng tăng lên, sản dịch có mùi hôi [có thể là do nhiễm trùng tử cung hay nhiễm trùng tầng sinh môn], kèm theo đó là tình trạng đau nhức vùng chậu hoặc kèm theo sốt,… Nếu xuất hiện những triệu chứng này, sản phụ cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Những phương pháp giúp nhanh hết sản dịch sau sinh

Tình trạng sản dịch sau sinh khiến cho nhiều chị em luôn cảm thấy bất tiện và khó chịu. Dưới đây là một số cách để giúp nhanh đào thải sản dịch ra khỏi cơ thể:

- Vận động nhẹ nhàng chính là cách giúp sản phụ lưu thông máu, giúp tử cung co bóp tốt hơn và nhanh chóng đẩy hết sản dịch ra bên ngoài cơ thể.

- Cho bé bú thường xuyên cũng là một cách giúp tử cung co bóp hiệu quả và từ đó, sản dịch nhanh bị đào thải hơn.

Cho bé bú thường xuyên giúp tử cung co bóp hiệu quả và đào thải sản dịch nhanh hơn

- Bên cạnh đó, một số chị em đã áp dụng các phương pháp dân gian như uống chè vằng, ăn canh rau ngót, canh trứng đậu phụ,… để giúp đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

3. Một số hướng dẫn chăm sóc sản phụ sau sinh

Sau sinh, cơ thể người mẹ còn yếu và cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt để mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời tránh nguy cơ bị bế sản dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, sản phụ cần lưu ý những điều sau:

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Như đã nói ở phía trên, sau sinh chị em sẽ gặp phải tình trạng tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể trong khoảng 4 đến 6 tuần. Ở giai đoạn này, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng kín.

Chính vì thế, mỗi sản phụ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm và sau đó lau khô, sau đó thay băng vệ sinh, khoảng 3 tiếng nên thay một lần. Sản phụ cũng có thể dùng dung dịch vệ sinh pha loãng để vệ sinh vùng kín. Trong trường hợp, sản phụ muốn tắm gối thì cần dùng nước ấm và nên tắm trong phòng kín, chỉ nên tắm nhanh, không nên tắm quá lâu, quá kỹ vì lúc này cơ thể còn yếu.

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Lúc này, sản phụ cần được bổ sung nhiều đạm và canxi trong bữa ăn mỗi ngày và cần được nghỉ ngơi, tránh làm những việc nặng. Có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc sau sinh thường 2 tuần vẫn ra sản dịch có đáng lo ngại không, cách làm giúp nhanh hết sản dịch và đồng thời là những lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mong muốn đồng hành cũng mẹ từ giai đoạn thai kỳ đến khi sinh em bé. Chúng tôi tự tin rằng chất lượng dịch vụ hoàn hảo của MEDLATEC sẽ làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Để được giải đáp thắc mắc, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề