Phân tích đánh giá chính sách kinh tế xã hội năm 2024

1. Phân tích sự cần thiết của chính sách kinh tế Điều đầu tiên là xác định chính xác vấn đề chính sách là cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp, tạo cơ sở thu thập thông tin cho quá trình phân tích vấn đề chính sách. Để làm rõ được vấn đề việc quan trọng nhất là giải thích được nguyên nhân của vấn đề, xác định được ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội nói chung và từng chủ thể nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước: tạo lập môi trường, khắc phục các khuyết tật của thị trường; định hướng, điều tiết và kiểm tra, kiểm soát.

2. Xây dựng khung khổ phân tích văn bản chính sách kinh tế Để phân tích một chính sách cụ thể, cần phải xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn về chính sách đó.

Các điều kiện thực hiện chính sách là phải có đủ các nguồn lực như: vốn, nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ; khả năng tổ chức thực hiện; điều kiện về trình độ dân trí... Mỗi chính sách đòi hỏi những điều kiện thực hiện khác nhau. Người phân tích chính sách cần luận bàn kỹ những điều kiện thực hiện một loại chính sách cụ thể.

Phân tích văn bản chính sách còn phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn. Cơ sở này cần được khái quát từ thực tiễn hoạch định và thực thi chính sách trong giai đoạn trước hoặc từ kinh nghiệm của quốc gia, địa phương khác. Sử dụng lý thuyết về chính sách để xem xét trong thực tiễn, mục tiêu, quan điểm và giải pháp chính sách được hoạch định và thực thi như thế nào, kinh nghiệm nào cần được học tập, tiếp thu.

3. Phân tích mục tiêu của văn bản chính sách kinh tế Người phân tích văn bản chính sách sẽ sử dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để phân tích một chính sách cụ thể. Các chính sách thường có nhiều loại mục tiêu. Các mục tiêu của chính sách có thế được phân loại:

- Mục tiêu kinh tế: mục tiêu chính sách cần đạt được về phương diện kinh tế, được thể hiện bằng lợi ích kinh tế mà một chính sách có thể đem lại cho các chủ thể kinh tế - xã hội.

  • Mục tiêu xã hội: là mục tiêu mà chính sách phải đạt được hoặc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như đáp ứng được nhu cầu về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như y tế, văn hóa, giáo dục. - Mục tiêu tổng quát: là mục tiêu chung nhất, khi thực hiện được sẽ tạo tiền đề thực hiện hoặc giải quyết được các mục tiêu cụ thể khác.

- Mục tiêu công cụ: là những điều kiện cần phải đạt được để phải thực hiện mục tiêu tổng quát của chính sách các mục tiêu công cụ là những ràng buộc đối với chính sách, là các yếu tố cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu tổng quát của chính sách được thực hiện thành công.

Quá trình phân tích mục tiêu của chính sách bao gồm những bước sau:

- Dựa vào cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để phân tích mục tiêu của chính sách_. -_ Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách và các điều kiện thực hiện mục tiêu của chính sách_. -_ Lựa chọn và kiến nghị những mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn. 4. Phân tích giải pháp của chính sách kinh tế Có ba phương pháp cơ bản trong phân tích giải pháp chính sách: - Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí truyền thống: tất cả ảnh hưởng của chính sách đều được đo lường bằng hiệu quả kinh tế. Những ảnh hưởng tích cực của chính sách được gọi là lợi ích; những ảnh hưởng gây tổn thất nguồn lực của chính sách được gọi là chi phí. - Phân tích định tính lợi ích - chi phí: là phương pháp phân tích giải pháp chính sách khi chính sách chỉ có các mục tiêu kinh tế nhưng những ảnh hưởng của nó khó đo lường được. - Phân tích lợi ích - chi phí sửa đổi: là phương pháp phân tích giải pháp chính sách trong trường hợp: Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách còn có một mục tiêu xã hội; các ảnh hưởng chính sách đều có thể lượng hóa được; các ảnh hưởng chính sách đều tiền tệ hóa được.

Phân tích giải pháp được tiến hành theo bốn bước:

- Lựa chọn tiêu chí đánh giá: (i) Số lượng các tiêu chí đánh giá cần được xác định hợp lý (ii) Hệ thống các tiêu chí cần mang tính khả thi, có thể sử dụng đo lường được trong thực tế (iii) Hệ thống các tiêu chí phải đo lường được những tác động quan trọng của giải pháp chính sách (iv) Kết hợp các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng vì môi loại tiêu chí có ưu điểm và nhược điểm riêng. - Xác định các phương án chính sách: (i) Những giải pháp truyền; (ii) Những giải pháp chính sách mang tính lý thuyết; (iii) Những đề xuất chính sách của các nhà khoa học và những nhà hoạt động thực tiễn. - Đánh gíá các phương án chính sách: Thứ nhất , không nên hy vọng sẽ tìm thấy một hệ giải pháp chính sách hoàn hảo. Phân tích chính sách cần phải đương đầu với những vấn đề mang tính tổng hợp, đa mục tiêu Thứ hai , ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp phụ thuộc chủ yếu vào những điều kiện cụ thể. Thứ ba , không nên xây dựng hệ giải pháp chính sách “vạn năng”

Thứ ba , người phân tích chính sách phải đưa ra một cách rõ ràng tập hợp những hành động mà người sử dụng kết quả phân tích chính sách sẽ phải thực hiện. Đưa chính sách vào thực tế thông qua các kênh, các hình thức nào? Kiểm tra việc thực hiện chính sách như thế nào? Những yếu tố nào có thể gây cản trở đối với quá trình thực thi chính sách và cách thức vượt qua những cản trở đó để đạt tới mục tiêu?

LIÊN HỆ THỰC TẾ.

Trên thực tế chúng ta thấy rằng chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều có mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự hài hoà, đồng thuận giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội đảm bảo cho phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững nhưng không làm ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, không dẫn đến sự gia tăng quá lớn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, không làm mất ổn định xã hội, không gây xáo trộn và huỷ hoại môi trường sinh thái, không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thế hệ mai sau.“Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực cho phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn”

Thực tiễn đã chứng minh là tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội. Bởi vì, sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật cung – cầu; quy luật cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư... đã làm cho các chính sách kinh tế không thể chứa đựng được hết các vần đề xã hội vốn rất phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách cho tăng trưởng kinh tế cần có các chính sách, chương trình xã hội riêng để giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể nổi lên trong từng thời kỳ nhất định do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường. Các chính sách và chương trình xã hội phải được thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với các chính sách kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển. Đó là một tất yếu mà chúng ta cần phải tuân thủ trong lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Một chính sách xã hội nếu không tính đến khả năng của nền kinh tế hoặc không quan tâm đến lợi ích kinh tế có khi lại trở thành “vật cản” cho sự tăng trưởng kinh tế. Một chính sách kinh tế không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội sẽ không phát huy được hiệu quả kinh tế. Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu: Chính sách xã hôi phải được đặ t ngang tầm với chínḥ sách kinh tế và thực hiên đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ ̣ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn.