Nước ta có bao nhiêu tỉnh có chung đường biên giới với Lào?

Các cặp cửa khẩu được hai Bên xác nhận đã mở trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào gồm có: 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ.

  1. Cửa khẩu quốc tế:

TT

Tên cửa khẩu Việt Nam [tên tỉnh]

Tên cửa khẩu Lào [tên tỉnh]

1.  

Tây Trang [Điện Biên]

Pang Hốc [Phông Sa Lỳ]

2.  

Na Mèo [Thanh Hóa]

Nậm Sôi [Hủa Phăn]

3.  

Nậm Cắn [Nghệ An]

Nậm Cắn [Xiêng Khoảng]

4.  

Cầu Treo [Hà Tĩnh]

Nậm Phao [Bo Ly Khăm Xay]

5.  

Cha Lo [Quảng Bình]

Na Phậu [Khăm Muồn]

6.  

Lao Bảo [Quảng Trị]

Đen Sạ Vẳn [Sạ Vẳn Nạ Khệt]

7.  

La Lay [Quảng Trị]

La Lay [Sả Lạ Văn]

8.  

Bờ Y [Kon Tum]

Phu Cưa [Ắt Tạ Pư]

  1. Cửa khẩu chính:

TT

Tên cửa khẩu Việt Nam [tên tỉnh]

Tên cửa khẩu Lào [tên tỉnh]

1.  

Huổi Puốc [Điện Biên]

Na Son [Luông Pha Băng]

2.  

Chiềng Khương [Sơn La]

Bản Đán [Hủa Phăn]

3.  

Lóng Sập [Sơn La]

Pa Háng [Hủa Phăn]

4.  

Tén Tần [Thanh Hóa]

Xổm Vẳng [Hủa Phăn]

5.  

Hồng Vân [Thừa Thiên Huế]

Cô Tài [Sả Lạ Văn]

6.  

A Đớt [Thừa Thiên Huế]

Tà Vàng [Xê Kông]

7.  

Nam Giang [Quảng Nam]

Đắc Ta Oọc [Xê Kông]

 

iii. Cửa khẩu phụ:

TT

Tên cửa khẩu Việt Nam [tên tỉnh]

Tên cửa khẩu Lào [tên tỉnh]

1.  

Si Pa Phìn [Điện Biên]

Huội La [Phông Xa Lỳ]

2.  

Nậm Lạnh [Sơn La]

Mường Pợ [Hủa Phăn]

3.  

Nà Cài [Sơn La]

Sốp Đụng [Hủa Phăn]

4.  

Khẹo [Thanh Hóa]

Tha Lấu [Hủa Phăn]

5.  

Thông Thụ [Nghệ An]

Nậm Tạy [Hủa Phăn]

6.  

Tam Hợp [Nghệ An]

Thoong My Xay [Bo Ly Khăm Xay]

7.  

Cao Vều [Nghệ An]

Thoong Phị La [Bo Ly Khăm Xay]

8.  

Thanh Thuỷ [Nghệ An]

Nậm On [Bo Ly Khăm Xay]

9.  

Sơn Hồng [Hà Tĩnh]

Nậm Xắc [Bo Ly Khăm Xay]

10.     

Kim Quang [Hà Tĩnh]

Ma La Đốc [Khăm Muồn]

11.     

Cà Ròong [Quảng Bình]

Noỏng Mạ [Khăm Muồn]

12.     

Tà Rùng [Quảng Trị]

La Cồ [Sạ Vẳn Nạ Khệt]

13.     

Bản Cheng [Quảng Trị]

Bản Mày [Sạ Vẳn Nạ Khệt]

14.     

Thanh [Quảng Trị]

Đen Vi Lay [Sạ Vẳn Nạ Khệt]

15.     

Cóc [Quảng Trị]

A Xóc [Sả Lạ Văn]

16.     

Tây Giang [Quảng Nam]

Kà Lừm [Xê Kông]

17.     

Đắk BLô [Kon Tum]

Đắk Bar [Xê Kông]

18.     

Đắk Long [Kon Tum]

Văng Tắt [Ắt Tạ Pư]

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh của nhau, có lịch sử văn hoá phát triển lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận phải chiến đấu chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử.

Đội tuần tra chung biên giới Việt Nam và Lào tiến hành tuần tra chung.

Hai nước có chung đường biên giới với tổng chiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ăt-tạ-pư. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc [Điện Biên], kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia [Kon Tum]. Phía Việt Nam có 153 xã, 36 huyện biên giới, 94 đồn biên phòng.

Vùng biên giới Việt Nam - Lào là một vùng hoàn toàn đồi núi. Ở phía Bắc, vùng này đ­ược tạo thành bởi những đỉnh núi độ cao trung bình 1.500 - 1.800 m. Nhiều sông suối chảy qua những thung lũng cắt ngang tạo ra một quang cảnh chia cắt. Vùng địa lý tiếp theo về phía Nam tạo ra một vùng khó qua lại của dải Trường Sơn, có những núi cao 2.000 m. Đoạn cuối của biên giới Việt - Lào thấp dần. Toàn vùng biên giới chịu sự chi phối của gió mùa điển hình ở Đông Nam á,  nên biên giới miền Trung khắc nghiệt vào mùa hè. Đ­ường sá và vận tải chủ yếu nối liền các khu trung tâm của Việt Nam với trung tâm các tỉnh của Lào, nh­ư đường quốc lộ 7, 8,  9, còn các đ­ường khác giao l­ưu qua lại rất ít. 

Dân cư­ sinh sống ở khu vực biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số. Sự phân bố dân cư các xã biên giới Việt Lào mang tính đặc thù của vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, phức tạp và hiểm trở. Nhìn chung, cư dân dọc tuyến rất thư­a, chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị xã và ven đ­ường quốc lộ.

Các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới biên giới Việt - Lào sinh sống ở các vùng núi cao từ lâu đời, có nhiều quan hệ gắn bó với nhau và với đồng bào Kinh tạo thành một cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng bào các dân tộc hai bên biên giới có quan hệ dòng họ với nhau từ lâu. Tính đa dạng về sắc tộc và mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm cộng đồng dân tộc đã tạo cho khu vực biên giới có nền văn hoá đa dạng và là những điều kiện để phát triển khu vực biên giới hợp tác và hữu nghị đặc biệt.

Sản xuất của cư­ dân dọc tuyến biên giới mang tính chất phân tán, tự cung, tự cấp, tự sản, tự tiêu, có rất ít sản phẩm trở thành hàng hóa. Do điều kiện kinh tế và xã hội thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao, tôn giáo có chiều h­ướng phát triển và diễn biến phức tạp.

Biên giới Việt - Lào đã hình thành từ thế kỷ XIV, nh­ưng chỉ giới hạn ở vùng biên giới, ch­ưa được xác định thành đ­ường biên giới. Tr­ước năm 1945, Việt Nam và Lào đều là xứ bảo hộ nằm trong Đông D­ương thuộc Pháp, ranh giới giữa xứ Ai Lao và các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ là ranh giới hành chính. Vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia ch­ưa được đặt ra.

Sau khi giành đ­ược độc lập, Việt Nam và Lào đều trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ranh giới hành chính trước đây đương nhiên trở thành biên giới thực tế giữa hai n­ước, đ­ược chính quyền và nhân dân hai bên thừa nhận và tôn trọng. Do cả hai n­ước đều phải dựa vào nhau, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; cả Đông D­ương là một chiến trường nên hai nước đều chưa đặt ra vấn đề quản lý biên giới lãnh thổ.

Sau năm 1975, vấn đề biên giới không những có điều kiện giải quyết mà còn là yêu cầu chung của hai n­ước. Hai Bộ Chính trị đã họp tại Hồ Tây [Hà Nội] tháng 2/1976 để cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước và ngày 18/7/1977 hai n­ước ký Hiệp ước hoạch định biên giới.

Để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc quản lý biên giới, xây dựng biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai n­ước góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng c­ường đoàn kết và tạo thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới, ngày 1/3/1990 hai n­ước ký Hiệp định về quy chế biên giới. Thi hành hiệp định đó, hàng năm hai bên có các cuộc họp về biên giới giữa hai n­ước với sự có mặt của các Bộ, ngành có liên quan và các tỉnh biên giới của hai n­ước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định về Quy chế biên giới.

Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố có đường biên giới chung với Campuchia?

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và đông bắc-tây nam, đi qua biên 9 tỉnh của Campuchia [là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot], và 10 tỉnh của Việt Nam [là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, ...

Nước ta có bao nhiêu tính chung đường biên giới với Trung Quốc?

Đường biên giới tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.

Nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp Trung Quốc Lào Campuchia?

Việt Nam có 25 tỉnh có biên giới trên đất liền với Lào, Campuchia và Trung Quốc nhưng thường mỗi tỉnh tiếp giáp với một quốc gia.

Việt Nam có chung đường biên giới với bao nhiêu nước?

Về tình hình biên giới với các nước láng giềng, Việt Nam có biên giới trên đất liền với 03 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, đi qua 25 tỉnh, trong đó có hơn 2.337 km đường biên giới với Lào, khoảng 1.137 km đường biên giới với Campuchia và 1.449 km đường biên giới với Trung Quốc.

Chủ Đề