Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

– Cá cơm mua về rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo. Mùa cá cơm ngon và tươi từ tháng 10 – 12 hàng năm.

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

2Cách làm nước mắm

– Rửa sạch hũ đựng. Nhớ dùng hũ có vòi ở phía dưới để lấy nước bổi.

– Công thức ướp cá theo tỉ lệ chuẩn nhất là 4:1 (4 cá: 1 muối), hỗn hợp cá muối lúc này gọi là chượp.

– Lần lượt 1 lớp muối rải đáy hũ tới 1 lớp cá, làm như vậy cho đến hết số cá và muối. Đậy 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rải thêm 1 lớp muối lên trên, vừa làm sức nén vừa tạo môi trường ép hết khí ra ngoài. Đậy kín nắp hũ, phơi nắng.

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

– Với 4kg cá thì khoảng 10 tháng là có thể dùng mắm được. Thời gian ủ chượp càng lâu thì nước mắm càng ngon vì lúc đó cá đã thủy phân trọn vẹn. Muốn cá mau thủy phân, cứ nửa tháng bạn mở nắp, dùng đũa sạch khuấy đều mắm lên.

– Nếu hũ thủy tinh không có vòi thì sau khoảng 10 tháng, đổ phần cá vào hủ nhựa trong có vòi, mở vòi và dùng chai hứng ngay dưới vòi để cho chảy nước mắm ra.

– Lúc đầu màu mắm hơi đục, đem đổ phần mắm đục vào lại trong hũ để lọc lại, nước mắm chảy từ từ có màu cánh gián là nước mắm nhỉ. Nhớ đậy kín kẻo gia đình nhà ruồi tới nhé.

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

– Mắm lọc xong phơi thêm vài nắng là có thể thưởng thức rồi.

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

Thành phẩm

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

Nước mắm truyền thống thường sẽ có màu vàng đỏ đẹp mắt, mùi thơm, không nồng. Có vị mặn vừa miệng và hậu ngọt tự nhiên. Sau một thời gian mắm sẽ có màu sậm hơn, vì trong mắm có đạm từ cá thật. Các bạn hãy thử cách làm nước mắm ngon đậm đà theo bài viết trên nhé. Chúc các bạn thành công.

Cụ thể, theo phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN&PTNT, tại các cơ sở được thanh tra, nguyên liệu dùng trong sản xuất nước mắm gồm dịch bột ngọt của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam (dung dịch có tính axit, công bố dưới dạng phụ gia thực phẩm) hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá (nước đầu của việc ủ cá với muối).

Các nguyên liệu này sau khi xử lý được cho chạy qua xác cá ủ chượp (đã loại thải sau khi thu hoạch nước mắm truyền thống). Cuối cùng cho ra các sản phẩm nước mắm bán thành phẩm có độ đạm khác nhau tùy theo việc cô đặc và phụ gia chế biến (có mùi vị của nước mắm).

Nước mắm làm cách nào để bay hóa chất không năm 2024

Lực lượng chức năng đã phát hiện một số công ty sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp để làm mắm

Nước mắm bán thành phẩm được bán cho các cơ sở sản xuất nước mắm có quy mô lớn, nhỏ khác nhau để tiếp tục sử dụng các chất điều vị, mùi, màu hoặc tiếp tục xử lý, cô đặc thành các sản phẩm nước mắm có giá trị khác nhau đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nguyên liệu Soda công nghiệp (chuyên dùng cho sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh) được sử dụng để khử axit trong dịch bột ngọt. Theo hồ sơ công bố của thanh tra Bộ NN&PTNT, dịch bột ngọt có tính axit (pH từ 3 – 4), giá rất thấp, tính cả chi phí vận chuyển chỉ có 500 đồng/lít.

Theo quy trình khử chua, doanh nghiệp đưa khoảng 17.000 lít hỗn hợp gồm 95% dịch bột ngọt, 5% dịch nước tôm và 120kg Na2CO3 (Soda công nghiệp) để trung hòa axit trong dịch bột ngọt, đun bằng hơi nước trong thời gian 40 – 50 giờ, sau đó dung dịch thu được 800 lít nồng độ đạm đạt 25 – 35oN và 700 lít muối.

Sau đó, doanh nghiệp sử dụng 800 lít này cho đi qua cá đã ủ chượp (chủ yếu là xác cá) hoặc bán luôn cho cơ sở sản xuất nước mắm. Bán dịch nước mắm này (còn gọi là nước hoa cà) với giá 7.000 – 9.000 đồng/lít.

Nguyên liệu nước bột ngọt Vedan (nước bột ngọt) là phụ phẩm của quá trình sản xuất bột ngọt của Công ty. Được sản xuất ra ở công đoạn sau kết tinh Acid Glutamic, hóa chất HCl được cho thêm vào để hỗ trợ chế biến. Qua 3 lần tách Acid Glutamich sẽ thu được sản phẩm nước bột ngọt gồm thành phần chính là MSG – Monosodium Glutamte (khoảng 2%), muối NaCl (khoảng 8%), còn lại là nước.

Thanh tra Bộ NN&PTNT đã ban hành 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt số tiền 782 triệu đồng với 4 công ty.

Theo đánh giá của phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN&PTNT, việc phát hiện một số công ty sử dụng dịch bột ngọt, nước dịch tôm, cá và cacbonat (Na2CO3) là hóa chất công nghiệp để sản xuất và chế biến nước mắm là hết sức nghiêm trọng, vi phạm về an toàn thực phẩm.